Hoa bách hợp

huy hiệu phổ biến có hình hoa huệ

Huy hiệu hoa bách hợp, còn gọi là hoa ly (tiếng Pháp: fleur-de-lis hoặc fleur-de-lys; nghĩa là "hoa loa kèn", "hoa huệ Tây") là một mẫu cách điệu (dựa vào hoa thật để tạo ra một hình tượng hoa) của một loại hoa thuộc chi Loa kèn (Lilium) hoặc chi Đuôi diều/diên vỹ (Iris) được dùng để trang trí và làm biểu tượng. Nó có thể hoàn toàn dùng để trang trí hoặc có thể "là hình tượng sử dụng trong chính trị, các vương triều, nghệ thuật, huy hiệu và biểu trưng"[1], đặc biệt nhất là được sử dụng trong các huy hiệu. Trong khi nó đã xuất hiện trên các huy hiệu và cờ của vô số kể các quốc gia châu Âu hàng nhiều thế kỷ, hoa bách hợp lại đặc biệt có liên quan đến hoàng gia Pháp. Nó là một biểu tượng lâu dài của nước Pháp, nhưng, tuy được coi là đáng kể nhất là huy hiệu của hoàng gia, lại không được dùng chính thức bởi bất cứ nền cộng hòa nào của Pháp. Tại Bắc Mỹ hoa bách hợp thường liên quan đến những vùng trước đây có người Pháp định cư, thí dụ như LouisianaQuébec và với tiếng Pháp tại những tỉnh bang khác của Canada. Nó cũng là huy hiệu của vùng đô thị tự quản Schlieren, Zürich của Thụy Sĩ.

Nó có trên phù hiệu quân sự và biểu tượng của nhiều tổ chức khác nhau, và suốt thế kỷ 20 nó được nhiều tổ chức Hướng đạo khắp nơi trên thế giới chấp thuận làm huy hiệu của tổ chức mình. Các kiến trúc sư và thiết kế sư có thể dùng một hoa bách hợp đơn độc hay nhiều hình tượng của nó lặp đi lặp lại trong nhiều kiểu mẫu khác nhau, từ đồ sắt đến đóng sách. Là một biểu tượng tôn giáo, nó có thể tượng trưng Chúa Ba Ngôi, hoặc là vật tượng trưng bằng tranh chỉ tổng thiên thần Gabriel, đáng nói là trong miêu tả Lễ Truyền Tin lành (Annunciation)[2]. Nó cũng có liên quan đến Đức mẹ Đồng trinh.

Nguồn gốc

sửa
 
Dấu hiệu chỉ đường ở Louisiana có hình hoa diên vỹ

Hoa diên vỹ, được dịch sát nghĩa từ tiếng Pháp của fleur-de-lis sang tiếng Anhflower of the lily (hoa huệ), và được nhiều người cho rằng nó là một phiên bản cách điệu (dựa vào hoa thật để tạo ra một hình tượng hoa) của các loài hoa thuộc dòng Iris pseudacorus. Các vật trang trí giống như hoa diên vỹ đã xuất hiện trong mỹ thuật của nhiều nền văn minh xưa nhất.

"Việc sử dụng hoa cách điệu này (thường thường được gọi tên là hoa diên vỹ) vì mục đích trang trí hay biểu tượng thì khá phổ biến trong mọi thời đại và mọi nền văn minh. Nó là một đề tài hình tượng chủ yếu được tìm thấy trong các con dấu hình trụ thuộc Đại Lưỡng Hà (Mesopotamian cylinders), các bức phù điêu Ai Cập (Egyptian bas-reliefs), đồ gốm Myceneae, hàng dệt Sassanid, tiền kim loại Gaule, tiền kim loại Mameluk, vải lụa Indonesia, biểu trưng của Nhật Bản và đồ vật tế lễ của người Dogon. Nhiều tác giả bàn luận về vấn đề này đồng ý rằng hoa diên vỹ có ít nét hình tượng của hoa huệ, nhưng không đồng ý nó có phải là mẫu nhái từ hoa iris, cây đậu chổi (broom), hoa sen hay kim tước (furze), hay có phải nó tượng trưng cho cái đinh ba (trident), một đầu mũi tên, một cái rùi hai lưỡi, hay thậm chí là một con chim bồ câu. Trong quan điểm của chúng tôi thì đó là một vấn đề không mấy quan trọng. Điểm thiết yếu đó là hoa diên vỹ là một hình tượng rất cách điệu, có thể là một cái hoa, và nó đã được sử dụng như đồ trang trí hoặc huy hiệu bởi hầu hết các nền văn minh của các thế giới xưa và nay."[3]

Nó đã được dùng nhất quán như một huy hiệu hoàng gia, mặc dù các nền văn hóa khác nhau đã giải thích ý nghĩa của nó trong nhiều cách khác nhau. Các đồng tiền kim loại Gaul cho thấy kiểu tiền đầu tiên giống tương tự như hoa diên vỹ hiện nay[4].

Biểu tượng hoàng gia

sửa
 
Tranh thế kỷ 15 có hình một thiên thần đang gởi hoa diên vỹ đến cho Vua Clovis

Vua Clovis I

sửa

Theo truyền thuyết, hoàng gia Pháp tiên khởi dụng hoa diên vỹ cho huy hiệu hoàng gia như một biểu tượng tinh nguyên trong việc cải đạo theo Cơ đốc giáo của Vua Clovis I năm 493[5]. Câu chuyện được kể qua rất nhiều hình thức, nhiều trong số đó có liên quan đến việc cải đạo của Vua Clovis, và xác nhận lời tuyên bố của các Hoàng đế Pháp đã được làm lễ xức dầu thánh rằng uy quyền của họ đến trực tiếp từ Thượng đế chứ không phải qua trung gian của Đế vương nào hay Giáo hoàng.

Một vài phiên bản của câu chuyện huyền thoại này đã tăng vẽ bí mật của hoàng gia bằng cách diễn tả một lọ dầu được gởi từ thiên đàng xuống để làm lễ và thánh hoá Clovis trở thành vua[6], có thể là do một chim bồ câu mang đến cho Thánh Remigius. Một phiên bản khác nói đến một hoa huệ xuất hiện tại lễ rửa tội của Clovis như một phần quà chúc phúc từ Đức mẹ Maria Đồng trinh, người thường có liên hệ với các loài hoa[7]. Người vợ xứ Bourgogne của Clovis là Clothilda sau này trở thành Thánh Clothilda thông thường rất nổi bật trong các câu chuyện này. Cũng như chính bà đã khuyến khích chồng bà trở thành một tín đồ Cơ đốc giáo. Sự có mặt của bà đã giúp làm nổi bật tầm quan trọng về việc ủng hộ của vùng Bourgogne-Franche-Comté đối với hoàng gia[8],

Một câu chuyện khác, đặt ít trọng tâm vào Cơ đốc giáo và quyền siêu phàm của các nhà vua Pháp, kể về việc Clovis đặt một bông hoa vào trong chiếc nón sắt của mình ngay khi ông chiến thắng Trận Vouillé và đưa ông đến quyết định chọn hoa diên vỹ làm một biểu tượng hoàng gia[9].

Từ nước Frank đến các vua Pháp

sửa
 
Huy hiệu Pháp trước năm 1376

Từ mối liên hệ với Vua Clovis, hoa diên vỹ đã được dùng để biểu trưng cho tất cả các vua Frank Cơ đốc giáo, lừng danh nhất là Vua Charlemagne. Vào thế kỷ 14, các tác giả Pháp đã quả quyết rằng hoàng gia Pháp, được hình thành từ Vương quốc Tây Frank, có thể truy tìm di sản của hoàng gia ngược về phần thưởng siêu phàn mà Clovis đã nhận được đó chính là huy hiệu hoàng gia. Câu chuyện này vẫn còn phổ biến, mặc dù có sự nghi ngờ khởi đầu vào thế kỷ 17 và các học giả hiện đại cho rằng hoa diên vỹ là một biểu tượng tôn giáo trước khi nó trở thành một biểu tượng huy hiệu thật sự[10]. Cùng với hoa huệ thật, nó có mối quan hệ với Đức mẹ Đồng trinh, và trong thế kỷ 12 Louis VILouis VII của Pháp bắt đầu sử dụng huy hiệu, thí dụ trên quyền trượng (gậy của nhà vua), để nối kết quyền thống trị của họ với biểu trưng thánh. Louis VII ra lệnh dùng vãi có hoa diên vỹ trong ngày đăng quang của thái tử Philippe năm 1179[11], trong khi bằng chứng thấy được đầu tiên về việc sử dụng hoa diên vỹ như huy hiệu có từ năm 1211: con ấn có hình của vua tương lai Louis VIII và tấm mộc của ông được rắc đầy "hoa"[12]. Cho đến cuối thế kỷ 14 huy hiệu hoàng gia Pháp là Azure semé-de-lys Or (một tấm mộc xanh "có cẩn" hoa diên vỹ vàng), nhưng Charles V của Pháp đổi kiểu từ một kiểu có các hoa diên vỹ rải khắp sang một kiểu có nhóm ba bông hoa diên vỹ vào khoảng năm 1376. Hai huy hiệu này được biết theo biệt ngữ huy hiệu theo thứ tự là Cựu Pháp (France Ancient) và Tân Pháp (France Modern).

Trong thời cai trị của Vua Louis IX (Thánh Louis) ba cánh hoa được cho là để tượng trưng cho đức tin (faith), thông thái và tinh thần hiệp sĩ, và là dấu hiệu che chở của thiên thần ban tặng cho nước Pháp[13]. Suốt thế kỷ kế tiếp, thế kỷ 14, truyền thống về chủ nghĩa tượng trưng Ba Ngôi được thiết lập tại Pháp, và rồi truyền khắp các nơi khác.

Năm 1328, Vua Edward III của Anh thừa kế ngai vàng nước Pháp, và khoảng năm 1340 ông chia huy hiệu Cựu Pháp thành một góc tư cho thích hợp vào với huy hiệu Vương quốc Anh. Sau khi các vua Pháp dùng huy hiệu Tân Pháp, các vua Anh theo gương họ vào năm 1411[14]. Các vương triều Anh (và sau này là Great Britain) tiếp chia huy hiệu Pháp thành một góc tư trong huy hiệu nước Anh cho đến năm 1801, khi George III của Anh từ bỏ tuyên bố chính thức đòi ngai vàng nước Pháp.

 
Huy hiệu nước Pháp sau năm 1376

Vua Charles VII phong quý tộc cho gia đình của Jeanne d'Arc vào ngày 29 tháng 12 năm 1429 bằng một cấp hạng biểu tượng có thể thừa kế. Phòng hộ tịch (Chamber of Accounts) tại Pháp đăng ký việc bang phong quý tộc cho gia đình vào ngày 20 tháng 1 năm 1430. Việc ban phong này cho phép gia đình của bà đổi họ sang "du Lys".

Huy hiệu Tân Pháp vẫn duy trì là tiêu chuẩn của hoàng gia Pháp, và cùng với nền trắng là quốc kỳ của Pháp cho đến Cách mạng Pháp, khi nó được thay thế bằng cờ ba màu của nước Pháp hiện đại. Hoa diên vỹ được đưa trở vào cờ Pháp vào năm 1814, nhưng lại bị thay thế một lần nữa sau cuộc cách mạng chống Vua Charles X năm 1830. Trong một lần khác thường của các sự kiện sau khi chấm dứt nền Đệ nhị Đế quốc Pháp trong đó một lá cờ rõ ràng đã ảnh hưởng đến tiến trình của lịch sử, Henri, Comte de Chambord, được hứa trao ngôi hoàng đế nước Pháp, nhưng ông chỉ đồng ý với điều kiện là người Pháp từ bỏ cờ ba màu và đưa cờ nền trắng có hoa diên vỹ trở lại[15]. Điều kiện của ông bị bác bỏ và nước Pháp trở thành Đệ tam Cộng hòa Pháp.

Các vương quyền và quốc vương khác của châu Âu

sửa

Hoa diên vỹ nổi bật có trong các món đồ trang sức Vương miện AnhScotland. Trong huy hiệu Anh, nó được dùng trong nhiều cách khác nhau, và có thể là để đánh dấu chi thứ đứa con trai thứ sáu.

Vòng viền ngoài bằng hoa là phần thiết kế nổi bật của huy hiệu hoàng gia Scotland và cờ từ thời James I của Scotland.

The treasured fleur-de-luce he claims
Hoa diên vỹ quý giá mà ông đã tuyên bố
To wreathe his shield, since royal James
Quấn quanh tấm mộc của ông, từ thời hoàng gia James

–Sir Walter Scott, The Lay of the Last Minstrel[16]
 
Hoa diên vỹ của Firenze

Trong hoa diên vỹ Firenze, các nhị hoa luôn được đặt trong các cánh hoa. Kiểu huy hiệu này thường được biết với tên gọi là "hoa huệ Firenze" (Florentine lily) để phân biệt nó với các kiểu hoa diên vỹ thông thường. Vì là huy hiệu của thành phố nên nó được thấy trong các hình tượng của giám mục Zenobius[2]. Tiền Firenze, đồng fiorino, được trang trí với nó, và nó có ảnh hưởng đến hình dạng và tên của đồng Hungary forint và những loại tiền florin khác. Có vài nơi tại Ý, hoa diên vỹ được dùng trên các thánh miện và huy hiệu của các giáo hoàng.

 
Hoa diên vỹ của Bosna
 
Huy hiệu của Serbia

Hoa diên vỹ cũng là biểu tượng của gia đình Kotromanic, một gia đình cai trị ở Bosna trung đại công nhận Angevin, nơi mà hoa được người ta nghĩ là thuộc nhóm hoa Lilium bosniacum. Nó được dùng như là cờ của Bosna và Hercegovina giữa những năm 1992 và 1998. Các nước khác dùng hoa diên vỹ làm huy hiệu còn có Serbia sau lễ cưới của Stefan Uroš I và công chúa Hélène d'Anjou của Angevin trong thế kỷ 13, và Tây Ban Nha công nhận Bourbons.

Hoa diên vỹ làm huy hiệu được truyền khắp nơi: trong số nhiều thành phố sử dụng nó như biểu tượng là những thành phố có tên phát âm ra từ "lily", thí dụ, Lille ở Pháp và Liljendahl ở Phần Lan.

Bắc Mỹ

sửa
 
Cờ Québec
 
Cờ Acadiana

Hoa diên vỹ vượt qua Đại Tây Dương cùng với người châu Âu đi Tân Thế giới, đặc biệt là với người định cư Pháp, và rồi nó được dùng cho cờ của Québec, Nova Scotia, Detroit và những nơi khác nữa. Vùng Acadiana và nhiều thành phố ở miền nam Louisiana, như New OrleansBaton Rouge, cũng dùng hoa diên vỹ. Các nơi có tên từ một trong các vua Pháp Louis cũng dùng hoa diên vỹ: trong đó phải kể là Louisville, KentuckySt. Louis, Missouri nơi mà biểu tượng hoa ba cánh cũng biểu thị cho sự nhập lại của ba con sông (Mississippi, MissouriIllinois).

Biểu tượng trong tôn giáo và nghệ thuật

sửa
 
Hoa diên vỹ trên bình cổ Syria thế kỷ 14

Thời Trung cổ, các biểu tượng hoa huệ và hoa diên vỹ đáng chú ý là nằm chồng lên nhau trong nghệ thuật tôn giáo. Michel Pastoureau, một sử gia, nói rằng cho đến khoảng năm 1300 chúng được thấy trong các hình tượng mô tả Giê-su, nhưng dần dần chúng trở thành biểu tượng của Đức mẹ Đồng trinh và có liên quan với Bài hát của Solomon "lily among thorns" (lilium inter spinas), được hiểu như là nói đến Mẹ Mary. Các văn học tôn giáo và thánh kinh khác mà trong đó hoa huệ biểu hiện sự tinh nguyên và trong sạch cũng đã giúp đưa nó lên như một vật tượng trưng cho hình tượng của Đức mẹ Đồng trinh.

Nước Anh trung đại từ giữa thế kỷ 14, con dấu của một phụ nữ quý tộc thường có hình một người phụ nữ với hoa diên vỹ, dựa theo ý nghĩa rộng về Maria với "đức tính và tinh thần phụ nữ"[17]. Hình tượng Mary cầm hoa xuất hiện đầu tiên trong thế kỷ 11 trên các tiền kim loại phát hành bởi các nhà thờ để vinh danh Đức mẹ, và kế tiếp là trên các con dấu của nhà thờ tăng hội, bắt đầu là với Nhà thờ Đức bà Paris năm 1146. Một biểu tượng chuẩn là hình Mary cầm hoa bằng tay phải như bà được biểu hiện trong tượng Đức mẹ Đồng trinh Paris của nhà thờ nói trên (với hoa huệ). Các hoa có thể là "các vật trang trí đơn giản giống hoa, đôi khi là hoa huệ vườn, đôi khi là hoa diên vỹ dùng như huy hiệu"[12].

Ba cánh hoa của kiểu huy hiệu phản ánh một sự liên hệ rộng rãi với Chúa Ba Ngôi[18], một truyền thống có từ nước Pháp thế kỷ 14[4], thêm vào niềm tin từ xa xưa rằng chúng cũng đại diện cho đức tin, thông thái và tinh thần hiệp sĩ.

Trong một số tác phẩm văn học của Trung Quốc và Nhật Bản, bách hợp đại diện cho tình yêu thuần khiết của người phụ nữ, vượt qua mọi định kiến của xã hội.[1]

Việc sử dụng thời nay

sửa
Xem thêm phần Bắc Mỹ ở trên.
 
Hoa diên vỹ tại New Orleans sau Bão Katrina năm 2005

Việc sử dụng hoa diên vỹ thời nay phản ánh "sự hiện hữu liên tục của hoa diên vỹ trong các huy hiệu của cuộc sống hàng ngày", thường là có chủ ý, nhưng cũng có khi người sử dụng không biết họ đang kéo dài cuộc đời của các huy hiệu có lịch sử hàng mấy thế kỷ"[19].

Hoa diên vỹ có trong huy hiệu quân sự như các huy hiệu của Cục Tình báo Do Thái và Lực lượng Viễn chinh Canada trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chúng cũng có thể được chọn dùng trong các đội thể thao, đặc biệt là khi cờ địa phương của đội thể thao đó có hình hoa diên vỹ, như đội khúc côn cầu xưa kia là Quebec Nordiques và đội bóng bầu dục New Orleans Saints, và có trong các huy hiệu va biểu trưng của các viện đại học (như Đại học Louisiana ở LafayetteĐại học Saint Louis ở Missouri), các trường học (tại St. Peter, Minnesota) và các công ty (như công ty Royal Elastics Shoe). Đội Kèn trống Hướng đạo Madison (Madison Scouts Drum and Bugle Corps) cũng có hoa diên vỹ trên biểu tượng chính thức của họ. Cờ của Lincolnshire ở Anh có hoa diên vỹ ở giữa. Nó cũng là một trong các biểu trưng của hội sinh viên nữ quốc gia Mỹ Kappa Kappa Gamma.

Biểu trưng có thể được dùng trong các cách ít truyền thống. Sau Bão Katrina nhiều người New Orlean đủ mọi lứa tuổi và thành phần đã xâm mình với một trong các huy hiệu văn hóa như để ghi nhớ về cơn bão, theo một nhà nghiên cứu tại đại học Đại học Tulane[20]. Đội biểu diễn máy bay Blue Angels của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã đặt tên một kiểu biểu diễn máy bay lộn vòng nhẹ nhàng với hoa diên vỹ, và thậm chí có hai phương thức giải phẫu được gọi tên như vậy.

Biểu trưng của Hướng đạo

sửa
Tập tin:Wosm-mexico.gif
Huy hiệu Thành viên Thế giới của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới, một phần của huy hiệu được dùng bởi đa số các tổ chức Hướng đạo quốc gia

Hoa diên vỹ là yếu tố chính trong biểu trưng của đa số các tổ chức Hướng đạo, biểu hiện đề tài chính trong Hướng đạo: ngoài trời và hoang dã[21]. Ba cánh hoa hay ba lá tượng trưng cho ba điều trong Lời hứa Hướng đạo (bổn phận đối với Thượng đế và Nhà vua (hoặc đối với Thượng đế và quốc gia tôi), giúp đỡ mọi người và tuân theo Luật Hướng đạo) rất giống như ba cánh lá của lá ba cánh tượng trưng ba điều trong lời hứa của nữ Hướng đạo. Biểu trưng cũng thường được dùng trên mặt la bàn để đánh dấu hướng bắc, một truyền thống khởi đầu bởi Flavio Gioja. Robert Baden-Powell, người sáng lập ra phong trào Hướng đạo, giải thích Lưu trữ 2006-12-02 tại Wayback Machine rằng Hướng đạo sinh lấy biểu tượng hoa diên vỹ từ việc sử dụng trong mặt la bàn bởi vì nó "chỉ đúng hướng (và hướng lên) mà không xoay qua trái hay phải, nếu không thì sẽ đi sai hướng về phía ngược lại".

Trong văn chương

sửa

Biểu trưng đã có trong các chuyện tiểu thuyết hiện đại có chủ đề về lịch sử và bí ẩn, như trong tiểu thuyết bán chạy nhất Mật mã Da Vinci và những sách khác thảo luận về Priory of Sion. Nó lại xuất hiện trong văn chương Pháp, thí dụ các tác phẩm nổi tiếng được dịch ra tiếng Anh gồm có nhân vật Fleur de Lys trong Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris) của Victor Hugo, và có dính dáng trong Ba chàng Ngự lâm của Alexandre Dumas đến cổ tục đóng dấu tội phạm bằng dấu hoa diên vỹ (fleurdeliser trong tiếng Pháp). Trong văn chương Anh thời Elizabeth I, nó là tên chuẩn cho hoa iris, việc sử dụng như vậy kéo dài hàng thế kỷ[22], nhưng đôi khi ám chỉ đến hoa huệ hoặc các hoa khác. Nó cũng xuất hiện trong tiểu thuyết A Confederacy of Dunces của John Kennedy Toole trên một dấu hiệu được phác họa bởi nhân vật chính.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Michel Pastoureau, Heraldry: its origins and meaning translated by Francisca Garvie (Thames and Hudson 1997), ISBN 0-500-30074-7, p.98
  2. ^ a b Hall, James (1974). Dictionary of Subjects & Symbols in Art. Harper & Row. ISBN 0-06-433316-7. p.124.
  3. ^ Michel Pastoureau (2006) Traité d'Héraldique, "Treatise on Heraldry", translated by François R. Velde
  4. ^ a b Michel Pastoureau, Heraldry: its origins and meaning p.99
  5. ^ Lewis, Philippa & Darley, Gillian (1986) Dictionary of Ornament
  6. ^ Ralph E. Giesey, Models of Rulership in French Royal Ceremonial in Rites of Power: Symbolism, Ritual, and Politics Since the Middle Ages ed. Wilentz (Princeton 1985) p43
  7. ^ A.C. Fox-Davies, A Complete Guide to Heraldry (London 1909) p273
  8. ^ “British Library commentary on the legend presented in the Bedford Book of Hours”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2007.
  9. ^ François R. Velde
  10. ^ Michel Pastoureau, Heraldry: its origins and meaning p.99-100
  11. ^ Fox-Davies, A Complete Guide to Heraldry p274
  12. ^ a b Michel Pastoureau, Heraldry: its origins and meaning p.100
  13. ^ Chronicles of Guillaume de Nangis quoted in Nouvelle collection des mémoires pour servir a l'histoire de France (1839)]
  14. ^ Fox-Davies
  15. ^ Pierre Goubert, The Course of French History, translator Maarten Ultee, (Routledge 1991) p.267
  16. ^ Sir Walter Scott (1833) The Complete Works of Sir Walter Scott, Volume 1 of 7, Canto Fourth, VIII, NY: Conner and Cooke
  17. ^ Susan M. Johns, Noblewomen, Aristocracy and Power in the Twelfth-Century Anglo-Norman Realm (Manchester 2003) p130
  18. ^ F.R.Webber, Church Symbolism 1938 (Kessinger 2003) p.178[liên kết hỏng]
  19. ^ Michel Pastoureau, Heraldry: its origins and meaning, p.93-94
  20. ^ Times-Picayune, ngày 16 tháng 7 năm 2006
  21. ^ Walton, Mike The World Crest Badge...(and why do we *all* wear it?) Lưu trữ 2007-10-10 tại Wayback Machine. 1999.
  22. ^ OED

Liên kết ngoài

sửa