Hoa anh túc tưởng niệm

Hoa anh túc tưởng niệm (tiếng Anh: Remembrance Poppy, đôi khi gọi tắt là poppy) thường là những bông hoa anh túc đỏ (anh túc ngô, ngu mỹ nhân) nhân tạo cách điệu mà ngày nay thế giới và đặc biệt là ở các quốc gia nói tiếng Anh dùng làm biểu tượng của sự tưởng nhớ các nạn nhân vô danh của chiến tranh, đặc biệt là những người lính chiến đã ngã gục trong 2 trận chiến tranh thế giới. Việc sử dụng hoa anh túc đỏ (Papaver rhoeas) như một biểu tượng để kỷ niệm những nạn nhân chiến tranh bắt đầu vào năm 1920 trong các quốc gia nói tiếng Anh và ban đầu chỉ được dùng để tưởng niệm những liệt sĩ của chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày nay, chúng được sử dụng chủ yếu ở Anh quốc và khắp Khối Thịnh vượng chung Anh để kỷ niệm những người tử trận trong tất cả các cuộc xung đột của họ kể từ năm 1914.

Hoa anh túc đỏ nhân tạo trên ve áo

Đặc biệt, vào Ngày tưởng niệm (Remembrance Day), còn gọi là Ngày đình chiến (Armistice Day) hay là Ngày hoa anh túc đỏ (Poppy Day) kỷ niệm vào ngày 11 tháng 11 hàng năm, và trong những tuần trước đó, hoa anh túc nhân tạo biểu tượng được phân phối và đeo trên ve áo tại Anh và một số quốc gia khác.[1] Ở Úc và New Zealand, hoa anh túc nhân tạo cũng được dùng vào Ngày Anzac.[2] Các hoa cài cách điệu này bao gồm một hoa anh túc đơn giản, đôi khi với cả lá. Hoa anh túc cũng được đặt tại các đài tưởng niệm và các phần mộ, thường là trong hình dáng vòng hoa anh túc nhân tạo, hoặc thánh giá bằng gỗ, hay ngôi sao nhỏ, hoặc hình trăng lưỡi liềm với chỉ một hoa anh túc đỏ nhân tạo duy nhất được cắm vào đá hay cỏ.

Vào năm 2014, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 của sự khởi đầu của Thế chiến I, một cuộc trưng bày gọi là "Blood Swept Lands and Seas of Red" (Máu tràn đất và Biền đỏ, trích từ một câu thơ) trước tháp Luân Đôn với 888.246 bông anh túc bằng gốm sứ, đại diện cho mỗi người chết của Anh và thuộc địa trong trận chiến

Nguồn gốc

sửa

Tập quán này bắt nguồn từ một bài thơ In Flanders Fields (Trên những cánh đồng Flanders) của John McCrae, một cựu trung tá quân y người Canada.[3] Sau chiến tranh thế giới thứ nhất vào khoảng năm 1915, ông đi thăm mộ bạn tại Flanders (Flandres, nay thuộc Bỉ), thì thấy những hoa anh túc đỏ nở rộ trên những phần mộ mới đắp. Bài thơ bắt đầu bằng những câu sau[4]:

In Flanders fields the poppies grow
Between the crosses, row on row
That mark our place; and in the sky
The larks, still bravely singing, fly
Scarce heard amid the guns below
We are the dead. Short days ago,
We lived, felt dawn, saw sunset glow,
Loved and were loved, and now we lie
In Flanders fields......
Trên những cánh đồng Flanders hoa anh túc nở rộ
Giữa những hàng thập tự, xen kẽ hàng từng hàng
Nơi đây ghi lại vết tích của chúng tôi, và trên bầu trời
Những con chim sơn ca vẫn hót và bay
Nhưng không nghe rõ vì quyện lẫn với tiếng súng ở dưới đây
Tất cả chúng tôi đều đã qua đời, chỉ vài ngày trước thôi,
Chúng tôi sống, cảm nhận bình minh, nhìn thấy hoàng hôn rực rỡ,
Yêu và được yêu, và bây giờ chúng tôi nằm dây
Trên những cánh đồng Flanders.......
 
Bản in năm 1921
 
Hoa anh túc trên cánh đồng cỏ Flanders

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Rahman, Rema (ngày 9 tháng 11 năm 2011). “Who, What, Why: Which countries wear poppies?”. BBC News. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ “NZ Army - Anzac Day”. www.army.mil.nz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ In Flanders Fields and Other Poems. G. P. Putnam's Sons. 1919. tr. 3.
  4. ^ Linda Granfield (tác giả), Janet Wilson (minh họa): In Flanders Fields: The Story of the Poem by John McCrae. Doubleday, 1996, ISBN 0-385-32228-3.

Liên kết ngoài

sửa