Hayagriva hay Hayagreeva (tiếng Phạn: हयग्रीव/hayagrīva, tiếng Việt: Mã Đầu Minh Vương) là một sinh vật thần thoại trong Hindu giáo, sinh vật này được coi là một trong những hóa thân của thần Visnu ở Ấn Độ. Từ Hayagrīva bao gồm: haya có nghĩa là con ngựagrīva có nghĩa là cổ hay mặt. Thần ngựa Hayagriva của Tây Tạng là một vị thần được thờ cúng ở Tây Tạng.

Ngựa thần Tây Tạng nguyên bản (tiếng Tây Tạng là: རླུང་རྟ་, rlung rta, lungta

Quan niệm

sửa
Tập tin:Hayagriva restoring Vedas to Brahma which were taken to Rasatala.jpg
Mã Đầu Minh Vương

Hayagriva với hình tướng đơn giản. Hayagriva là một hoá thân phẫn nộ của Avalokiteshvara tức là Quan Thế Âm, có tới 108 hình tướng của Hayagriva. Năng lực đặc biệt của ngài là chữa bệnh, nhất là các bệnh về da, thậm chí cả những bệnh về da khá trầm trọng như là bệnh phong. Bệnh này được tin rằng do Naga gây ra Hình tướng đơn giản nhất của ngài thì có một mặt, hai tay và hai chân.

Tất cả mọi thứ về sinh vật này đó là khuôn mặt đáng sợ với ba con mắt, cái miệng đang gầm rống đầy những răng nanh, tư thế đứng của một chiến binh, chiếc bụng to lớn ẩn chứa một nội lực phi phàm trong đó. Tay phải vung thanh kiếm để đe doạ đối phương, tay trái giơ lên phụ trợ trong một tư thế đáng sợ, đồ trang sức của ngài đó là những con rắn. Nét đẹp của nó lại là những điều đáng sợ vì chính cái khía cạnh đáng sợ đó lại là biểu lộ của sự từ bi, chính cái đáng sợ đó giúp buông bỏ được bản ngã, và xuyên thủng được màn vô minh.

Thần này được biết đến qua những câu niệm chú:

Na HayagrivAth Param Asthi MangaLam
Na HayagrivAth Param Asthi Paavanam
Na HayagrivAth Param Asthi Dhaivatham
Na Hayagrivam Pranipathya Seedhathi!
 
Tượng Mã Đầu Minh Vương

Hayagriva được thờ cúng ở Tây Tạng một cách chính yếu. Phần đông người Tây Tạng sùng bái vị thần này bởi họ tin rằng, ông luôn dùng tiếng hí vang trời để đe dọa và xua đuổi ma quỷ. Nhưng khi giáng lâm cứu người, Hayagriva cũng hí vang, báo hiệu cho mọi người biết mình giáng lâm. Khi người ta thỉnh, ngài sẽ báo hiệu việc giáng lâm của ngài bằng tiếng hí, đó là lý do có cái đầu ngựa trên đảnh đầu, một dấu hiệu đặc trưng của Hayagriva.

Đó là lý do vì sao nó thường xuất hiện với hình người đầu ngựa. Tiếng hí của Hayagriva có khả năng xuyên thủng màn không (vô minh), đem lại ánh sáng của tự do. Tín ngưỡng này xuất phát một phần do lối sống du mục của người Tây Tạng, nên ngựa là một thứ quan trọng ko thể thiếu trong sinh hoạt thường nhật của họ. Một số tài liệu ghi lại rằng, thần chú của ngài Hayagriva gồm những câu thơ như sau:

Nguyện cầu ngài bảo vệ đàn ngựa
Tăng thêm số lượng ngựa cái
Từ những con ngựa này sẽ sinh thêm,
nhiều chú ngựa con siêu phàm
Xin ngài hãy dẹp hết những chướng ngại trên đường
và hướng cho chúng con đi đúng hướng

Thờ cúng

sửa

Một số địa điểm thờ cúng Mã Đầu Minh Vương gồm:

  • Hayagriv Madhav Dol tại Hajo, Assam.
  • Đền Lakshmi hayagrivar ở Chithambara Nagar, gần Ganapathi, tại Tirunelveli
  • Đền Parakala Mutt, Mysuru - từ Vedanta Desika.
  • Đền Tiruvahindapuram Hayagriva gần Cuddalore, Tamil Nadu
  • Đền Tirumala Hayagriva ở Bắc đường Mada của đền Balaji, Tirumala, Tirupathi, Andhra Pradesh
  • Đền Sri Lakshmi Hayagriva ở Sri Ramakrishna Nagar, Muthialpet, Pondicherry
  • Đền Sri Lakshmi Hayagriva, Gandhi Nagar, Bangalore, Karnataka
  • Chettypunyam Hayagriva, gần Chengalpattu,Tamil Nadu
  • Đền Sri Lakshmi Hayagriva, Nanganallur, Chennai, Tamil Nadu
  • Đền Sri Lakshmi Hayagriva Swami, Machilipatnam-521001, Andhra Pradesh
  • Đền Sri Hayagreeva Swamy, Medipally Hyderabad, Telangana

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa
  •   Dữ liệu liên quan tới Hayagriva tại Wikispecies
  • Prof. D. Sridhara Babu (1990). HAYAGRIVA - The Horse-headed Deity in Indian Culture. Sri Venkateshwara University - Oriental Research Institute, Tirupati.
  • Veṅkaṭanātha (1978). Sri Hayagreeva Stotram of Vedanta Desika. Visishtadvaitha Pracharini Sabha.
  • *Dictionary of Hindu Lore and Legend (ISBN 0-500-51088-1) by Anna L. Dallapiccola
  • Swami Parmeshwaranand (ngày 1 tháng 1 năm 2001). Encyclopaedic Dictionary of Puranas. Sarup & Sons. pp. 632–. ISBN 978-81-7625-226-3. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2013.
  • T. Volker (1950). The Animal in Far Eastern Art: And Especially in the Art of the Japanese Netzsuke, with References to Chinese Origins, Traditions, Legends, and Art. BRILL. p. 102.
  • Mārg̲, Volume 43. p. 77.Originally from = University of Michigan
  • Clark, Jordan "Tikbalang: The Horse Demon" Episode 01, Creatures Of Philippine Mythology (2015) https://www.youtube.com/watch?v=gRUSBSJ39KY

Liên kết ngoài

sửa