Ilya Lvovich Selvinsky
Ilya Lvovich Selvinsky (tiếng Nga: Илья́ Льво́вич Сельви́нский) (12 tháng 10 năm 1899 – 2 tháng 3 năm 1968) – nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Nga Xô Viết, một đại diện tiêu biểu của nhóm văn học Constructivist (tạo dựng), chủ trương đưa ra một cách tiếp cận khoa học vào lĩnh vực thơ ca.
Ilya Selvinsky | |
---|---|
Sinh | 12 tháng 10 năm 1899 Krym, Đế chế Nga |
Mất | 2 tháng 3 năm 1968 Moskva, Liên Xô |
Nghề nghiệp | Nhà thơ, Nhà văn |
Thể loại | Thơ, Văn |
Tiểu sử
sửaIlya Selvinsky sinh ở thành phố Simferopol, vùng Krym. Bố là người tham gia cuộc chiến tranh Nga – Thổ năm 1877. Sau chiến tranh bố trở thành người buôn da thú và theo tiểu sử tự thuật của Selvinsky thì "lúc đầu là thương gia, sau khi phá sản, là thợ thuộc da". Nhà thơ tương lai học trường gymnazy ở Evpatoria. Từ năm 1915 bắt đầu in tác phẩm ở các tờ báo địa phương.
Những năm Nội chiến Selvinsky tham gia Hồng quân. Thời kỳ Cách mạng Tháng Mười bị Bạch vệ bắt ở Krym nhưng sau đó được trả tự do nhờ sự can thiệp của một số người bạn. Sau khi chính quyền cách mạng được thiết lập ở Krym, Selvinsky tham gia công tác xã hội đồng thời học ở khoa luật Đại học Tavrisky. Năm 1920 chuyển lên học ở Đại học Quốc gia Moskva và tốt nghiệp năm 1923. Năm 1926 xuất bản tập thơ đầu tiên Рекорды. Selvinsky trở thành chủ soái của nhóm Constructivist, gồm các nhà thơ, nhà văn như Eduard Georgevich Bagritsky, Vera Inber, Vladimir Lugovskoy…
Những năm 1927 – 1930 tham gia cuộc bút chiến với Vladimir Mayakovsky. Sau khi nhóm Constructivist giải thể, ông đi làm thợ hàn ở nhà máy điện. Năm 1933 làm phóng viên báo Sự Thật (Правда), đi nhiều nước Tây Âu và viết nhiều về những chuyến đi này. Thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc ông làm phóng viên chiến trường. Sau chiến tranh ông tiếp tục sáng tác ở nhiều thể loại, hướng dẫn hội thảo ở trường viết văn, có những bài thơ ông viết chỉ 2 ngày trước khi từ giã cõi đời. Ilya Selvinsky mất ngày 2 tháng 3 năm 1968 ở Moskva.
Tác phẩm
sửaThơ:
- Гимназическая муза». Цикл стихов
- 1926 — «Рекорды». Поэтический сборник
- 1930 — «Декларация прав поэта»
- 1931 — «Электрозаводская газета» (стихи)
- Тихоокеанские стихи»
- Зарубежное»
- Военные стихи (в том числе «Родина», «Кто мы?», «Я это видел!», «О ленинизме», «Аджи-Мушкай»; «Фашизм» (1941))
- 1947 — «Крым, Кавказ, Кубань». Сборник.
Trường ca:
- 1920 — «Юность». Корона сонетов (поэма).
- 1923—1924, опубликована 1927 — Улялаевщина. Поэма
- 1927 — «Записки поэта». Поэма (стихотворная повесть, включает сборник стихов «Шелковая луна»)
- 1927—1928, опубликован 1929 — «Пушторг». Роман в стихах
- 1937—1938 — «Челюскиниана» поэма
- 1956 — вторая редакция «Улялаевщины»
- 1960 — «Арктика» роман
- Три богатыря» (свод русских былин).
Kịch:
- 1928 — «Командарм 2». Трагедия (в стихах)
- 1932 — «Пао-Пао». Драма
- 1933 — «Умка — Белый Медведь». Пьеса
- 1937 — «Рыцарь Иоанн». Трагедия (в стихах).
- 1941 — «Бабек» (Орла на плече носящий). Трагедия (в стихах).
- Россия». Драматическая трилогия.
- 1941—1944 — 1. «Ливонская война» (в стихах).
- 1949 — 2. «От Полтавы до Гангута».
- 1957 — 3. «Большой Кирилл».
- 1943 — «Генерал Брусилов»,
- 1947 — «Читая Фауста». Трагедия
- 1962 — «Человек выше своей судьбы». Пьеса
- Царевна-Лебедь». Лирическая трагедия
- Тушинский лагерь»
Văn xuôi:
- 1928 — «Кодекс конструктивиста»
- 1959 — «Черты моей жизни» Автобиографическая рукопись
- 1962 — «Студия стиха». Книга опубликовано в 1966 — «О, юность моя!» Роман (автобиографический).
Một số bài thơ
sửa
|
|
Tham khảo
sửaLiên kết ngoài
sửa- «Улялаевщина» в Библиотеке Мошкова.
- «Улялаевщина». Факсимильное воспроизведение издания 1935 года в pdf в библиотеке «ImWerden»
- «Стихотворения для детей 4-7 лет» в библиотеке «ImWerden»
- «Тушинский лагерь» — Зеркало: Литературно-художественный журнал