Huyền thoại 1C
Huyền thoại 1C là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Công ty cổ phần Tây Nam Phim (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng)[3] do NSND Nguyễn Thanh Vân làm đạo diễn.[4] Phim phát sóng vào lúc 17h30 hàng ngày bắt đầu từ ngày 19 tháng 9 năm 2012 và kết thúc vào ngày 10 tháng 10 năm 2012 trên kênh HTV9.[5][6]
Huyền thoại 1C | |
---|---|
Áp phích phim | |
Thể loại | Chiến tranh Tâm lý xã hội Tình cảm |
Định dạng | Phim truyền hình |
Kịch bản | Đoàn Minh Tuấn Anh Động Phạm Thùy Nhân |
Đạo diễn | NSND Nguyễn Thanh Vân |
Diễn viên | Thiên Bảo Nhã Uyên Diệu Thúy Nguyễn Thanh Nghĩa |
Nhạc phim | Bảo Chấn |
Quốc gia | Việt Nam |
Số tập | 22 |
Sản xuất | |
Địa điểm | Các tỉnh ở vùng Tây Nam Bộ[1] |
Kỹ thuật quay phim | Dương Tuấn Anh Lê Thiên Tài |
Thời lượng | 45 - 50 phút/tập (không bao gồm quảng cáo) |
Đơn vị sản xuất | Công ty cổ phần Tây Nam Phim (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng) |
Trình chiếu | |
Kênh trình chiếu | HTV9 |
Phát sóng | 19 tháng 9 năm 2012 – 10 tháng 10 năm 2012 |
Kinh phí | > 40 tỷ VND[2] |
Nội dung
sửaHuyền thoại 1C bắt đầu từ câu chuyện của những chàng trai, cô gái Nam bộ như Bước, Út, Quang, Phương, Dũng, Thơ, Lê… Mỗi người đều có những hoàn cảnh, số phận khác nhau nhưng theo sự vận động của đồng chí Ba Linh, họ đã lên đường cùng sống và chiến đấu trong đơn vị Liên đội I. Hơn 2000 ngày đêm bám trụ trên cung đường máu lửa 1C, tập thể gần 800 chiến sĩ đã đưa đón hơn hai vạn lượt cán bộ, bộ đội, thương binh, vận chuyển hơn 13 ngàn tấn vũ khí cùng hàng nghìn tấn lương thực, thuốc men, đánh giặc hơn 200 trận...[7][8]
Diễn viên
sửa- Thiên Bảo trong vai Ba Lành[9]
- Nhã Uyên trong vai Linh
- Diệu Thúy trong vai Lê[10]
- Nguyễn Thanh Nghĩa trong vai Lướt
Cùng một số diễn viên khác...
Sản xuất
sửaViệc sản xuất hậu kỳ và đi tìm bối cảnh phim đã diễn ra kể từ năm 2006.[11] Các diễn viên được đạo diễn chọn lựa hầu hết là những diễn viên tay ngang và ít nổi tiếng, họ đều phải thực hiện đúng theo những yêu cầu của đoàn làm phim: phơi nắng nhuộm cho da nâu giòn, học chèo thuyền, bắn súng, chạy, bước, trườn, bò, ăn lá rừng, củ rừng thay cơm... tất cả đều để cố gắng nhập vai để trở thành một người lính thực thụ.
Quá trình quay phim diễn ra rải rác khắp vùng Tây Nam Bộ, chủ yếu là các đại cảnh quay ở Cần Thơ với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng. Bộ phim đã đóng máy vào tháng 12 năm 2011.[12]
Tham khảo
sửa- ^ https://plo.vn/van-hoa/huyen-thoai-1c-quay-dai-canh-tai-can-tho-92362.html
- ^ https://thethaovanhoa.vn/giai-tri/huyen-thoai-1c-chua-xong-phim-quoc-te-da-dat-hang-n20111130083224102.htm
- ^ “Xây dựng Đề án thực hiện bộ phim "Huyền thoại đường 1C"”. Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- ^ “Huyền thoại 1C lên sóng”. VOH. ngày 19 tháng 9 năm 2012.[liên kết hỏng]
- ^ Hoàng Lê (ngày 19 tháng 9 năm 2012). “Huyền thoại 1C lên sóng”. Tuổi trẻ.
- ^ “"Huyền thoại 1C"- 6 năm chuẩn bị cho giờ lên sóng”. Báo Quảng Ninh. ngày 19 tháng 9 năm 2012.
- ^ Trường Duy (ngày 13 tháng 6 năm 2013). “Huyền thoại 1C - Cận cảnh chiến tranh”. An ninh thủ đô.
- ^ Thu Thảo (ngày 19 tháng 9 năm 2012). “Huyền thoại 1C: Cuộc chiến khốc liệt”. 24h.
- ^ M.T (ngày 19 tháng 9 năm 2012). “Huyền thoại 1C lên sóng”. Thế giới điện ảnh.
- ^ “Ngắm cô thanh niên xung phong xinh đẹp trong "Huyền thoại 1C"”. VTV.vn. ngày 19 tháng 6 năm 2013.
- ^ “Phim Huyền thoại 1C: "Nhuộm da, cầm súng mới là diễn viên"”. Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. ngày 7 tháng 9 năm 2011.
- ^ T.GIANG (ngày 24 tháng 11 năm 2011). “Huyền thoại 1C quay đại cảnh tại Cần Thơ”. Pháp Luật Online.
Liên kết ngoài
sửa- Huyền thoại 1C trên HPLUS Films