I-53 (tàu ngầm Nhật) (1942)

I-53 là một tàu ngầm tuần dương thuộc lớp Type C3 được Hải quân Đế quốc Nhật Bản chế tạo vào giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu ngầm thứ hai của Hải quân Nhật mang cái tên này, sau khi chiếc I-53 thứ nhất được đổi tên thành I-153 vào năm 1942. Nhập biên chế năm 1944, nó hoạt động chủ yếu như tàu ngầm mang ngư lôi tự sát Kaiten trong năm cuối cùng của cuộc xung đột trước khi đầu hàng lực lượng Đồng Minh khi chiến tranh kết thúc. I-53 bị Hải quân Hoa Kỳ đánh chìm ngoài khơi quần đảo Gotō trong khuôn khổ Chiến dịch Road's End vào ngày 1 tháng 4, 1946.

Lịch sử
Đế quốc Nhật Bản
Tên gọi Tàu ngầm số 626
Xưởng đóng tàu Xưởng vũ khí Hải quân Kure, Kure, Hiroshima
Đặt lườn 15 tháng 5, 1942
Đổi tên I-53, 1 tháng 11, 1942
Hạ thủy 24 tháng 12, 1942
Hoàn thành 20 tháng 2, 1944
Nhập biên chế 20 tháng 2, 1944
Số phận Đầu hàng 2 tháng 9, 1945
Xóa đăng bạ 30 tháng 11, 1945
Số phận Bị đánh đắm ngoài khơi quần đảo Gotō, 1 tháng 4, 1946
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu tàu ngầm Type C3
Trọng tải choán nước
  • 2.564 tấn Anh (2.605 t) (nổi) [1]
  • 3.644 tấn Anh (3.702 t) (lặn) [1]
Chiều dài 108,7 m (356 ft 8 in) chung[1]
Sườn ngang 9,3 m (30 ft 6 in)[1]
Mớn nước 5,1 m (16 ft 9 in)[1]
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 27.000 nmi (50.000 km) ở tốc độ 12 hải lý trên giờ (22 km/h) (nổi) [1]
  • 105 nmi (194 km) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h) (lặn)
Độ sâu thử nghiệm 100 m (330 ft)[1]
Thủy thủ đoàn tối đa 94[1]
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • radar Type 13 phòng không[2]
  • radar Type 22 mặt biển[2]
Vũ khí

Thiết kế và chế tạo

sửa

Thiết kế

sửa

Tàu ngầm Type C3 là biến thể tàu ngầm vận tải dựa trên Type C2 dẫn trước, với ít hơn hai ống phóng ngư lôi, tăng thêm một khẩu hải pháo trên boong, và động cơ có công suất yếu hơn để nâng cao tầm xa hoạt động. Chúng có trọng lượng choán nước 2.605 tấn (2.564 tấn Anh) khi nổi và 3.702 tấn (3.644 tấn Anh) khi lặn, lườn tàu có chiều dài 108,7 m (356 ft 8 in), mạn tàu rộng 9,3 m (30 ft 6 in) và mớn nước sâu 5,1 m (16 ft 9 in). Con tàu có thể lặn sâu đến 100 m (328 ft).[4]

Tàu ngầm Type C3 chỉ được trang bị hai động cơ diesel công suất 2.350 mã lực phanh (1.752 kW), mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện công suất 600 mã lực (447 kW). Khi di chuyển trên mặt nước nó đạt tốc độ tối đa 17,75 hải lý trên giờ (32,87 km/h; 20,43 mph) và 6,5 hải lý trên giờ (12,0 km/h; 7,5 mph) khi lặn dưới nước,[5] tầm xa hoạt động của Type C là 27.000 hải lý (50.000 km; 31.000 mi) ở tốc độ 12 hải lý trên giờ (22 km/h; 14 mph), và có thể lặn xa 105 nmi (194 km; 121 mi) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h; 3,5 mph).[6]

Các con tàu có sáu ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21,0 in), tất cả được bố trí trước mũi, và mang theo tổng cộng 19 quả ngư lôi. Vũ khí trên boong tàu bao gồm hai khẩu hải pháo 14 cm (5,5 in), cùng một pháo phòng không 25 mm Type 96 nòng đôi.[6] Vào lúc nó hoàn tất, I-53 được trang bị radar Type 13 phòng không và radar Type 22 dò tìm mặt biển.[2]

Chế tạo

sửa

Được đặt hàng trong Chương trình Maru Tsui năm 1941, I-53 được đặt lườn như là chiếc Tàu ngầm số 626 tại Xưởng vũ khí Hải quân KureKure, Hiroshima vào ngày 15 tháng 5, 1942.[2][7] Nó được đổi tên thành I-53 vào ngày 1 tháng 11, 1942,[7] trở thành tàu ngầm thứ hai của Nhật Bản mang cái tên này, sau khi chiếc I-53 thứ nhất được đổi tên thành I-153 vào ngày 20 tháng 5, 1942.[8] Con tàu được hạ thủy vào ngày 24 tháng 12, 1942,[2][7] rồi hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 20 tháng 2, 1944,[2][7] dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Toyomasu Seihachi.[2][7]

Lịch sử hoạt động

sửa

Chiến dịch Tatsumaki

sửa

Cuối chiến tranh - Bị loại bỏ

sửa

Thế Chiến II kết thúc vào ngày 15 tháng 8, 1945, khi Thiên hoàng Chiêu Hòa Hirohito công bố qua đài phát thanh mệnh lệnh đình chỉ chiến sự giữa Nhật Bản và Đồng Minh.[2] I-55 đầu hàng lực lượng Đồng Minh vào ngày 2 tháng 9,[2] đúng vào ngày văn kiện đầu hàng được ký kết trên thiết giáp hạm USS Missouri neo đậu trong vịnh Tokyo. I-55 được phía Đồng Minh thanh tra tại Kure vào ngày 5 tháng 10, được ghi nhận vận hành với thủy thủ đoàn rút gọn 50 người dưới sự chỉ huy của sĩ quan hoa tiêu, chứa 15 tấn nhiên liệu, 7,2 tấn gạo, 20 tấn nước ngọt và không có vũ khí.[2] Con tàu được chuyển đến vịnh Ebisu gần Sasebo vào tháng 11, nơi thủy thủ đoàn tiếp tục bị cắt giảm.[2]

Tên của I-55 được cho rút khỏi đăng bạ hải quân vào ngày 30 tháng 11, 1945.[2][7] Sau khi tháo bỏ mọi thiết bị hữu ích và vật liệu có giá trị, nó được chiếc tàu tiếp liệu tàu ngầm Hoa Kỳ USS Nereus kéo đến khu vực ngoài khơi quần đảo Gotō, nơi nó bị Hải quân Hoa Kỳ đánh chìm bằng hải pháo trong khuôn khổ Chiến dịch Road's End vào ngày 1 tháng 4, 1946.[2] I-55 đắm tại tọa độ 32°37′B 129°17′Đ / 32,617°B 129,283°Đ / 32.617; 129.283.[2]

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n “Type C3”. combinedfleet.com. 2016. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n Hackett, Bob; Kingsepp, Sander (2019). “IJN Submarine I-53: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Campbell (1985), tr. 191.
  4. ^ Bagnasco (1977), tr. 192.
  5. ^ Chesneau (1980), tr. 201.
  6. ^ a b Carpenter & Polmar (1986), tr. 104.
  7. ^ a b c d e f “I-53(2) ex No-626”. ijnsubsite.info. 24 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ Hackett, Bob; Kingsepp, Sander (2016). “IJN Submarine I-153: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.

Thư mục

sửa
  • Bagnasco, Erminio (1977). Submarines of World War Two. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-962-6.
  • Boyd, Carl & Yoshida, Akikiko (2002). The Japanese Submarine Force and World War II. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-55750-015-0.
  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 978-0870214592.
  • Carpenter, Dorr B. & Polmar, Norman (1986). Submarines of the Imperial Japanese Navy 1904–1945. London: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-396-6.
  • Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships 1922–1946. Greenwich, UK: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-146-7.
  • Hashimoto, Mochitsura (1954). Sunk: The Story of the Japanese Submarine Fleet 1942 – 1945. Colegrave, E.H.M. (translator). London: Cassell and Company. ASIN B000QSM3L0.
  • Milanovich, Kathrin (2021). “The IJN Submarines of the I 15 Class”. Trong Jordan, John (biên tập). Warship 2021. Oxford, UK: Osprey Publishing. tr. 29–43. ISBN 978-1-4728-4779-9.
  • Morison, Samuel Eliot (1949). “The Struggle for Guadalcanal”. The History of United States Naval Operations in World War II. 5. Edison, NJ: Castle Books. tr. 131–134, 233.
  • Stille, Mark (2007). Imperial Japanese Navy Submarines 1941-45. New Vanguard. 135. Botley, Oxford, UK: Osprey Publishing. ISBN 978-1-84603-090-1.

Liên kết ngoài

sửa