Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu

Hoàng hậu Đại Thanh

Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu (tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᠨᡝᠮᡤᡳᠶᠠᠨ
ᠰᡠᠩᡤᡳᠶᡝᠨ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga nemgiyan sunggiyen hūwangheo, Abkai: hiyouxungga nemgiyan sunggiyen hvwangheu, chữ Hán: 孝淑睿皇后; 2 tháng 10, năm 1760 - 5 tháng 3, năm 1797), là nguyên phối và Hoàng hậu đầu tiên của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế, đồng thời là sinh mẫu của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế.

Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu
孝淑睿皇后
Gia Khánh Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Thanh
Tại vị4 tháng 1 năm 1796
7 tháng 2 năm 1797
Đăng quang4 tháng 1 năm 1796
Tiền nhiệmCao Tông Kế Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Hòa Duệ Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh(1760-10-02)2 tháng 10, 1760
Mất5 tháng 3, 1797(1797-03-05) (36 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng22 tháng 10 năm 1803
Xương lăng (昌陵), Thanh Tây lăng
Phối ngẫuThanh Nhân Tông
Gia Khánh Hoàng đế
Hậu duệ
Thụy hiệu
Hiếu Thục Đoan Hòa Nhân Trang Từ Ý Đôn Dụ Quang Thiên Hựu Thánh Duệ Hoàng hậu
(孝淑端和仁庄慈懿敦裕昭肅光天佑聖睿皇后)
Thân phụHòa Nhĩ Kinh Ngạch
Thân mẫuVương Giai thị

Trong lịch sử nhà Thanh, bà là một trong hai vị Trung cung Hoàng hậu sinh hạ được Hoàng đế kế vị, bên cạnh Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu.

Không như các Hoàng hậu trước đó của nhà Thanh, Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu xuất thân trong một gia tộc không mấy hiển hách, thậm chí từng thuộc tầng lớp Bao y. Nhưng rốt cuộc bà vẫn có được vị trí Đích Phúc tấn, sau trở thành Đại Thanh Hoàng hậu. Nhiều giả thuyết cho rằng Càn Long Đế chủ trì hôn sự, biết rõ xuất thân của bà nhưng vẫn chọn làm con dâu vì muốn che giấu ý định lập Gia Khánh Đế làm người kế vị.[cần dẫn nguồn]

Thân thế

sửa

Dòng dõi cữu gia

sửa
 
Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu Hỉ Tháp Lạp thị.

Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu sinh ngày 24 tháng 8 (âm lịch) năm Càn Long thứ 25 (1760), là người thuộc bộ tộc Hỉ Tháp Lạp thị (喜塔腊氏), thuộc Mãn Châu Chính Bạch kỳ. Tuy nhiên xuất xứ nguyên lai không hề như vậy.

Bà xuất thân từ một tộc khai thủy bởi Ngang Quả Đô Lý Ba Nhan (昂果都理巴顏), một nhân sĩ thời nhà Minh. Con trai cả của Ngang Quả Đô Lý Ba Nhan là Đô Lý Kim Đô Đốc (都理金都督) có vị thế rất cao trong xã hội Nữ Chân thời Minh, cũng sản sinh ra nhiều nữ quyến cho nhà Thanh, như vợ của Thanh Hưng Tổ Phúc Mãn, tằng tổ mẫu của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích là huyền tôn nữ của Đô Lý Kim Đô Đốc. Mẹ đẻ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng là trong dòng tộc này.

Vì tính đặc thù quan hệ, gia tộc này được gọi là Cữu gia (舅家), được trọng dụng thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích và Hoàng Thái Cực, chủ yếu coi sóc Vĩnh Lăng là mộ phần tổ tiên. Khi Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế tiến hành nhập quan, vì thân phận của họ mà không thể "Tòng long nhập quan", do đó về sau họ không thể tiến thân quan trường.

Bao y xuất kỳ

sửa

Tổ tiên của Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu thuộc chi của con trai thứ năm của Ngang Quả Đô Lý Ba Nhan là Tát Bích Đồ (薩璧圖). Trong Hỉ Tháp Lạp thị ban hệ, cũng chỉ được xem là thứ hệ mà thôi. Vào thời Thanh sơ, huyền tôn của Tát Bích Đồ là A Tháp (阿塔) không dự việc coi Vĩnh Lăng, mà tham dự Chính Bạch kỳ Bao y Tá lĩnh, có thể "Tòng long nhập quan", từ đó mới danh chính ngôn thuận vào triều làm quan. Con trai A Tháp là Tráp Cách (扎格), là Bao y Tá lĩnh, con Tráp Cách là An Thái (安泰) cũng là [Nội vụ phủ Nhàn tán Bao y]. Con của An Thái là Ái Tinh A (愛星阿), làm Nội vụ phủ Viên ngoại lang hàm Chính ngũ phẩm, đến con của Ái Tinh A là Thường An (常安), làm Nội vụ phủ Bái đường a. Vị Thường An này chính là tổ phụ của Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu.

Đến đây, gia tộc của bà vẫn thường thường bậc trung, không đủ trọng vọng. Vào lúc ấy, có một người trong họ là Lai Bảo (來保), tính ra là đường huynh đệ không cùng chi với Thường An, trong năm Khang Hi từ Khố sử xuất sĩ, làm Nội vụ phủ Tổng quản thời Ung Chính, đến thời Càn Long lại làm đến Thượng thư, Võ Anh điện Đại học sĩ, là danh thần một thời. Căn cứ 《Bát Kỳ thông chí - 八旗通志》, Đệ nhất Tham lĩnh Đệ thập bát Tá lĩnh, từ năm Càn Long thứ 6 (1741), ra chỉ thoát khỏi thân phận Bao y, chuyển thành Mãn Châu Chính Hoàng kỳ Thế quản Tá lĩnh, lấy Đại học sĩ Lai Bảo quản tiếp. Từ đó, một chi A Tháp thoát khỏi Bao y xuất thân, đường hoàng trở thành một gia tộc thuộc Chính Bạch kỳ, một trong [Thượng Tam kỳ] lúc bấy giờ[1].

Phụ thân của Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu là Hòa Nhĩ Kinh Ngạch (和尔经额), từ Nội vụ phủ xuất thân, do có năng lực nên dần lên Phó Đô thống, thuộc hàng Tam phẩm, đây mới là lúc gia tộc của bà mới chân chính khai quang. Về sau, ông được tặng [Tam đẳng Thừa Ân công; 三等承恩公][2]. Hòa Nhĩ Kinh Ngạch có 3 vợ cả: nguyên phối Qua Nhĩ Giai thị, kế thất Lý Giai thị rồi Vương Giai thị, Hiếu Thục Hoàng hậu là Vương Giai thị sinh ra. Trong nhà bà có bốn người anh em khác, trưởng huynh Thịnh Trụ (盛住), thứ huynh Long Trụ (隆住) qua đời sớm, tam huynh Mạnh Trụ (孟住) và tứ đệ Linh Trụ (齡住).

Đại Thanh Hoàng hậu

sửa

Gia Thân vương Đích Phúc tấn

sửa

Năm Càn Long thứ 39 (1774), ngày 27 tháng 4 (âm lịch), Hỉ Tháp Lạp thị được gả cho Hoàng tử Vĩnh Diễm, Hoàng tử thứ 15 của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế, trở thành Đích Phúc tấn của Vĩnh Diễm. Theo cách Càn Long Đế nhận định, vào năm Càn Long thứ 38 (1773) thì ông đã bí mật lập Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm làm Trữ quân, như vậy vào năm sau (1774), khi chỉ định Vĩnh Diễm kết hôn cùng con gái của Hòa Nhĩ Kinh Ngạch là Hỉ Tháp Lạp thị, ông đã xác định Vĩnh Diễm đăng cơ Hoàng đế thì Hỉ Tháp Lạp thị sẽ là Hoàng hậu tương lai.

Năm Càn Long thứ 45 (1780), ngày 3 tháng 4 (âm lịch), giờ Tí, bà sinh hạ Hoàng thứ nữ, lên 3 tuổi thì chết yểu. Năm thứ 47 (1782), ngày 10 tháng 8, giờ Dần, Hỉ Tháp Lạp thị sinh hạ Hoàng nhị tử Miên Ninh (綿寧), tức Thanh Tuyên Tông. Và vào năm thứ 49 (1784), ngày 7 tháng 9, giờ Thân, sinh hạ Hoàng tứ nữ, tức Cố Luân Trang Tĩnh Công chúa.

Căn cứ Thanh cung y án ghi lại, Hỉ Tháp Lạp thị vào cung thì thân thể tương đối khỏe mạnh, nhưng sau khi sinh hạ Hoàng nhị nữ, liên tiếp thân thể chưa kịp điều phối lại sinh thêm Hoàng nhị tử rồi Hoàng tứ nữ, thân thể từ đó liên tục không tốt.

Hoàng hậu không chiếu cáo

sửa

Năm Càn Long thứ 54 (1789), Hoàng thập ngữ tử Vĩnh Diễm chính thức sắc phong làm Gia Thân vương, Hỉ Tháp Lạp thị trở thành Thân vương Phúc tấn. Năm thứ 60 (1796), ngày 13 tháng 10, Càn Long Đế chỉ định Gia Thân vương làm Hoàng thái tử. Sang năm (1797), tháng giêng, Hoàng thái tử Vĩnh Diễm nối ngôi, sử gọi là Gia Khánh Đế. Càn Long Đế thoái vị, trở thành Thái Thượng hoàng.

Năm Gia Khánh nguyên niên (1796), ngày 4 tháng 1, lấy Đông các Đại học sĩ Vương Kiệt làm Chính sứ, Lễ bộ Hữu Thị lang Đa Vĩnh Vũ (多永武) làm Phó sứ, cẩm tiết, kim sách bảo, tấn phong Thái tử phi Hỉ Tháp Lạp thị thành Hoàng hậu[3]. Điểm đặc biệt là Thái Thượng hoàng quyết định huỷ bỏ nghi thức chiếu cáo thiên hạ trong đại điển phong hậu, cũng nói các quan viên không cần dâng biểu chúc mừng. Việc này khá bất thường đối với Hoàng hậu Đại Thanh, nếu là vì bệnh tình thì không thể vì khi Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu sắp mất thì Khang Hi Đế vẫn ra chỉ chiếu cáo thiên hạ để tôn vinh bà. Điều này rất có thể do Càn Long Thái Thượng hoàng không mấy xem trọng người con dâu này.[cần dẫn nguồn]

Qua đời

sửa

Giảm thiểu tang nghi

sửa

Năm Gia Khánh thứ 2 (1797), ngày 7 tháng 2 (âm lịch), Hỉ Tháp Lạp Hoàng hậu qua đời, hưởng dương 36 tuổi. Tạm quàn ở Cát An sở (吉安所). Sau khi Hoàng hậu qua đời, theo ý chỉ của Gia Khánh Đế:

Chỉ dụ này đại khái nói rằng, Gia Khánh Đế vì việc hiếu dưỡng Thái Thượng hoàng, mà phải giảm tang nghi của Hoàng hậu. Tháng 5 năm ấy, Thái Thượng hoàng chỉ dụ thụy hiệu cho Đại Hành Hoàng hậu là Hiếu Thục Hoàng hậu (孝淑皇后), cho đến khi hạ táng bà vào Hoàng lăng không hề thấy ghi chép việc làm lễ sách thụy cho bà, có thể lễ này đã bị Càn Long Đế hủy bỏ[5]. Sau khi các lễ tế cử hành xong, kim quan của bà được tạm an ở Tĩnh An trang (静安庄). Năm Gia Khánh thứ 8 (1803), ngày 11 tháng 10 (âm lịch), phụng kim quan đến Thanh Tây lăng. Ngày 22 tháng 10 (âm lịch) cùng năm, Kim quan của Hiếu Thục Hoàng hậu được táng vào địa cung của Xương lăng (昌陵).

Vào ngày cử tang tháng thứ nhất, Gia Khánh Đế đích thân tế rượu, nhưng sau đó 100 ngày, nhất - nhị - tam mãn nguyệt lễ, rồi một - hai - ba năm đầy lễ thì phái con trai của bà là Hoàng nhị tử Miên Ninh đến túc trực.

Miên Ninh về sau trở thành Đạo Quang Đế, 3 người anh em bà tuy không xuất sắc[cần dẫn nguồn] nhưng cũng được Gia Khánh Đế trọng dụng, bổ làm Nội vụ phủ Đại thần, Thượng thư, Trấn giữ Tướng quân. Các cháu bà kế thừa tước Tam đẳng Thừa Ân công, Khánh Lâm cháu trai bà làm Phụng Thiên phủ Doãn, Sùng Luân làm đến Tuần phủ Hồ Bắc, đến Vãn Thanh có diễn viên Hề Khiếu Bá (奚啸伯) là hậu duệ trong tộc của bà.

Chính thức sách thụy

sửa

Năm Đạo Quang nguyên niên (1821), tháng 3, con trai của Hiếu Thục Hoàng hậu là Đạo Quang Đế sau khi lên ngôi, tiến hành làm lễ truy thụy cho mẹ mình. Ông đến trước thần vị của Hiếu Thục Hoàng hậu tại Long Ân điện hành lễ, sau đó đưa thần vị của bà cùng Gia Khánh Đế hợp thờ Thái miếu, Phụng Tiên điện[6][7].

Các thời Hàm PhongĐồng Trị về sau truy phong bà thụy hiệu là Hiếu Thục Đoan Hòa Nhân Trang Từ Ý Đôn Dụ Quang Thiên Hựu Thánh Duệ Hoàng hậu (孝淑端和仁庄慈懿敦裕昭肅光天佑聖睿皇后).

Hậu duệ

sửa
  1. Hoàng thứ nữ [皇次女; 1780 - 1783].
  2. Hoàng nhị tử Miên Ninh [旻寧], tức Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Hoàng đế.
  3. Cố Luân Trang Tĩnh Công chúa [莊靜固倫公主; 20 tháng 10 năm 178427 tháng 6 năm 1811], Hoàng tứ nữ, hạ giá Bối tử Mã Nặc Ba Đạt Lạt (瑪尼巴達喇) của bộ tộc Thổ Mặc Đặc (土默特), Mông Cổ.

Phim ảnh truyền hình

sửa
Năm Phim truyền hình Diễn viên Nhân vật
2008 Mẹ chồng khó tính
(我的野蛮奶奶)
Hoàng Kỉ Oánh
(黃𨥈瑩)
Hỉ Tháp Lạp·Thục Duệ
(喜塔臘·淑睿)
2010 Vạn phụng chi vương
(萬凰之王)
Tống Hi Niên
(宋熙年)
Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu
(孝淑睿皇后)
2015 Trương Bảo Tử
(張保仔)
Tạ Tuyết Tâm
(谢雪心)
Thuần Quý phi
(淳貴妃)
2018 Thiên mệnh
(天命)
Thẩm Trác Doanh
(沈卓盈)
Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu
(孝淑睿皇后)

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ 《八旗通志》中的记载:第一参领第十八佐领,系乾隆六年由正白旗内务府抬入正白旗满洲世管佐领,以大学士来保管理。来保故,以其子员外郎诚伦管理。诚伦故,以其子云麾使灵椿管理,续以护军参领瑚尔太管理。瑚尔太故,以副都统哈清阿管理。哈清阿升任西安府副都统,以副都统阿必达管理。阿必达告退,以一等男兼二等侍卫穆克登额管理。(谨案:新增第十八佐领,乾隆六年五月因原任大学士来保宣力有年,奉旨由正白旗内务府抬入正白旗满洲,赏给世管佐领,令来保管理,续以其子诚伦、孙灵椿承袭。乾隆三十七年七月奉旨作为公中佐领)
  2. ^ 嘉庆元年(1796年)正月,册立喜塔腊氏为皇后,即孝淑睿皇后。二月甲辰,和尔经额被追封三等承恩公。
  3. ^ 《清仁宗实录》上奉太上皇帝命。遣东阁大学士王杰、为正使。礼部右侍郎多永武、为副使。持节、赍册、宝、册立嫡妃喜塔腊氏为皇后。敕曰。抚临万国。先占家吉之贞。表率六宫。宜正坤元之。位遵睢麟之王化。仪辅孚邦。布穜稑于天官。职崇修壸。尔皇太子妃喜塔腊氏。祥传渭涘。淑著河洲。珩璜习虞汭之容。褕翟谨周门之则分荣少海。方宠命之司承。佐治内朝。尚徽音之克嗣。庆际十全之岁。肃肃鸡鸣。欢承五福之堂。诜诜螽羽。兹以皇帝嗣位初元是用立尔为皇后。锡以金册金宝。于戏。绎三朝之宝训敏德兰闱。树九室之芳型。扬辉桂殿钦此兹朕谨遵奉太上皇帝敕旨。举行册立典礼。尚其祗承无斁。
  4. ^ 仁宗当天下达上谕,说"王公大臣官员等虽有素服之例,但皇后册立甫及一年,母仪未久,且昕夕承欢,诸取吉祥。此七日内,圆明园值日奏事之王大臣等及引见人员俱著常服,惟不挂珠。此礼以义起,天下臣民等自当共喻朕崇奉皇父孝思,敬谨遵行,副朕专隆尊养至意。"即是为了照顾太上皇高宗,而减轻了孝淑睿皇后丧仪的规格。
  5. ^ 《清实录嘉庆朝实录》 - 嘉庆朝实录卷之十四 Lưu trữ 2019-01-16 tại Wayback Machine: 奉太上皇帝命。赐太行皇后谥曰孝淑皇后。
  6. ^ 《清宣宗实录》 - 道光帝上孝淑睿皇后谥号册文:册文曰。臣闻道彰俪日。庆都毓瑞于伊耆。德著伣天。太姒贻徽于周室。树母仪而作则。懿行常昭。怀慈范而摅诚。名言莫罄。肃瞻玉几。虔奉瑶函。钦惟皇妣孝淑皇后撰合乾元。厚符坤载。褕翟表静嘉之度。关睢传蔼吉之声。秘殿问安。襄夏凊冬温而弥恪。中宫佐治。赞宵衣旰食而益虔。溯正位于丙辰。当禅受纪元之会。恸升遐于丁巳。在藐孤授室之初。十六龄鞫育劬劳。酬恩罔极。廿四载晨昏悲慕。奉养徒虚。兆电枢虹渚之贞符。付托勉承夫遗诏。播兰掖椒涂之令誉。仁贤备述于挽章。稽茂矩而敬循。冀申美报。议徽称而佥协。式焕荣名。谨奉册、宝、恭上尊谥曰。孝淑端和仁庄慈懿光天佑圣睿皇后。于戏。典隆升配。两仪均健顺之功。礼备尊亲。百世仰肃雍之化。裕燕贻于有谷。景祜方长。熙鸿号于无疆。春晖宛在。极显扬之微悃。庶灵爽之式凭。谨言。
  7. ^ 《清宣宗实录》: 己卯。以升祔太庙礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟礼重升禋。世室与明堂并祀。诗歌右飨。烈考与文母同尊。衎祖而奏思成。永膺多福。假庙而崇殷荐。以觐耿光。爰沛新纶。丕昭懿矩。钦惟皇考仁宗睿皇帝乾元锡羡。泰运延洪。昊眷凝承。敷贲馨香之治。文谟启佑。绍闻精一之传。毖宸衷于惟几惟康。跻圣敬于有严有翼。亮天工而熙载。轸念民依。申祖制以陈常。肇修人纪。披章引对。日昃恒劳。慎宪省成。时几交敕。敦民俗于还淳返朴。饬官箴于大法小廉。温洛荣河。纪皇猷之底定。星辉云缦。瞻奎藻之为章。助顺三灵。橐弓作颂。抗棱八表。益地成图。缅维谟烈之昭垂。莫罄羹墙之忾慕。作求世德。原合揆于前型。扬厉闳功。宜肇称夫元祀。景万年之福祚。休有烈光。隆九庙之烝尝。昭哉嗣服。皇妣孝淑睿皇后思齐俪圣。厚载符坤。绵茀禄于雎麟。椒闱集庆。式仪型于妫汭。兰掖宣仁。仰寝殿以怀恩。懔几筵之在御。珠邱荐祉。祗承合璧于桥山。玉册陈彝。肃奉升馨于黼构。谨率诸王、贝勒、文武群臣、于道光元年三月二十八日。恭奉仁宗受天兴运敷化绥猷崇文经武孝恭勤俭端敏英哲睿皇帝神位。孝淑端和仁庄慈懿光天佑圣睿皇后神位。合祔于太庙。显承无斁。卜年徵昌炽之庥。遹骏有声。受命笃溥将之庆。念宣光而陈教。宜锡类以推仁。所有事宜开列于后。一、内外大小各官。于从前恩诏后升职加衔补官者。悉照现在职衔。给与封典。一、试职各官。俱准实授。一、贡生监生。仍派大臣官员考定职衔。照旧例送吏部注册。一、各省儒学。以正贡作恩贡。次贡作岁贡。一、贡生监生在监肄业者免坐监一月。一、军民年七十以上者。许一丁侍养。免其杂派差使。一、穷民无力营葬。并无亲族收瘗者。该地方官择隙地多设义冢。随时掩埋。无使抛露。于戏。绥万邦而怙冒。继序毋忘。合四海以尊亲。思皇多祜。惟上仪之懋举。迄用有成。俾大泽之敷施。钦承罔替。布告天下咸使闻知。