Hang Chùa, Yên Thủy trên bản đồ Việt Nam
Hang Chùa, Yên Thủy
Hang Chùa, Yên Thủy
Hang Chùa, Yên Thủy (Việt Nam)

Hang Chùa, còn gọi là động Văn Quang, là hang trong núi Chùa Hang ở giữa cánh đồng thuộc thôn Đồng Mai xã Yên Trị huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.[1][2]

Trong động Văn Quang có Chùa Hang là tên thường gọi của ngôi chùa được xây dựng trong động, xưa kia chùa có tên chữ là Thanh Lam tự.

Chùa Hang - Hang Chùa là di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo và danh lam thắng cảnh [3][4].

Vị trí

sửa

Khu vực Hang Chùa có tới 4 hang động, nằm trong núi Chùa Hang ở giữa cánh đồng thuộc thôn Đồng Mai, và trong núi Đọc thuộc thôn Á Đồng, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy. Trong 4 hang thì 2 hang có chùa.[3][5]

Phố Chùa Hang là tên đoạn phố đặt theo tên chùa, nằm trên quốc lộ 12 ở đoạn nối giữa thị trấn Hàng Trạmthị trấn Nho Quan [6].

Tại Hòa Bình còn có Hang Chùa ở xã Cuối Hạ huyện Kim Bôi [6] 20°36′08″B 105°34′18″Đ / 20,602222°B 105,571667°Đ / 20.602222; 105.571667 (HChùa)

Chùa Hang 1

sửa

Men theo đ­ường lát đá phiến gồm 53 bậc sẽ lên sân chùa ở bên tay trái. Chùa nằm trong một ngách của hang 2. Trư­ớc cửa chùa là một khoảng sân rộng 6 m, dài 16 m, hai bên đư­ợc bó nền bằng hai lớp đá phiến xanh có thể trải chiếu để ngồi. Đặc biệt khi bước vào chùa ta gặp ngay bàn cờ đ­ược khắc ngay trên đá hình vuông (56 x 56 cm). Hàng năm vào ngày Rằm tháng Giêng dân làng mở hội, trong đó có thi đấu cờ ở bàn cờ này.

Chùa đ­ược xây dựng có kết cấu hình chữ nhất (—), có chiều dài 3 m; chiều rộng 3,14 m; cao 4,10 m, với cấu trúc cột cái, cột quân, cửa bức bàn phía trư­ớc, phía sau và ván b­ưng xung quanh chùa đều bằng gỗ. Chùa được xây dựng từ lâu đời. vào thời nhà Nguyễn đã tôn tạo lại. Trên thư­ợng l­ương chùa có ghi dòng chữ "Hoàng triều Khải Định Nhâm tuất niên", dịch là "Khải Định năm Nhâm Tuất" (1892).[3]

Một chiếc chuông cổ ở chùa đã được giới khảo cổ học Việt Nam tìm thấy và xác định có từ thời Cảnh Hưng, tức thời vua Lê Hiển Tông trị vì (1740-1786).[4]

Chùa Hang 2

sửa

Từ cửa hang 1 rẽ phải khoảng 5 – 6 m là đến hang thứ 3 có Chùa Hang 2, theo cách gọi của nhân dân đại phương. Nhìn tổng thể Chùa Hang 2 cũng đư­ợc xây dựng có kết cấu như chùa Hang 1, với kiến trúc hình chữ nhất (—), gồm có bốn hàng cột cái cao 2,81 m; cột quân cao 2,38 m. Ngôi chùa đứng án ngữ trư­ớc cửa hang thứ 3. Chùa Hang 2 cũng có kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ, kể cả mái lợp.

Theo nhân dân địa phương Chùa Hang 2 đ­ược xây dựng từ lâu và được trùng tu tôn tạo lại vào năm thời nhà Nguyễn. Hiện trên th­ượng lư­ơng chùa có ghi dòng chữ năm trùng tu "Đại Nam Bảo Đại thập nhị niên tuế thứ Đinh sửu thập nhị nguyệt thập nhị nhật lư­ơng thời thụ trụ thư­ợng lương đại cát lượng". Nghĩa là chùa đ­ược tu bổ vào năm Bảo Đại thứ 12, tháng 12, ngày 12 năm Đinh Sửu (1937).[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-92-A. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
  3. ^ a b c d Chùa Hang và Hang Chùa. Hòa Bình Online, 27/4/2012. Truy cập 10/02/2016.
  4. ^ a b Vẻ đẹp nguyên thủy của chùa Hang (Hòa Bình) Lưu trữ 2015-03-25 tại Wayback Machine. Phật giáo Việt Nam Online, 31/12/2013. Truy cập 10/02/2016.
  5. ^ Dòng sông ngầm trên núi Hang Chùa. Dân Trí Online, 28/01/2014. Truy cập 10/02/2016.
  6. ^ a b Thông tư 46/2013/TT-BTNMT ngày 26/12/2013 Ban hành Danh mục địa danh dân cư ... lập bản đồ tỉnh Hòa Bình. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 22/08/2018.

Liên kết ngoài

sửa