Linh cẩu

loài động vật có vú ăn thịt thuộc phân bộ Dạng mèo
(Đổi hướng từ Hyaenidae)

Họ Linh cẩu (Hyaenidae) (từ tiếng Hy Lạp cổ đại ὕiatedνα, hýaina) gồm các động vật có vú ăn thịt Dạng mèo. Chỉ 4 loài linh cẩu còn sinh tồn (trong 3 chi). Đây là họ nhỏ thứ năm trong Bộ Ăn thịt, và là một trong những họ có các loài nhỏ nhất trong Lớp Thú. Mặc dù tính đa dạng thấp, linh cẩu là loài thành phần độc đáo và quan trọng của hầu hết các hệ sinh thái châu Phi. Chúng có kích thước tương đối lớn, có nguồn gốc ở châu Phi và tiểu lục địa Ấn Độ.

Họ Linh cẩu
Thời điểm hóa thạch: 26–0 triệu năm trước đây Tiền Miocen - gần đây
Bốn loài linh cẩu còn tồn tại, chiều kim đồng hồ từ góc trái trên cùng: Linh cẩu đốm, Linh cẩu nâu, Sói đấtLinh cẩu vằn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Phân bộ (subordo)Feliformia
Họ (familia)Hyaenidae
Gray, 1821

Các chi
Danh pháp đồng nghĩa

Đặc điểm

sửa

Hai chi trước dài và khỏe hơn hai chi sau. Răng khỏe, có khả năng xé được thịt rất dai. Linh cẩu được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài vật to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng, ngoài ra khả năng chạy nhanh cũng cho phép linh cẩu truy đuổi được cả những loài chim ở khoảng cách gần[1] tuy vậy, Linh cẩu hiếm khi tự đi săn mồi mà chủ yếu theo sau các động vật săn mồi khác như sư tử, báo... và cướp lấy thức ăn của chúng. Bởi vì cơ thể linh cẩu không hoàn hảo cho việc đi săn giống sư tử hay báo nên chúng rất khó có thể tự khống chế hay giết hại con mồi, buộc phải dựa vào các loài khác để bổ sung thức ăn. Linh cẩu cũng biết theo dõi và lợi dụng động vật ăn xác chết như kền kền để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công.

Tại châu Phi, linh cẩu hay đụng độ với sư tử, thường là khi linh cẩu nhòm ngó con mồi sư tử đã săn được. Tuy vậy, các cuộc đụng độ giữa chúng hiếm khi đẫn đến mất mạng, bởi linh cẩu thường cướp mồi theo bầy đàn nhân lúc sư tử sơ hở và giải cứu cá thể trong đàn đang bị tấn công. Sư tử đa phần sẽ chỉ tấn công với mục đích bảo vệ thức ăn.

Với tính tham lam, liều lĩnh, hàm răng sắc nhọn và lối sống bầy đàn, một đàn linh cẩu có thể chiến thắng và giết chết sư tử khi một cá thể trong đàn bị tấn công nhờ vượt trội về số lượng, hoặc chúng tấn công những cá thể sư tử bị lạc đàn, già yếu, bị thương. Bên cạnh đó, linh cẩu, kể cả khi đơn độc, cũng rất thích gây sự và cuỗm mồi săn của báo săn, bởi báo, với cơ thể mảnh dẻ và bé hơn, thường bỏ chạy mỗi khi linh cẩu trưởng thành tiếp cận.

Phân loại

sửa

Phân loại dưới đây là nguyên thủy. Họ Hyaenidae

Tuy nhiên, danh sách dưới đây lấy theo McKenna và Bells trong Classification of Mammals, 1997 cho các chi tiền sử[2] và Wozencraft (2005) trong Wilson và Reeders, Mammal Species of the World cho các chi còn sinh tồn.[3] Nhóm Percrocutids, trái với phân loại của McKenna và Bells, không gộp vào đây như là một phân họ của họ Hyaenidae mà như là một họ riêng biệt gọi là Percrocutidae. Ngoài ra, chi Paracrocuta, trong đó còn loài linh cẩu nâu, không được gộp vào trong chi Pachycrocuta mà vào trong chi Hyaena. Protelinae (sói đất) không được coi là phân họ riêng mà gộp trong phân họ Hyaeninae.

  • Họ Hyaenidae
    • Phân họ Ictitheriinae
      • Herpestides (Tiền Miocen ở châu Phi và Á-Âu)
      • Plioviverrops (bao gồm cả Jordanictis, Protoviverrops, Mesoviverrops; Tiền Miocen tới Tiền Pliocen ở châu Âu, Hậu Miocen ở châu Á)
      • Ictitherium (= Galeotherium; bao gồm cả Lepthyaena, Sinictitherium, Paraictitherium; Trung Miocen ở châu Phi, Hậu Miocen tới Tiền Pliocen ở Á-Âu)
      • Thalassictis (bao gồm Palhyaena, Miohyaena, Hyaenictitherium, Hyaenalopex; Trung tới Hậu Miocen ở châu Á, Hậu Miocen ở châu Phi và châu Âu)
      • Hyaenotherium (Hậu Miocen tới Tiền Pliocen (?) ở Á-Âu)
      • Miohyaenotherium (Hậu Miocen ở châu Âu)
      • Lychyaena (Hậu Miocen ở Á-Âu)
      • Tungurictis (Trung Miocen ở châu Phi và Á-Âu)
      • Proictitherium (Trung Miocen ở châu Phi và châu Á, Trung tới Hậu Miocen ở châu Âu)
    • Phân họ Hyaeninae
      • Palinhyaena (Hậu Miocen ở châu Á)
      • Ikelohyaena (Tiền Pliocen ở châu Phi)
      • Hyaena (=Euhyaena, =Hyena; bao gồm Parahyaena, Pliohyaena, Pliocrocuta, Anomalopithecus) Tiền Pliocen (?Trung Miocen) tới gần đây ở châu Phi, Hậu Pliocen (?Hậu Miocen) tới Hậu Pleistocen ở Á-Âu)
      • Hyaenictis (Hậu Miocen ở châu Á?, Hậu Miocen ở châu Âu, Tiền Pliocen (?Tiền Pleistocen) ở châu Phi)
      • Leecyaena (Hậu Miocen và/hoặc Tiền Pliocen ở châu Á)
      • Chasmaporthetes (=Ailuriaena; bao gồm cả Lycaenops, Euryboas; Hậu Miocen tới Tiền Pleistocen ở Á-Âu, Tiền Pliocen tới Hậu Pliocen hay Tiền Pleistocen ở châu Phi, Hậu Pliocen tới Tiền Pleistocen ở Bắc Mỹ)
      • Pachycrocuta (Pliocen và Pleistocen ở Phi-Á-Âu)
      • Adcrocuta (Hậu Miocen của Á-Âu)
      • Crocuta (Linh cẩu đốm = Crocotta; bao gồm cả Eucrocuta; Hậu Pliocen tới gần đây ở châu Phi, Hậu Pliocen tới Hậu Pleistocen ở Á-Âu)
      • Proteles (Sói đất = Geocyon; Pleistocen tới gần đây của châu Phi)

Hình ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ Malcolm C. McKenna, Susan K. Bell: Classification of Mammals: Above the Species Level, Nhà in Đại học Columbia, New York 1997, 631 Seiten, ISBN 0-231-11013-8
  3. ^ Wozencraft, W. C. (2005). “Order Carnivora”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference . Johns Hopkins University Press. tr. 532–548. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.

Tham khảo

sửa