Huỳnh Liên (sinh năm 1923 và mất ngày 16 tháng 04 năm 1987 ) là một ni sư của giáo hội Phật giáo Việt Nam, bà có tên thật (thế danh) là Nguyễn Thị Trừ. Bà là Trưởng Giáo Đoàn Ni và là Đại biểu Quốc hội Khóa VI,[1] Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc TP, Ủy viên ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa Bình Thế giới của Thành phố Hồ Chí Minh.

Huỳnh Liên
Tên khai sinhNguyễn Thị Trừ
Pháp danhHuỳnh Liên
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Xuất gia1943
Đại biểu Quốc hội Việt Nam
Nhiệm kỳ
1976 – 1981
(khóa 6)
Chủ tịchTrường Chinh
Đại diệnThành phố Hồ Chí Minh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhNguyễn Thị Trừ
Ngày sinh1923
Nơi sinhlàng Phú Mỹ, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho
(nay là xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang)
Mất16 tháng 4, 1987(1987-04-16) (63–64 tuổi)
Giới tínhnữ
Thân quyến
Nguyễn Văn Vận
Lê Thị Thảo
Học vấncử nhân Phật học, Xã hội học, Y dược học
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịch Việt Nam
icon Cổng thông tin Phật giáo

Tiểu sử

sửa

Ni sư Huỳnh Liên sinh năm 1923 [2] tại làng Phú Mỹ, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang). Cha là ông Nguyễn Văn Vận, mẹ là bà Lê Thị Thảo đã xuất gia.

Năm 1943, khi được 20 tuổi, bà đã quy y Phật Đường Minh Sư, tu học theo hạnh cư sĩ tại gia. Bà kế tục sự nghiệp Tổ Thầy, trực tiếp lãnh đạo hàng Ni chúng Khất Sĩ trong phận sự Ni Trưởng Ni năm 1954.[3]

Từ năm 1960 đến năm 1975, Ni Sư Huỳnh Liên âm thầm và công khai tham gia đấu tranh cho hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước. Sau đó từ năm 1975, bà là thành viên Đoàn Đại biểu miền Nam Hiệp Thương Thống Nhất Tổ Quốc Việt Nam. Bà mất ngày 16 tháng 4 năm 1987.

Hoạt động

sửa

Vinh danh

sửa

Tên của Ni sư Huỳnh Liên được đặt cho một con đường tại Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.[6][7]

Tấm gương đạo đức

sửa

Ni sư Huỳnh Liên có rất nhiều những người con nuôi, đó là những trẻ em mồ côi. Trong số những người bà cưu mang dạy dỗ có "Ni sư Thích Nữ Liên Thanh" là bác sĩ giám đốc Phòng khám đa khoa từ thiện Long Bửu, bà từng là một trong 5 sinh viên xuất sắc được nhận học bổng của Nhật Bản và có 3 bằng cử nhân: Phật học, Xã hội học và Y dược học.

Chú thích

sửa
  1. ^ “Danh sách nữ đại biểu quốc hội từ khóa I đến XI”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Cuộc thi tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiểu sử Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rành và những đường phố mang tên phụ nữ[liên kết hỏng], Hội Liên Hiệp Phụ nữ TP HCM.
  3. ^ Trưởng Giáo Đoàn Ni Lưu trữ 2012-11-03 tại Wayback Machine, Thiền Viện Minh Đức.
  4. ^ Quá trình hình thành và phát triển của Ni giới hệ phát khất sĩ Lưu trữ 2012-01-05 tại Wayback Machine, Giác Ngộ Online.
  5. ^ Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, thông qua tại Đại hội lần thứ I (1977) Lưu trữ 2009-01-05 tại Wayback Machine, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  6. ^ Thành phố Hồ Chí Minh-co-them-nhieu-duong-mot-chieu.html TP.HCM có thêm nhiều đường một chiều[liên kết hỏng], Tuổi trẻ, ngày 01 tháng 04 năm 2012.
  7. ^ Thành phố Hồ Chí Minh thêm nhiều tuyến đường một chiều[liên kết hỏng], Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03 tháng 04 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa