HMS Phoenix (N96)

tàu ngầm lớp Parthian (1929)

HMS Phoenix là một tàu ngầm lớp Parthian được Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo và hạ thủy vào cuối thập niên 1920. Nó là chiếc tàu ngầm thứ mười tám của Anh có tên "Phoenix", ám chỉ loài phượng hoàng trong thần thoại phương Tây. Tàu được đưa ra hoạt động tại khu vực China Station từ khi nhập biên chế cho đến giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Vào ngày 16 tháng 7 năm 1940, nó bị tàu phóng lôi Albatros của Ý đánh chìm tại Địa Trung Hải.

HMS Phoenix
Lịch sử
Royal Navy EnsignVương quốc Anh
Tên gọi HMS Phoenix
Đặt tên theo Phượng hoàng (phương Tây)
Đặt hàng 7 tháng 2, 1928[1]
Xưởng đóng tàu Cammell Laird[2]
Đặt lườn 23 tháng 7, 1928 [2]
Hạ thủy 3 tháng 10, 1929[2]
Nhập biên chế 3 tháng 2, 1931 [2]
Số phận Bị tàu phóng lôi Albatros của Ý đánh chìm vào 16 tháng 7, 1940[3]
Đặc điểm khái quát[4]
Trọng tải choán nước
  • 1.760 tấn Anh (1.790 t) khi nổi
  • 2.040 tấn Anh (2.070 t) khi lặn
Chiều dài 289 ft (88 m)
Sườn ngang 30 ft (9,1 m)
Mớn nước 16 ft (4,9 m)
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm hoạt động
  • 10.750 nmi (12.370 mi) ở tốc độ 8 hải lý trên giờ (9,2 mph; 15 km/h) (đi nổi)[5]
  • 70 nmi (81 mi) ở tốc độ 4 hải lý trên giờ (4,6 mph; 7,4 km/h) knots (đi ngầm)[5]
Độ sâu thử nghiệm 300 ft (91 m)[6]
Thủy thủ đoàn tối đa 53
Vũ khí
  • 8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21,0 in) và 14 ngư lôi dự trữ
  • 1 × pháo Mk XII 4 inch (102 mm)
  • 2 × súng máy phòng không

Thiết kế

sửa

Parthian là một thiết kế cải tiến dựa trên lớp Odin trước đó của Hải quân Hoàng gia.[4] Các tàu lớp Parthian có kích thước lớn hơn với mũi nghiêng và được lắp thêm một lá chắn để bảo vệ pháo chính khi chiến đấu.[7] Lớp tàu này có nhược điểm là các thùng nhiên liệu phía bên ngoài tuy được gia cố bằng đinh tán nhưng dễ bị rò rỉ và để lại vết dầu trên bề mặt nước.[6] Về thông số kỹ thuật, Phoenix được trang bị động cơ diesel bốn kỳ và tám xi-lanh với cơ chế "phun nhiên liệu áp suất cao",[8] tạo ra một công suất tổng cộng 4.640 mã lực (3.460 kW); khi đi ngầm dưới nước, tàu sử dụng động cơ điện cung cấp 1.635 mã lực (1.219 kW).[4][6] Phoenix có chiều dài chung 289 foot (88,1 m), mạn thuyền rộng 30 foot (9,1 m) và trọng lượng choán nước 2.040 tấn Anh (2.070 t) khi lặn.[4]

Tương tự các tàu lớp Parthia, Phoenix được trang bị tám ống phóng ngư lôi 21 inch (sáu ở phần mũi và hai ống ở phần đuôi tàu); một pháo Mk XII 4 inch (102 mm) trên boong và hai khẩu súng máy.[4][7] Đây là lớp tàu đầu tiên được trang bị ngư lôi Mark VIII.[9] Thủy thủ đoàn của Phoenix gồm 56 người,[7] nhiều hơn so với tiêu chuẩn các tàu lớp Parthia là 53 sĩ quan và thủy thủ.[4]

Lịch sử hoạt động

sửa
 
HMS Phoenix trên đường di chuyển từ China Station đến Địa Trung Hải

Phoenix được đặt lườn tại xưởng đóng tàu Cammell Laird vào năm 1928.[4] Nó là tàu chiến thứ mười tám của Hải quân Hoàng gia được đặt tên theo loài chim phượng hoàng trong tiếng Anh. Con tàu hoạt động với khẩu hiệu tiếng Latinh, Resurgam (tạm dịch: Ta sẽ sống lại từ tro tàn).[10][11] Vào giai đoạn đầu nhập biên chế, Phoenix được điều động phục vụ ở khu vực China Station với tư cách là chiến hạm nhỏ của Đội tàu ngầm 4.[11] Các tàu tại China Station có nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường vận chuyển thương mại và là biểu tượng người Anh phô trương sức mạnh hải quân trên biển.[12] Phoenix, HMS Pandora, HMS Osiris, HMS OswaldHMS Medway được điều đến Địa Trung Hải vào cuối tháng 9 năm 1935.[13] Tại đây, chúng được tham gia vào các cuộc diễn tập quân sự và rèn luyện kỹ thuật "lặn sâu khẩn cấp".[13] Sau tám tháng luyện tập, các tàu này được lệnh trở lại căn cứ tại Hồng Kông.[13] Tháng 4 năm 1940, các tàu tiếp tục nhận chỉ thị đến biển Địa Trung Hải để tham gia vào các nhiệm vụ hải quân tại khu vực này.[3] Cũng trong thời gian ấy tại đây, Đội tàu ngầm 1 đầu tiên của Hải quân Hoàng gia được thành lập.[14]

Thế chiến II bùng nổ

sửa

Từ ngày 14 tháng 6 đến tháng 7 năm 1940, Phoenix đóng quân tại khu vực biển thành phố Alexandria. Nó tham gia thực hiện các nhiệm vụ tuần tra ở Biển Aegea và quanh nhóm đảo Dodekanisa.[3] Tiếp đó, Phoenix được bố trí dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá hải quân Gilbert Hugh Nowell[15] và ra khơi cùng HMS Rorqual (N74) nhằm tham gia hộ tống một đoàn tàu chở hàng tiếp tế của Anh đi từ Malta đến Alexandria.[14] Phoenix từng gửi đi tín hiệu báo cáo sau khi phát hiện ra một đội tàu chiến Ý vào ngày 8 tháng 7.[16] Vài ngày sau đó, tại vùng biển Augusta, Sicily, sau những đòn tấn công ngư lôi thất bại, nó bị Albatros của Ý[a] đánh chìm bằng bom chống ngầm.[1][3][5] Tất cả sĩ quan và thủy thủ trên tàu đều mất tích.[17]

Tham khảo

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Một loại tàu chống tàu ngầm của Ý chế tạo vào những năm 1930.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Helgason, Guðmundur. “HMS Phoenix (N 96)”. uboat.net. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ a b c d Akermann, Paul (1989). Encyclopedia of British Submarines 1901–1955. Great Britain: Maritime Books. tr. 298. ISBN 1-904381-05-7.
  3. ^ a b c d Rohwer, Jürgen (1972). Chronology of the War at Sea, 1939–1945: The Naval History of World War Two. London: Chatham Publishing. tr. 22, 27, 32. ISBN 1-59114-119-2.
  4. ^ a b c d e f g Robert Gardiner and Roger Chesneau biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships 1922–1946. London: Conway Maritime Press. tr. 48. ISBN 9780870219139.
  5. ^ a b c “Phoenix (N96)”. Submariners Association. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ a b c Brown, David K (2000). Nelson to Vanguard: Warship Design and Development, 1923–1945. London: Chatham Publishing. tr. 109. ISBN 9781591146025.
  7. ^ a b c “Parthian Class”. Britsub.net. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2011.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  8. ^ “Parthian Class”. Submariners Association. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ Ward, John (2001). Submarines of World War II. St. Paul: Brown Partworks Limited. tr. 35. ISBN 0-7603-1170-6.
  10. ^ “Resurgam”. Merriam-Webster. Merriam Webster, Incorporated. 2011. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2011.
  11. ^ a b Mason, Geoffrey. “Service Histories of Royal Navy Warships in World War 2 – Summary”. Naval-History.net. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  12. ^ Jackson, Ashley (2006). The British Empire and the Second World War. New York: Continuum International Publishing Group. tr. 448. ISBN 1-85285-417-0.
  13. ^ a b c Blamey, Joel C.E. (2002). A submariner's story: the memoirs of a submarine engineer in peace and in war. Cornwall: Periscope Publishing. tr. 63–65. ISBN 1-904381-02-2.
  14. ^ a b McCartney, Innes (2006). British Submarines 1939–45. Oxford: Osprey Publishing. tr. 23. ISBN 1-84603-007-2.
  15. ^ Helgasun, Guðmundur. “Allied Warship Commanders”. uboat.net. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2011.
  16. ^ Ballantyne, Iain (2001). Warspite. South Yorkshire: Leo Cooper. tr. 107. ISBN 1-55750-988-3.
  17. ^ “Eric Benjamin Barnes”. bergh apton. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2011.

Liên kết ngoài

sửa