Ipilimumab
Ipilimumab (tên thương mại Yervoy) là một kháng thể đơn dòng hoạt động để kích hoạt hệ thống miễn dịch bằng cách nhắm vào CTLA-4, một thụ thể protein điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
Kháng thể đơn dòng | |
---|---|
Loại | Toàn bộ kháng thể |
Nguồn | Người |
Mục tiêu | CTLA-4 |
Dữ liệu lâm sàng | |
Phát âm | i pi lim′ ue mab |
Tên thương mại | Yervoy |
Đồng nghĩa | BMS-734016,[1] MDX-010,[2] MDX-101 |
AHFS/Drugs.com | Thông tin thuốc cho người dùng |
MedlinePlus | a611023 |
Giấy phép |
|
Danh mục cho thai kỳ |
|
Dược đồ sử dụng | IV |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý |
|
Các định danh | |
Số đăng ký CAS | |
ChemSpider |
|
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C6742H9972N1732O2004S40 |
Khối lượng phân tử | 148634.914 g/mol |
(what is this?) (kiểm chứng) |
Các Tế bào lympho T gây độc tế bào (CTL) có thể nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, một cơ chế ức chế làm gián đoạn sự hủy diệt này.[3] Ipilimumab tắt cơ chế ức chế này và cho phép các CTL hoạt động.[3][4]
Ipilimumab đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận vào năm 2011 để điều trị ung thư hắc tố, một dạng ung thư da.[5][6] Nó đang trải qua thử nghiệm lâm sàng để điều trị ung thư biểu mô phổi tế bào không nhỏ (NSCLC), ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC),[7] ung thư bàng quang[8] và ung thư tuyến tiền liệt di kháng hormone và di căn.[9]
Khái niệm sử dụng kháng thể kháng CTLA4 để điều trị ung thư lần đầu tiên được phát triển bởi James P. Allison trong khi ông là giám đốc của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Ung thư tại Đại học California, Berkeley.[10][11] Phát triển lâm sàng chống CTLA4 được khởi xướng bởi Medarex, sau đó được mua lại bởi Bristol-Myers Squibb. Tính đến năm 2013, chi phí là 120.000 đô la cho một đợt điều trị.[12] Nhờ nghiên cứu của ông trong việc phát triển ipilimumab, Allison đã được trao giải Lasker vào năm 2015.[13] Allison sau đó là người đồng đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa 2018.[14]
Tham khảo
sửa- ^ “Yervoy, ipilimumab (BMS-734016) - Product Profile - BioCentury”. BioCentury Online Intelligence. BioCentury Publications. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2016.
- ^ USAN. “STATEMENT ON A NONPROPRIETARY NAME ADOPTED BY THE USAN COUNCIL - ipilimumab” (Thông cáo báo chí). American Medical Association (AMA). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013.
- ^ a b Syn, Nicholas L; Teng, Michele W L; Mok, Tony S K; Soo, Ross A. “De-novo and acquired resistance to immune checkpoint targeting”. The Lancet Oncology (bằng tiếng Anh). 18 (12): e731–e741. doi:10.1016/s1470-2045(17)30607-1.
- ^ Antoni Ribas (ngày 28 tháng 6 năm 2012). “Tumor immunotherapy directed at PD-1”. New England Journal of Medicine. 366 (26): 2517–9. doi:10.1056/nejme1205943. PMID 22658126.
- ^ Lacroix, Marc (2014). Targeted Therapies in Cancer. Hauppauge, NY: Nova Sciences Publishers. ISBN 978-1-63321-687-7. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ Pollack, Andrew (ngày 29 tháng 5 năm 2015). “New Class of Drugs Shows More Promise in Treating Cancer”. New York Times. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
- ^ Clinical trial number NCT00527735 at ClinicalTrials.gov Phase II Study for Previously Untreated Subjects With Non Small Cell Lung Cancer (NSCLC) or Small Cell Lung Cancer (SCLC)
- ^ First-Line Gemcitabine, Cisplatin + Ipilimumab for Metastatic Urothelial CarcinomaClinical trial number NCT01524991 at ClinicalTrials.gov
- ^ Clinical trial number NCT00323882 at ClinicalTrials.gov Phase I/II Study of MDX-010 in Patients With Metastatic Hormone-Refractory Prostate Cancer (MDX010-21) (COMPLETED)
- ^ Leach DR, Krummel MF, Allison JP (1996). “Enhancement of antitumor immunity by CTLA-4 blockade”. Science. 271: 1734–6. doi:10.1126/science.271.5256.1734. PMID 8596936.
- ^ “The Story of Yervoy (Ipilimumab)”.
- ^ Couzin-Frankel, Jennifer (ngày 20 tháng 12 năm 2013). “Breakthrough of the Year: Cancer Immunotherapy”. Science. 342 (6165): 1432–1433. doi:10.1126/science.342.6165.1432. PMID 24357284.
- ^ Lasker Foundation. “Deep brain stimulation for Parkinson's disease”. The Lasker Foundation.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.