Hang động Việt Nam bao gồm hệ thống các hang và các động trên địa bàn Việt Nam, chủ yếu nằm ở nửa phía bắc của đất nước này do tập trung nhiều dãy núi đá vôi.

Thạch nhũ trong hang Sửng Sốt
Hang Thiên ĐườngVườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Tam Cốc - Bích ĐộngNinh Bình

Hang thường được hiểu là khoảng trống sâu tự nhiên hay được đào vào trong đất, trong đá còn động là hang rộng ăn sâu vào trong núi. Hệ thống hang động ở Việt Nam thường là các hang động nằm trong các vùng núi đá vôi có kiểu địa hình karst rất phát triển. Ba di sản thiên nhiên thế giới của Việt Namvịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngquần thể danh thắng Tràng An đều là những danh thắng có những hang động karst nổi tiếng.

Tổng quan

sửa

Vùng núi đá vôi ở Việt Nam có diện tích khá lớn, lên tới 50. 000 - 60. 000 km2, chiếm gần 15% diện tích đất liền tập trung chủ yếu ở 4 tiểu vùng Việt Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn), Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh), Tây Bắc Bộ (Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình) và Bắc Trung Bộ (Quảng Bình).

Các công trình điều tra, nghiên cứu hang động ở Việt Nam đến năm 2000 chỉ phát hiện được khoảng 200 hang động, trong đó phần lớn, tới gần 90% là các hang ngắn và trung bình (có độ dài dưới 100m) và chỉ có trên 10% số hang có độ dài trên 100m. Năm 2003 vùng Tây Bắc được phát hiện hơn 300 hang động, trong đó nhiều hang dài trên 1.000m như: hang Dơi (1.435m), hang Rắn (1.880m), Thị Đội (1.551m), Nậm Khum (1.323m), Chiềng Ban (1.382m). Vùng Tủa Chùa, Phong Thổ (Lai Châu) có nhiều hang dài và rất sâu như: Tà Chinh (dài 2.015m, sâu 402m), Dơi Nước (dài 1.035m, sâu 290m), Sì Lèng Chải (dài 1.162m, sâu 286m)... Cho tới năm 2010 chỉ riêng ở Quảng Bình đã thống kê được 300 hang động thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tỉnh Ninh Bình có 400 hang động trong đó hơn 100 hang động tập trung nhiều ở quần thể di sản thế giới Tràng An - Tam Cốc - Bích Động.[1] Hiện nay tổng số hang động ở Việt Nam được phát hiện lên tới gần 1000 hang động.

Các hang động ở Việt Nam thường nằm ở chân núi và cả ở lưng chừng núi. Nhiều hang có cửa rộng tới 110m và trần cao nhất tôi 120m như hang DơiLạng Sơn. Hang sâu nhất là hang Cả - hang Bè có độ sâu 123m. Đặc biệt rất nhiều hang động ở Việt Nam có những mạch sông suốt gầm chảy xuyên qua vung núi đá vôi và thông với hệ thống sông suối bên ngoài. Nhiều hang động ở Việt Nam có về đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ào, có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Bên cạnh những vẻ đẹp tự nhiên do tạo hóa sinh ra, các hang động còn chứa đựng những di tích khảo cổ học, những di tích lịch sử - văn hóa rất đặc sắc của dân tộc nên càng có giá trị để phát triển du lịch.

Các hang động ở Việt Nam tuy nhiều nhưng số được khai thác sử dụng cho mục đích du lịch còn rất ít. Tiêu biểu nhất là: động Phong Nha (Quảng Bình), động Hương Tích (Hà Nội), Tam Cốc - Bích Động, động Thiên Hà, động Vân Trình (Ninh Bình), hang Pác Bó (Cao Bằng), động Nhị Thanh, Tam Thanh (Lạng Sơn), động Sơn Mộc Hương (Sơn La), các hang động ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)...

Phân biệt hang và động

sửa

Theo từ điển Việt - Anh: Hang (Cave), động (Cavern = A large cave = Hang lớn); Nhưng thực tế trong tiếng Anh thường ngày, mọi người vẫn thường dùng "Cave" để định danh chung cho cả: "Hang", "Động" và "Hang, Động" trong tiếng Việt.

  1. Định danh "ĐỘNG": được áp dụng đối với hang lớn, một hệ thống các hang, buồng hang, có cấu trúc phức tạp, có hệ thống thạch nhũ đẹp, đa dạng. Việc sử dụng "động" nhằm khẳng định không phải là hang nhỏ, đơn điệu, cấu trúc đơn giản... mà là thuộc dạng "sang trọng" và "thượng cấp".
  2. Định danh "HANG": được áp dụng đối với hang nhỏ, đơn điệu, có cấu trúc đơn giản, hoặc nếu lớn thì ngắn và cửa hang có kích thước tương đương hoặc lớn hơn trong lòng.

Các khu vực hang động tiêu biểu

sửa

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa