Hứa Hoàng Ngọc
Hứa Hoàng Ngọc là một công chúa từ vương quốc cổ Ayodhya (tại Ấn Độ ngày nay) đến Triều Tiên.[1] Thông tin về bà hầu như đến từ một vài đoạn văn ngắn trong Tam quốc di sự, một biên niên sử Triều Tiên vào thế kỷ 11. Theo tài liệu này,[2] bà đã đến bằng thuyền và kết hôn với Thủ Lộ Vương (Suro) vào năm 48 SCN. Bà là vương hậu đầu tiên của Kim Quan Già Da, và được coi là tổ tiên của một số người Hàn Quốc.
Hứa Hoàng Ngọc | |
Tên tiếng Triều Tiên | |
---|---|
Hangul | 허황옥 |
Hanja | 許黃玉 |
Romaja quốc ngữ | Heo Hwang-ok |
McCune–Reischauer | Hŏ Hwangok |
Hán-Việt | Hứa Hoàng Ngọc |
Truyền thuyết
sửaTheo Tam quốc di sự, phụ mẫu của bà đã có một giấc mơ về Thủ Lỗ Vương. Giấc mơ cho thấy ông vẫn chưa tìm được hoàng hậu. Phụ thân bèn bảo bà đi tìm ông. Bà tới bằng thuyền với vàng bạc và một cây chè. Trước khi kết hôn với vua, bà cởi trang phục tơ tằm của mình và cầu nguyện thần núi.
Di sản
sửaLăng mộ được cho là của bà nằm gần nơi dược tin là lăng mộ của phu quân, thuộc Gimhae tại Hàn Quốc. Một ngôi chùa truyền thống được thuyền chở bà đưa tới Triều Tiên nằm gần mộ của bà. Tam quốc di sự ghi rằng ngôi chùa được dựng nên trên tàu để làm dịu cơn thịnh nộ của trời và thần đại dương và cho phép thuyền vượt qua. Hình dạng bất thường và xù xì của ngôi chùa này không giống với bất cứ chùa nào tại Triều Tiên, cho thấy thêm phần nào sự chân thực của câu chuyện.[3]
Tam quốc di sự cũng ghi rằng ngôi đến khác đã được xây để tưởng nhớ bà và chồng do Chí Tri Vương năm 452. Ngôi đền được gọi là Wanghusa "Vương hậu tự". Từ việc không có các ghi chép về Phật giáo vào thế kỷ 5 tại Già Da, các học giả hiện đại giải thích đây là một đền thờ tổ tiên chứ không phải một ngôi chùa Phật giáo.[4]
Chú thích
sửa- ^ Các tài liệu còn tồn tại không xác nhận Ayuta ngoại trừ việc là một vương quốc mơ hồ. Nó thường được xác định nằm tại Ayodhya ở Ấn Độ; tuy nhiên, Ha & Mintz đưa ra giả thuyết đó là vương quốc Ayutthaya tại Thái Lan ngày nay.
- ^ Il-yeon: Tam quốc di sự: Truyền thuyết và Lịch sử của Tam Quốc của Triều Tiên cổ đại, translated by Tae-Hung Ha and Grafton K. Mintz. Book Two, page 141ff. Silk Pagoda (2006). ISBN 1596543485
- ^ Kwon (2003), pp. 212-213.
- ^ Kwon (2003), pp. 213-214.
Tham khảo
sửa- Kwon Ju-hyeon (권주현) (2003). 가야인의 삶과 문화 (Gayain-ui salm-gwa munhwa, The culture and life of the Gaya people). Seoul: Hyean. ISBN 89-8494-221-9.
- Iryeon (tr. by Ha Tae-Hung & Grafton K. Mintz) (1972). Samguk Yusa. Seoul: Yonsei University Press. ISBN 89-7141-017-5.
Liên kết ngoài
sửa- Lăng mộ vương hậu
- Lịch sử trà Triều Tiên Lưu trữ 2008-05-27 tại Wayback Machine
- Hàn Quốc tìm kiếm mối quan hệ với Ayodhya Lưu trữ 2012-02-04 tại Wayback Machine, Times of India
- Người Hàn muốn ủng hộ Ayodhya — nơi sinh vương hậu họ Hứa Lưu trữ 2012-04-06 tại Wayback Machine