Hoàng Lương (nhạc sĩ)

NSƯT, nhạc sĩ Viêt Nam

Hoàng Lương là một nhạc sĩ người Việt Nam, ông chủ yếu phối khí, sáng tác ca khúc, soạn nhạc cho phim, sân khấu và một số loại hình nghệ thuật khác. Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001 và từng giữ các chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật, Phó Giám đốc kênh VOV3 của Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi qua đời năm 2017, Hoàng Lương đang giữ chức Phó Giám đốc Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.[1][2]

Nghệ sĩ ưu tú
Hoàng Lương
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1959-04-15)15 tháng 4, 1959
Nơi sinh
Hà Nội
Mất
Ngày mất
22 tháng 9, 2017(2017-09-22) (58 tuổi)
Nơi mất
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Gia đình
Bố
Hoàng Hà
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2001)
Sự nghiệp âm nhạc
Vai trò
Năm hoạt động1982 - 2017
Đào tạoNhạc viện Hà Nội
Trường phái
Quản lýĐài Tiếng nói Việt Nam

Cuộc đời

sửa

Hoàng Lương sinh ngày 15 tháng 4 năm 1959 tại Tây Hồ, Hà Nội. Ông có 4 người em và là con trai cả của nhạc sĩ Hoàng Hà[3], năm 1985 ông theo gia đình chuyển vào Vũng Tàu định cư.[4][5] Em gái duy nhất của ông theo ngành luật còn 3 em trai theo nghề sữa chữa điện, nghề nghiệp của 4 anh em trai ông ban đầu đều do nhạc sĩ Hoàng Hà chỉ dạy.[4] Con gái ông, Hương Mai từng tham gia một số bộ phim như phim điện ảnh Đầm hoang và phim truyền hình Của để dành, XU50, Bão khô, Hương ngọc lan. Cô hiện là một giảng viên thanh nhạc.[6]

Sự nghiệp

sửa

Năm 12 tuổi, Hoàng Lương đã có sáng tác đầu đầu tay “Em vui chiến thắng Đường 9 - Nam Lào”, lúc này ông là thành viên nhóm nhạc Tuổi Xanh, tiền thân của nhóm nhạc Sơn Ca - Đài Tiếng nói Việt Nam.[1]

Hoàng Lương từng là học sinh trường Chu Văn An, từng tham gia trại hè thiếu nhi ở Ba Lan và đạt giải thường về mỹ thuật.[7] Tháng 6 năm 1975, ông thi đỗ thủ khoa đầu vào chuyên ngành sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.[8][7] Năm 1982, ông được Đài Tiếng nói Việt Nam tuyển làm diễn viên đàn organ.[1][8] Năm 1991, Hội Việt kiều yêu nước tại Pháp sản xuất một video ca nhạc về nhạc sĩ Văn Cao, trong video này lần đầu tiên ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" được biểu diễn với giọng ca Quốc Đông và đệm đàn organ bởi Hoàng Lương.[9][10]

Hoàng Lương qua đời ngày 22 tháng 9 năm 2017 tại Bệnh viện 108 vì căn bệnh ung thư.[11] Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, dù bệnh nặng nhưng ông vẫn kịp hoàn tất phần phối khí cho các tiết mục của Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng.[12]

Tác phẩm

sửa

Âm nhạc

sửa
  • Ngũ tấu kèn đồng[2]
  • Những pho tượng kể chuyện (Ballade)[2]
  • Hải Phòng tuổi thơ (Ca khúc)
  • Hà Nội mùa đông (Ca khúc)
  • Mùa xuân tiếng hát Việt Nam (Ca khúc)
  • Ánh sao biển (Ca khúc)
  • Xuân về trên môi em (Ca khúc)[8]
  • Tình em với biển (Ca khúc)
  • Một ngày (Ca khúc)
  • Đêm lửa trại kể chuyện anh Kim Đồng (Ca khúc)
  • 5 giọt nước (hợp xướng)[13]

Các bộ phim tham gia soạn nhạc

sửa
  • Sự tích đảo bà (hoạt hình - 2009)
  • Những chú cá lạc đàn (hoạt hình - 2009)

Giải thưởng

sửa
Giải thưởng âm nhạc
Năm Giải thưởng Tác phẩm Kết quả Đồng tác giả Chú thích
1995 Hội Nhạc sĩ Việt Nam Ca khúc "Một ngày" Giải Nhì [12][1]
1996 Ballade "Những pho tượng kể chuyện" Giải Nhất
1999 Giao hưởng hợp xướng "Côn Đảo" Giải Đặc biệt Hoàng Hà
2001 Ca khúc "Tình em với biển" Giải Tư [12]
2011 Cuộc thi hợp xướng quốc tế Johannes Brahms lần thứ 7 Giải Vàng [1]
Giải thưởng điện ảnh
Năm Giải thưởng Phim Đề cử Hạng mục Kết quả Đồng hạng Chú thích
1993 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 Em còn nhớ hay em đã quên Âm nhạc xuất sắc Phim điện ảnh Đoạt giải Phú Thăng phim Băng qua bóng tối [14]
2004 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 Con sâu Hoạt hình Đoạt giải [15]
2009 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 Âm sắc màn đêm Phim video Đoạt giải [16]
Sự tích Đảo Bà Hoạt hình Đoạt giải
2014 Giải Cánh diều 2013 Những người viết huyền thoại Âm nhạc xuất sắc Phim điện ảnh Đoạt giải Nguyễn Mạnh Duy Linh phim Đường đua [17][18]

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e PV (22 tháng 9 năm 2017). “Nhạc sĩ Hoàng Lương - Phó Giám đốc Nhà hát Đài TNVN qua đời”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b c Thành Công (5 tháng 8 năm 2017). “Nhạc sĩ Hoàng Lương: Tâm huyết cả đời gửi vào nốt nhạc”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ “Những ca khúc làm 'sống dậy' thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975”. Cựu Chiến Binh Việt Nam. 14 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ a b “Con gái cố nhạc sĩ Hoàng Hà: "Cha luôn sợ mẹ tôi phải cô đơn". Giáo dục Việt Nam. 4 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ Trí, Dân (7 tháng 9 năm 2013). “Dòng người thương tiếc tiễn đưa nhạc sĩ "Đất nước trọn niềm vui". Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ Minh Ngọc (4 tháng 12 năm 2014). “Ngôi sao nhí ngày ấy & bây giờ - Kỳ 4: Gặp lại bé Luyến trong 'Của để dành'. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ a b “Dự cảm lớn về đại thắng”. Báo Nhân Dân điện tử. 23 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ a b c “Tiễn biệt nhạc sĩ Hoàng Lương về nơi an nghỉ cuối cùng”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM (bằng tiếng Anh). 25 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ Nguyễn Thụy Kha (30 tháng 4 năm 2015). “Sức sống của Mùa xuân đầu tiên”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ Minh Dân (1 tháng 4 năm 2024). Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên (PDF). Báo Đắk Lắk. tr. 15–17.
  11. ^ Ngọc Ngà (23 tháng 9 năm 2017). “Hoàng Lương – Nhạc sĩ luôn cháy hết mình cho âm nhạc”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  12. ^ a b c Xuân Kỳ (29 tháng 9 năm 2017). “Nhạc sĩ, NSƯT Hoàng Lương”. Hội nhạc sĩ Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  13. ^ dân, Báo Đại biểu Nhân (22 tháng 5 năm 2024). “Hợp xướng Gió Xanh tổ chức hòa nhạc "Việt Nam thương mến". Báo Đại biểu Nhân dân. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  14. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ X”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIV - Muôn mặt điện ảnh - Thế giới điện ảnh”. web.archive.org. 14 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ ONLINE, TUOI TRE (13 tháng 12 năm 2009). 'Đừng đốt' đoạt Bông sen vàng”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ V.V (16 tháng 3 năm 2014). “Trao giải Cánh diều vàng 2013: "Thần tượng" thắng lớn, đoạt 6 giải”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2024.
  18. ^ Hạnh Phương (17 tháng 10 năm 2013). “Bông sen vàng "gỡ điểm" cho liên hoan phim ngập thảm họa”. VietNamNet. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.