Huân chương Chữ thập Tự do

Huân chương Chữ thập Tự do (tiếng Phần Lan: Vapaudenristin ritarikunta, viết tắt: VR, tiếng Thụy Điển: Frihetskorsets orden) là một trong ba loại huân chương của nước Cộng hòa Phần Lan, được đặt ra lần đầu vào ngày 4 tháng 3 năm 1918 theo nghị quyết của Quốc hội Phần Lan. Huân chương được trao tặng từ tháng 3 năm 1918 và tạm thời ngừng trao tặng từ cuối tháng 1 năm 1919 sau khi Quốc hội thành lập và đưa vào sử dụng Huân chương Hoa hồng trắng Phần Lan. Sau khi chiến tranh Liên Xô-Phần Lan nổ ra, Huân chương Chữ thập Tự do tiếp tục được trao tặng.[1]

Huân chương Chữ thập Tự do được chia làm một hạng đặc biệt và bốn hạng thường, bên cạnh đó huân chương này còn được tặng thưởng dưới dạng huy chương. Thân huân chương do họa sĩ Akseli Gallen-Kallela thiết kế.[2]

Phân hạng

sửa
 
Thân huân chương Chữ thập Tự do hạng ba (VR 3) trên hiệu kỳ Tổng thống Phần Lan
 
Mặt sau của thân huân chương có ghi năm tặng thưởng
 
Sắc lệnh số 60 năm 1942 về việc trao Huân chương Chữ thập Tự do hạng tư (VR 4 mk) cho mọi bà mẹ Phần Lan

Huân chương Chữ thập Tự do được chia làm 5 hạng cơ bản:

  • Huân chương Chữ thập Tự do hạng Đại thập tự, đi kèm dây quàng chéo bên vai phải có gắn huy chương ở bên trên và một ngôi sao kim loại lớn (VR SR)
  • Huân chương Chữ thập Tự do hạng nhất với dây đeo quanh cổ và một ngôi sao kim loại cỡ vừa (VR 1 rtk)
  • Huân chương Chữ thập Tự do hạng nhất với dây đeo quanh cổ (VR 1)
  • Huân chương Chữ thập Tự do hạng nhì (VR 2)
  • Huân chương Chữ thập Tự do hạng ba (VR 3)
  • Huân chương Chữ thập Tự do hạng tư (VR 4)

Ngoài ra còn tặng thưởng thêm huy chương dòng Chữ thập Tự do, bao gồm:

  • Huy chương Công lao hạng nhất (VR Am 1)
  • Huy chương Công lao hạng nhì (VR Am 2)
  • Huy chương Tự do hạng nhất (VM 1)
  • Huy chương Tự do hạng nhì (VM 2)

Một số huy chương đặc biệt từng được tặng thưởng trong Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

  • Huy chương Thập tự Mannerheim (trao cho duy nhất một người là Thống tướng, Nam tước Carl Gustaf Emil Mannerheim);[3]
  • Huân chương Công lao mạ vàng (trao cho duy nhất một người là Thượng tướng Bộ binh Waldemar Erfurth vào ngày 13 tháng 6 năm 1944);[3]
  • Huân chương Thương tiếc dành cho người thân gần nhất của người chiến sĩ tử trận;[4]
  • Huy chương Thương tiếc dành cho người thân gần nhất của người tử trận trong khi làm nhiệm vụ phi quân sự trong ngành công nghiệp chiến tranh hoặc nhiệm vụ quốc phòng.[4]

Huân chương, huy chương dành cho công dân/trong thời bình

sửa

Huân chương, huy chương dành cho quân nhân/trong thời chiến

sửa

Huân chương khác cùng dòng Chữ thập Tự do

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Schildts. “Frihetskorset” [Chữ thập Tự do]. Bách khoa toàn thư Phần Lan (bằng tiếng Thụy Điển). Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ “Vapaudenristin ritarikunnan ristejä ja mitaleita” [Huân, huy chương của dòng Chữ thập Tự do]. Hiệp hội các CLB Hóa tệ học vùng Oulu (bằng tiếng Phần Lan). Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ a b Tetri 1994, p. 47.
  4. ^ a b Tetri 1994, p. 49.

Nguồn

sửa
  • Tetri, Juha E (1994). Kunniamerkkikirja (bằng tiếng Phần Lan). Ajatus. ISBN 951-9440-23-2.