Châu Đức

Huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(Đổi hướng từ Huyện Châu Đức)

Châu Đức là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.

Châu Đức
Huyện
Huyện Châu Đức
Tượng đài chiến thắng Bình Giã
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhBà Rịa – Vũng Tàu
Huyện lỵthị trấn Ngãi Giao
Phân chia hành chính2 thị trấn, 14 xã
Thành lập1994[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°39′23″B 107°15′8″Đ / 10,65639°B 107,25222°Đ / 10.65639; 107.25222
MapBản đồ huyện Châu Đức
Châu Đức trên bản đồ Việt Nam
Châu Đức
Châu Đức
Vị trí huyện Châu Đức trên bản đồ Việt Nam
Diện tích422,6 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng143.306 người[2]
Mật độ339 người/km²
Dân tộcKinh...
Khác
Mã hành chính750[3]
Biển số xe72-F1
Websitechauduc.baria-vungtau.gov.vn

Địa lý

sửa

Huyện Châu Đức nằm ở phía bắc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vị trí địa lý:

Tổng diện tích đất tự nhiên là 42.104 ha với trên 150 ngàn dân, trong đó khoảng 71 ngàn người trong độ tuổi lao động, mật độ dân số 325,4 người/km².

Hành chính

sửa

Huyện Châu Đức có 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn Ngãi Giao (huyện lỵ), Kim Long và 14 xã: Bàu Chinh, Bình Ba, Bình Giã, Bình Trung, Cù Bị, Đá Bạc, Láng Lớn, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Sơn Bình, Suối Nghệ, Suối Rao, Xà Bang, Xuân Sơn.

HUYỆN CHÂU ĐỨC
ĐVHC Tên Diện tích Dân số Mật độ
THỊ TRẤN Ngãi Giao 13,96 15.066 1.079
Kim Long 22,12 15.112 750
Bàu Chinh 19,84 6.529 329
Bình Ba 31,16 7.854 252
Bình Giã 18,93 9.782 517
Bình Trung 16,62 5.468 329
Cù Bị 46,71 8.642 185
Đá Bạc 43,65 5.736 131
Láng Lớn 20,89 5.028 241
Nghĩa Thành 22,12 12.350 558
Quảng Thành 30,88 9.227 299
Sơn Bình 22,89 8.033 351
Suối Nghệ 24,42 11.894 487
Suối Rao 33,88 2.378 70
Xà Bang 37,85 12.325 326
Xuân Sơn 17,11 9.117 533

Lịch sử

sửa

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn huyện Châu Đức hiện nay thuộc quận Đức Thạnh, tỉnh Phước Tuy.

Sau năm 1975, chính quyền sáp nhập quận Đức Thạnh với quận Long Lễ thành huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới thành lập.[4]

Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 45-CP[1]. Theo đó:

  • Thành lập huyện Châu Đức trên cơ sở 8 xã: Ngãi Giao, Nghĩa Thành, Bình Ba, Suối Nghệ, Xuân Sơn, Bình Giã, Kim Long, Xà Bang và Láng Lớn; các khu kinh tế mới Suối Rao, Đá Bạc; ấp Sông Cầu, xã Hòa Long và ấp Phước Trung, xã Long Phước (huyện Châu Thành cũ)
  • Chuyển xã Ngãi Giao thành thị trấn Ngãi Giao (thị trấn huyện lỵ huyện Châu Đức)
  • Chia xã Kim Long thành 2 xã: Kim Long và Quảng Thành
  • Thành lập xã Suối Rao trên cơ sở khu kinh tế mới Suối Rao
  • Thành lập xã Đá Bạc trên cơ sở khu kinh tế mới Đá Bạc và ấp Phước Trung (xã Long Phước).

Khi mới thành lập, huyện Châu Đức có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Ngãi Giao và 11 xã: Bình Ba, Bình Giã, Đá Bạc, Kim Long, Láng Lớn, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Suối Nghệ, Suối Rao, Xà Bang, Xuân Sơn.

Ngày 23 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/1999/NĐ-CP[5]. Theo đó:

  • Thành lập xã Sơn Bình trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Xuân Sơn
  • Thành lập xã Bình Trung trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Bình Giã.

Ngày 22 tháng 10 năm 2002, thành lập xã Cù Bị trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Láng Lớn.[6]

Ngày 24 tháng 12 năm 2004, thành lập xã Bàu Chinh trên cơ sở một phần diện tích và dân số của thị trấn Ngãi Giao, một phần diện tích và dân số của xã Kim Long.[7]

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15[8] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2023–2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó, thành lập thị trấn Kim Long trên cơ sở toàn bộ xã Kim Long.

Huyện Châu Đức có 2 thị trấn và 14 xã như hiện nay.

Du lịch

sửa

Trên địa bàn huyện có các địa điểm du lịch nổi bật như:

  • Tượng đài chiến thắng Bình Giã (thị trấn Ngãi Giao)[9]
  • Địa đạo Kim Long (thị trấn Kim Long)[10]
  • Khu căn cứ Bàu Sen (xã Xà Bang)[11]
  • Thác Xuân Sơn (xã Sơn Bình).[12]

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Nghị định 45-CP năm 1994 về việc thành lập thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  2. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
  5. ^ “Nghị định 57/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã thuộc các huyện Long Đất và Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  6. ^ “Nghị định 83/2002/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  7. ^ “Nghị định 212/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thành phố Vũng Tàu và huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  8. ^ “Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2023–2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 24 tháng 10 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
  9. ^ “Âm vang chiến thắng Bình Giã”. Báo Bà Rịa – Vũng Tàu. 10 tháng 12 năm 2014.
  10. ^ “Địa đạo Kim Long - Chứng tích hào hùng đấu tranh cách mạng”. Báo Bà Rịa – Vũng Tàu. 2 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ “Khu căn cứ rừng Bàu Sen, hậu phương vững chắc của quân và nhân dân ta”. Báo Bà Rịa – Vũng Tàu. 6 tháng 3 năm 2020.
  12. ^ “Theo bước chàng Klêu về thác Xuân Sơn”. Báo Bà Rịa – Vũng Tàu. 12 tháng 5 năm 2020.

Tham khảo

sửa