Hoằng Tân
Hoằng Tân là một xã thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Hoằng Tân
|
|
---|---|
Xã | |
Xã Hoằng Tân | |
Hành chính | |
Quốc gia | Việt Nam |
Vùng | Bắc Trung Bộ |
Tỉnh | Thanh Hóa |
Huyện | Hoằng Hóa |
Địa lý | |
Diện tích | 4,70 km² [1] |
Dân số (1999) | |
Tổng cộng | 4.942 người [1] |
Mật độ | 1.051 người/km² |
Khác | |
Mã hành chính | 15982 [2] |
Thông tin địa lý
sửaXã Hoằng Tân nằm cực nam của huyện Hoằng Hoá, bên bờ bắc của sông Mã, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 14 km, cách Sầm Sơn khoảng 6 km.
Xã Hoằng Tân có diện tích: 470 ha; dân số (theo Tổng điều tra dân số năm 1999): 4.942 người; mật độ dân số: 1.051 người/km².
Toạ độ trung tâm[1]:
Địa giới hành chính xã Hoằng Tân:
- Đông giáp xã Hoằng Châu;
- Tây giáp xã Hoằng Trạch và phường Quảng Phú (thành phố Thanh Hóa);
- Nam giáp phường Quảng Phú thành phố Thanh Hóa, phường Quảng Thọ, phường Quảng Châu thành phố Sầm Sơn;
- Bắc giáp xã Hoằng Trạch và xã Hoằng Châu.
Hành chính
sửaHiện nay xã Hoằng Tân gồm 5 thôn: Bột Trung, Cẩm Trung, Cẩm Vinh, Đồng Lộng, Trung Hoà.
Lịch sử
sửa- Trước Cách mạng Tháng Tám, là xã Đại Trung thuộc tổng Bái Trạch[3].
- Từ năm 1953, xã Hoằng Tân gồm các làng: Bột Trung, Cẩm Trung, Cẩm Vinh, Đồng Lộng (Đồng Lòng), Trung Hoà (cồn Bãi Nổi)[3].
Làng Cẩm Trung và Đồng Lộng: thời Nguyễn là các xã Cẩm Trung và xã Đồng Lộng, thuộc tổng Bái Cầu.
Làng Cẩm Vinh: trước là Cẩm Tú, từ đầu thời Nguyễn là xã Cẩm Miên, thuộc tổng Bái Cầu, huyện Hoằng Hoá, phủ Hà Trung.
Làng Trung Hoà: tách ra từ Hoá Lộc vào thế kỉ 17.
Di tích và thắng cảnh
sửa- Các làng đều có đình và nghè[3].
- Làng Cẩm Trung và Đồng Lộng có miếu.
- Làng Trung Hoà có nhà thờ (thờ Lê Tuấn Kiệt)
- Làng Cẩm Vinh có chùa và văn chỉ.
Các dòng họ
sửaHiện nay ở xã có rất nhiều dòng họ như: Cao, Nguyễn, Lê, Trần.... Trong đó dòng họ Cao Đình xã Hoằng Tân chiếm đông nhất. Tếp đó là Nguyễn Văn, Lê..
Danh nhân
sửa- Lê Duy Hàn, tiến sĩ thời Lê.
Văn hoá
sửaGiáo dục, y tế
sửaToàn xã có một trường mầm non, một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở.
Kinh tế
sửaKinh tế chủ yếu phụ thuộc vào trồng lúa nước, trồng cây thuốc lào, chăn nuôi và đánh bắt hải sản.
Chú thích
sửa- ^ a b c Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “QD19” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a b c Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập I. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2000.