Hiếu Minh Ông chúa

Ông chúa nhà Triều Tiên, con gái của Triều Tiên Nhân Tổ và Phế Quý nhân Triệu thị

Hiếu Minh Công chúa (chữ Hán: 孝明公主; tiếng Hàn Quốc: 효명공주; phiên âm: Hyomyeong Gongju; 1637 - 1700) là Công chúa, nhà Triều Tiên. Vương nữ duy nhất của Triều Tiên Nhân Tổ, mẹ là Quý phi Triệu thị, vị Vương phi nổi tiếng tàn ác và đầy tham vọng như Lã hậuVõ Tắc Thiên. Hạ giá lấy Kim Thế Long, người ở An Đông (安東), cháu trai của Kim Tự Điểm, một văn thần nổi tiếng. Về sau, mẹ bà là Quý phi Triệu thị bị phế bỏ, trở thành Quý nhân, tước vị Công chúa của bà cũng theo đó bị phế bỏ, giáng làm Ông chúa,nên khi nhắc đến bà, sử sách thường chỉ ghi là Hiếu Minh Ông chúa.

Hiếu Minh Công chúa
효명공주
Công chúa nhà Triều Tiên
Tại vị1647 - 1650
Thông tin chung
Sinh1637
Hán Thành, Triều Tiên
Mất1700 (thọ 64)
Triều Tiên
Phối ngẫuKim Thế Long (金世龍)
Hoàng tộcNhà Triều Tiên
Thân phụTriều Tiên Nhân Tổ
Thân mẫuPhế phi Triệu thị

Cuộc sống

sửa

Là con gái duy nhất của Triều Tiên Nhân Tổ[1] và cũng được ông yêu thương nhất. Mẹ là Quý phi Triệu thị, kế thất của Nhân Tổ.

Năm 1647, được sắc phong Hiếu Minh Công chúa (孝明公主) ở tuổi 11.[2] Cùng năm, Nhân Tổ tuyển chọn phu quân cho bà, Triệu Quý phi sắp xếp cho bà lấy Kim Thế Long (金世龍), cháu trai của Kim Tự Điểm (金自點), người sau này hợp lực cùng Triệu Quý phi làm chính biến đưa Sùng Thiện Đại quân em bà lên ngôi nhưng thất bại.[3] Tuy nhiên, sau đám cưới bà vẫn ở lại trong cung cho đến khi 13 tuổi mới về ở tại phủ đệ riêng.

Vì là Đích nữ và là Vương nữ duy nhất, cho nên Hiếu Minh Công chúa được phụ mẫu yêu chiều và thương yêu hết mực, bà trở nên kiêu ngạo tự đắc, tự cho mình là trung tâm, tính cách rất giống Phế phi mẹ của bà, khiến cho mọi người đều không mấy thiện cảm với Công chúa. 

Sau cái chết của Triều Tiên Nhân Tổ, mẹ bà Triệu Quý phi bị buộc tội nguyền rủa Vương phi Triệu thị và Phụng Lâm Đại quân (sau là Triều Tiên Hiếu Tông) còn Hiếu Minh Công chúa thừa nhận mình đã chôn những thứ xui xẻo bên dưới phủ của Lân Bình Đại quân. Dù có rất nhiều tấu sớ dâng lên yêu cầu chất vấn cả bà và chồng bà Kim Thế Long, nhưng chỉ có Thế Long bị tra khảo rồi bức tử giống như tổ phụ Kim Tự Điểm, người đồng lõa với Quý phi âm mưu lật đổ Phụng Lâm Đại quân đưa Sùng Thiện quân lên ngôi. Sau đó bà bị tước phong hiệu Ông chúa (翁主) và chỉ được đề cập đến như 'Vợ của Kim Thế Long' và bị lưu đày đến Thông Xuyên, sau đổi đến Lợi Xuyên. Năm 1655, bà được Hiếu Tông ban dụ đổi nơi ở một lần nữa để bà có thể sống chung với em trai là Sùng Thiện quânLạc Tiêu quân. Ba năm sau, bà thoát khỏi sự buộc tội nhưng vẫn bị giám sát chặt chẽ bởi triều đình cho đến khi bà qua đời ở tuổi 64 năm 1700.

Gia quyến

sửa

Vương gia Toàn Châu Lý thị (全州 李氏)

An Đông Kim thị (安東 金氏)

  • Chương Tổ phụ: Nghị Chính phủ (議政府) Lãnh Nghị chính(領議政) Lạc Hưng Phủ viện quân (洛興府院君) Kim Tự Điểm (金自點; 1588 - 1651)
  • Chương Tổ mẫu: Không rõ tên
    • Chương phụ: Cốc Thành Huyện giam (谷城縣監, 1620[4] - 1651)
    • Chương mẫu: Không rõ tên
      • Phò mã: Lạc Thành vệ (洛城尉) Kim Thế Long (金世龍, ? - 1651)

Trong văn hóa đại chúng

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ 1626년에 태어난 인렬왕후 소생의 공주가 있으나, 공주는 태어난 해에 죽었다.
  2. ^ 《Nhân Tổ thực lục》Quyển, văn bản thứ hai ngày 24 tháng 6 năm 1647.
  3. ^ 《Triều Tiên Công chúa thực lục》 Sin Myeong-ho (신명호), Buổi đầu lịch sử (역사의 아침), 2009, p.177, ISBN 9788993119091
  4. ^ 한국역대인물 종합정보 시스템 - 한국학중앙연구원 Lưu trữ 2015-06-08 tại Wayback Machine, 김식.