Hoàng hôn

thời điểm tối nhất của chạng vạng chiều tối, sau khi mặt trời lặn và ngay trước ban đêm

Hoàng hôn là từ thường dùng để chỉ một khoảng thời gian kể từ ngay sau khi Mặt Trời lặn cho tới khi trời tối hẳn (buổi tối). Nó là khái niệm gắn liền với vị trí biểu kiến của Mặt Trời ở phía dưới đường chân trời. Trong khoa học khí tượng và nhiều ngôn ngữ, người ta định nghĩa hoàng hôn (dusk) là một thời điểm tối nhất của chạng vạng chiều tối thay vì là một khoảng thời gian (cách gọi "hoàng hôn" thông dụng ở trên là tương đương với thời gian chạng vạng chiều tối).[1]

Hoàng hôn hàng hải trên đảo Phú Quốc, Kiên Giang

Từ nguyên

sửa

Hoàng hôn là từ Hán-Việt, "黄昏"[2] hay còn gọi là chiều tà. Trong tiếng Việt còn có các tên gọi như nhá nhem, chạng vạng, nhá nhem tối, tối nhọ mặt người, Hán-Việt: bàng vãn, bạc mộ...

Định nghĩa kỹ thuật

sửa
 
Các giai đoạn chạng vạng dân dụng, hàng hải và thiên văn.[3] Hoàng hôn là thời điểm tối nhất của chạng vạng buổi tối.

Thời điểm hoàng hôn là kết thúc của chạng vạng thiên văn, ngay trước lúc đêm tối bắt đầu và độ sáng của bầu trời là cực tiểu.[4] Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, có ba giai đoạn hoàng hôn như sau:

  • Hoàng hôn dân dụng (civil dusk trong tiếng Anh) là thời điểm mà đĩa Mặt Trời ở 6 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều tối. Nó đánh dấu kết thúc của chạng vạng dân dụng (bắt đầu từ khi Mặt Trời lặn). Vào thời điểm này các vật thể vẫn còn có thể phân biệt được và một số ngôi sao (các định tinh và một số hành tinh của hệ Mặt Trời) đã xuất hiện trên bầu trời, có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi trời quang mây. Bầu trời có thể có một vài màu sắc phân biệt trong thời điểm này, chẳng hạn màu đỏ hay cam. Sau thời điểm này, ánh sáng nhân tạo có thể được cần đến cho các hoạt động ngoài trời.
  • Hoàng hôn hàng hải (nautical dusk) là thời điểm khi đĩa Mặt Trời ở 12 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều tối. Nó đánh dấu kết thúc của chạng vạng hàng hải (bắt đầu khi hoàng hôn dân dụng). Vào thời gian này, các vật thể và đường chân trời trở nên khó phân biệt rõ ràng, các ngôi sao và các hành tinh trở nên sáng hơn.
  • Hoàng hôn thiên văn (astronomical dusk) là thời điểm mà đĩa Mặt Trời ở 18 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều tối. Nó đánh dấu sự kết thúc của chạng vạng thiên văn (bắt đầu khi hoàng hôn hàng hải), và sự bắt đầu của ban đêm. Vào thời điểm này, Mặt Trời không còn rọi sáng lên bầu trời được nữa và như thế nó không thể gây nhiễu cho các quan sát thiên văn.[4][5]

Thư viện ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo và ghi chú

sửa
  1. ^ Cục Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA). “Astronomical Terms”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2008.
  2. ^ 黄昏, từ điển tiếng Trung
  3. ^ Van Flandern, T.; K. Pulkkinen (1980). “Low precision formulae for planetary positions”. Astrophysical Journal Supplement Series. 31 (3). Bibcode:1979ApJS...41..391V. doi:10.1086/190623.
  4. ^ a b “Full definition of Dusk”.
  5. ^ “Dusk – Definition and Meaning”. www.timeanddate.com.

Liên kết ngoài

sửa
  • Biểu tính toán thời gian chạng vạng cho khắp thế giới có thể tìm thấy tại www.gaisma.com/en/