Halichoeres nigrescens

loài cá

Halichoeres nigrescens là một loài cá biển thuộc chi Halichoeres trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Halichoeres nigrescens
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Halichoeres
Loài (species)H. nigrescens
Danh pháp hai phần
Halichoeres nigrescens
(Bloch & Schneider, 1801)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Labrus nigrescens Bloch & Schneider, 1801
    • Labrus baccatus Marion de Procé, 1822
    • Labrus mola Cuvier, 1829
    • Julis dussumieri Valenciennes, 1839
    • Julis exornatus Richardson, 1846
    • Julis javanicus Bleeker, 1857
    • Halichoeres kneri Bleeker, 1862
    • Platyglossus dubius Steindachner, 1866
    • Platyglossus dayi Steindachner, 1870
    • Platyglossus ransonneti Steindachner, 1870
    • Platyglossus immaculatus Macleay, 1878
    • Platyglossus amabilis De Vis, 1885
    • Platyglossus roseus Day, 1888
    • Platyglossus maculatus Jatzow & Lenz, 1898
    • Halichoeres leucostigma Fowler & Bean, 1928
    • Halichoeres dianthus Smith, 1947

Từ nguyên

sửa

Tính từ định danh nigrescens trong tiếng Latinh mang nghĩa là "hơi sẫm đen", vì loài cá này được mô tả là "có màu đen nhạt lốm đốm các vệt vàng" (màu sắc thực tế lại không đúng như mô tả gốc).[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

H. nigrescens được phân bố rộng khắp Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Từ vịnh Omanvịnh Ba Tư dọc theo bờ biển Đông Phi (bao gồm Socotra), phạm vi của H. nigrescens trải dài về phía đông đến Nam Phi, Madagascar, phía nam Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, ngược lên phía bắc đến Hồng Kôngđảo Đài Loan, xa về phía nam đến Úc.[1][3]

Việt Nam, H. nigrescens được ghi nhận tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh);[4] quần đảo Cát Bà (Hải Phòng);[5] Hòn Mê (Thanh Hóa);[6] bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh;[7] Ninh Thuận;[8] Trà Vinh;[9] rừng ngập mặn Cần Giờ;[10] quần đảo Nam Du[11], quần đảo Hà Tiên[12] và bờ biển Hà Tiên (Kiên Giang);[13] cũng như tại quần đảo Hoàng Sa.

H. nigrescens sống trên nền đá vụn hoặc thảm cỏ biển có ít san hô phát triển ở độ sâu đến ít nhất là 20 m.[1]

Phân loại học

sửa

Halichoeres kneri, một danh pháp đồng nghĩa trước đây của H. nigrescens, đã được công nhận là một loài hợp lệ được phân bố ở Tây Thái Bình Dương (trùng lặp một phần với H. nigrescens).[14]

Mô tả

sửa

H. nigrescens có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 14 cm. Cá đực có màu xanh lục (trắng hơn ở vùng bụng) với các vệt sọc nâu đỏ ở hai bên thân. Có các dải màu hồng tím ở đầu. Vây lưng có một đốm đen mờ ở phần gai, còn gốc vây ngực có một chấm đen nhỏ. Cá cái và cá con có màu xanh lục nâu sẫm với nhiều chấm trắng giữa thân, dọc theo chiều dài cơ thể.[14][15]

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 12; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 11–12; Số tia vây ở vây ngực: 14; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[14]

Sinh thái học

sửa

Thức ăn của H. nigrescens có thể bao gồm các loài nhuyễn thểgiáp xác. Chúng có thể sống thành từng nhóm.[14]

Thương mại

sửa

H. nigrescens được đánh bắt trong các hoạt động buôn bán cá cảnh và được xem như một loài hải sản được bán trong các chợ cá, điển hình như ở Đài Loan và Hồng Kông.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Shea, S., Liu, M. & Sadovy, Y. (2010). Halichoeres nigrescens. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187600A8578241. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187600A8578241.en. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Labriformes: Family Labridae (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Labrus nigrescens. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Đàm Thị Lên (2019). Nghiên cứu đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (PDF) (Luận văn). Học viện Khoa học và Công nghệ. Lưu trữ 2022-01-25 tại Wayback Machine
  5. ^ Nguyễn Nhật Thi (1996). “Bước đầu nghiên cứu khu hệ cá vùng biển Cát Bà (Hải Phòng)” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 7: 59–70.
  6. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  7. ^ Biện Văn Quyền, Võ Văn Phú (2017). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7 về sinh thái và tài nguyên sinh vật: 883–891. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  9. ^ Nguyễn Xuân Đồng; Nguyễn Văn Tú (2021). “Thành phần loài cá vùng cửa sông - ven biển thuộc huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 226 (10): 245–254. doi:10.34238/tnu-jst.4454. ISSN 2615-9562.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Tống Xuân Tám; Nguyễn Thị Như Hân (2015). “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM. 2 (67): 133–148. doi:10.54607/hcmue.js.0.2(67).621(2015). ISSN 2734-9918.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Khắc Bát (2020). “Đa dạng thành phần loài cá rạn trong hệ sinh thái rạn san hô quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang”. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững: 419–430.
  12. ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Văn Hiếu; Đỗ Anh Duy; Vũ Quyết Thành; Nguyễn Khắc Bát (2021). “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và phân bố cá rạn san hô vùng biển ven quần đảo Hải Tặc, tỉnh Kiên Giang”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 57 (4A): 93–101. doi:10.22144/ctu.jvn.2021.117. ISSN 1859-2333.
  13. ^ Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Công Thịnh; Tràn Thị Hồng Hoa; Võ Văn Quang; Phan Minh Thụ (2021). “Components of fish fauna in the coastal waters of Ha Tien, Vietnam” (PDF). Journal of Biology and Nature. 13 (2): 1–15. ISSN 2395-5384.
  14. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Halichoeres nigrescens trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  15. ^ Joe Shields (biên tập). Halichoeres nigrescens Labridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.