Indi(III) sulfat
Inđi(III) sunfat (công thức hóa học: In2(SO4)3) là một hợp chất vô cơ, muối sunfat của kim loại inđi. Đây là một sesquisunfat, có nghĩa là nhóm sunfat gấp 3/2 lần so với kim loại. Nó có thể được hình thành bởi phản ứng của inđi, oxit của nó, hoặc cacbonat của nó với axit sunfuric. Yếu tố quyết định là sự dư thừa axit mạnh, nếu không thì các muối kiềm không hòa tan được hình thành.[3] Hợp chất inđi(III) sunfat có thể tồn tại ở nhiều dạng, dạng khan hoặc có dạng pentahydrat [4] hoặc nonahydrat. Inđi(III) sunfat được sử dụng trong sản xuất các chất có trong inđi. Hợp chất này cũng có thể được tìm thấy trong các muối kiềm, muối axit hoặc muối kép bao gồm phèn inđi.
Inđi(III) sunfat | |
---|---|
Tên khác | Inđi sesquisunfat |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Số RTECS | NL1925000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | In2(SO4)3 |
Khối lượng mol | 517,8268 g/mol |
Bề ngoài | bột trắng-xám không mùi, hút ẩm, tinh thể monoclinic |
Khối lượng riêng | 3,44 g/cm3, rắn |
Điểm nóng chảy | 600 °C (873 K; 1.112 °F)[1] |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 53,92 g/100 mL ở 20 °C[2] |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Sử dụng
sửaInđi(III) sunfat là một hóa chất thương mại có sẵn. Nó có thể được sử dụng để mạ kim loại inđi,[5] đóng vai trò chất làm cứng trong mạ vàng[6] hoặc để chế tạo các chất indi khác như đồng inđi selenide. Nó đã được bán như một chất bổ sung sức khoẻ, mặc dù không có bằng chứng về lợi ích cho con người, và hợp chất này mang tính độc hại.[7]
Tham khảo
sửa- ^ Perry D, Phillips S (1995) Handbook of Inorganic Compounds: Version 2.0, An Electronic Database, CRC Press ISBN 0-8493-8671-3
- ^ Indium Sulfate. Product Data Sheet Indium Cooperation
- ^ Hester, Ronald E.; Plane, Robert A.; Walrafen, George E. (1963). “Raman Spectra of Aqueous Solutions of Indium Sulfate, Nitrate, and Perchlorate”. The Journal of Chemical Physics. 38 (1): 249. Bibcode:1963JChPh..38..249H. doi:10.1063/1.1733470.
- ^ Perret, R; Tudo, J; Jolibois, B; Couchot, P (tháng 7 năm 1974). “Préparation et caractérisation cristallographique de quelques sulfates doubles d'indium(III) et de thallium(III), MI3MIII (SO4)3 (MI = Na, K, Rb et Cs)”. Journal of the Less Common Metals (bằng tiếng Pháp). 37 (1): 9–12. doi:10.1016/0022-5088(74)90003-4.
- ^ Schwarz-Schampera, Ulrich; Herzig, Peter M. (ngày 14 tháng 3 năm 2013). Indium: Geology, Mineralogy, and Economics. Springer Science & Business Media. tr. 171. ISBN 9783662050767.
- ^ “Indium Corp. In2(SO4)3 Indium Sulfate Anhydrous”. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2015.
- ^ Bradley, David (ngày 2 tháng 7 năm 2008). “Health Benefits of Indium”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2015.