Heiankyo Alien (平安京エイリアン Bình An kinh Alien?, Người ngoài hành tinh kinh thành Heian), còn gọi là DiggerBắc Mỹ,[1] là tựa game mê cung lấy bối cảnh nước Nhật thời Heian do Nhóm Khoa học Lý thuyết (TSG) của Đại học Tokyo tạo ra vào năm 1979.[2][3]

Heiankyo Alien
Tờ rơi tựa game Arcade
Nhà phát triểnNhóm Khoa học Lý thuyết
Nhà phát hành
Thiết kếItaru Kawakami
Lập trìnhMitsutoshi Tabata
Nền tảngArcade, PC-8000 series, Apple II, Game Boy, Super Famicom, Windows, Di động
Phát hànhPC-8000 series
Arcade
  • JP: Tháng 11 năm 1979[1]
  • NA: Tháng 9 năm 1980[1]
Thể loạiMê cung
Chế độ chơiChơi đơn, Chơi mạng
Hệ thống arcadeKép (bản sao)

Game giao cho người chơi điều khiển một viên chức lo việc cảnh bị thời Heian gọi là kebiishi (検非違使 Kiểm phi vi sứ?) phụ trách hoạt động bảo vệ thủ đô Heian-kyō (平安京 Bình An kinh?) đề phòng người ngoài hành tinh xâm lược bằng cách đào những cái lỗ trống trên mặt đất và lấp chúng lại sau khi dụ được người ngoài hành tinh rơi vào bên trong cái bẫy này. Cứ mỗi lần người ngoài hành tinh bị mắc bẫy thì người chơi ghi điểm và cái lỗ được lấp đầy sau khi người ngoài hành tinh rơi vào càng nhanh thì số điểm ghi được của người chơi ngày càng tăng cao qua chín màn chơi trong game.

Game ban đầu được phát triển và phát hành dưới dạng trò chơi máy tính cá nhân vào năm 1979, và sau đó do hãng Denki Onkyō Corporation (電気音響株式会社 Denki Onkyō Kabushiki Gaisha?) phát hành dưới dạng trò chơi arcade[2] vào tháng 11 năm 1979.[1] Năm 1980, hãng Sega-Gremlin cho phát hành tựa game arcade này tại Bắc Mỹ với tên gọi Digger,[1] cùng những thay đổi nhỏ về diện mạo.[4]

Heiankyo Alien đạt thành công về mặt thương mại ở Nhật Bản, luôn nằm trong top mười tựa game arcade có doanh thu cao nhất năm 19791980.[5][6] Game dần được chuyển đổi sang một số hệ máy chơi game khác kể từ lần phát hành ban đầu. Đây là một ví dụ sơ khai của dòng game rượt đuổi trong mê cung, có trước Pac-Man của Namco (1980). Heiankyo Alien cũng mở đầu một thể loại game về đào hố và dụ đối phương vào bẫy, có nhiều tên gọi khác nhau là "trap 'em up" hoặc "digging", bao gồm các tựa game như Space Panic (1980), Lode Runner (1983),[7][8] Doraemon Meikyū Daisakusen (1989) và Boomer's Adventure in ASMIK World (1989).

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f Akagi, Masumi (13 tháng 10 năm 2006). アーケードTVゲームリスト国内•海外編(1971-2005) [Arcade TV Game List: Domestic • Overseas Edition (1971-2005)] (bằng tiếng Nhật). Japan: Amusement News Agency. tr. 98, 131. ISBN 978-4990251215.
  2. ^ a b c 東大の頭脳に挑戦!「平安京エイリアン」 (bằng tiếng Nhật). IT Media +D Games. 20 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008. (Translation)
  3. ^ “G-mode Press Release”. G-Mode. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008.
  4. ^ “Digger Videogame by Sega/Gremlin (1980)”. International Arcade Museum. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ “ベストスリー 本紙調査” [Best 3 Paper Survey] (PDF). Game Machine (bằng tiếng Nhật). Amusement Press, Inc. (136): 2. tháng 2 năm 1980.
  6. ^ “ベストスリー 本紙調査 (調査対象1980年) 〜 アーケードゲーム機” [Best Three Book Survey (Survey Target 1980) ~ Arcade Game Machines] (PDF). Game Machine (bằng tiếng Nhật). Amusement Press, Inc. (159): 2. 15 tháng 2 năm 1981.
  7. ^ Kalata, Kurt (17 tháng 7 năm 2014). “Heiankyo Alien”. Hardcore Gaming 101. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Thomasson, Michael (tháng 7 năm 2019). “Space Panic: The Foundation of All Platformers”. Old School Gamer Magazine (11): 12–3.

Liên kết ngoài

sửa