HMS Haydon (L75)
HMS Haydon (L75) là một tàu khu trục hộ tống lớp Hunt Kiểu III của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc được hạ thủy và nhập biên chế năm 1942. Nó đã hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, ngừng hoạt động năm 1947 và bị bán để tháo dỡ năm 1958.
Tàu khu trục hộ tống Haydon trên đường đi, khoảng năm 1943
| |
Lịch sử | |
---|---|
Anh Quốc | |
Tên gọi | HMS Haydon (L75) |
Đặt tên theo | rừng săn cáo Haydon tại Northumberland |
Đặt hàng | 23 tháng 8, 1940 |
Xưởng đóng tàu | Vickers-Armstrongs, Newcastle |
Đặt lườn | 1 tháng 5, 1941 |
Hạ thủy | 2 tháng 4, 1942 |
Hoàn thành | 24 tháng 10, 1942 |
Số phận | Ngừng hoạt động 1947, tháo dỡ 1958 |
Đặc điểm khái quát[1] | |
Lớp tàu | Lớp Hunt Kiểu III |
Trọng tải choán nước |
|
Chiều dài | 85,3 m (279 ft 10 in) (chiều dài chung) |
Sườn ngang | 10,16 m (33 ft 4 in) |
Mớn nước | 3,51 m (11 ft 6 in) |
Động cơ đẩy |
|
Tốc độ |
|
Tầm xa | 2.350 nmi (4.350 km) ở tốc độ 20 kn (37 km/h) |
Thủy thủ đoàn tối đa | 168 |
Vũ khí |
|
Ghi chú | chi phí £352.000[2] |
Thiết kế và chế tạo
sửaHaydon được đặt hàng vào ngày 23 tháng 8, 1940 cho hãng Vickers-Armstrongs tại Newcastle trong Chương trình Chiến tranh Khẩn cấp 1940 và được đặt lườn vào ngày 1 tháng 5, 1941. Nó được hạ thủy vào ngày 2 tháng 4, 1942 và hoàn tất vào ngày 24 tháng 10 năm 1942. Con tàu được cộng đồng dân cư Wallsend thuộc hạt Northumberland đỡ đầu trong khuôn khổ cuộc vận động gây quỹ Tuần lễ Tàu chiến năm 1942. Tên nó được đặt theo rừng săn cáo Haydon tại Northumberland, và là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Anh được đặt cái tên này.[3]
Lịch sử hoạt động
sửa1942
sửaHaydon chuyển đến Scapa Flow sau khi hoàn tất chạy thử máy, nơi nó gia nhập Hạm đội Nhà và tiếp tục được trang bị hoàn thiện. Vào ngày 18 tháng 12, nó tham gia thành phần hộ tống cho Đoàn tàu WS25 khởi hành từ Clyde trong hành trình đi Nam Phi. Thành phần hộ tống còn bao gồm các tàu khu trục Badsworth (L03), Wolverine (D78), Quilliam (G09) và Rockwood (L39) cùng các tàu buôn tuần dương vũ trang Carnarvon Castle (F25) và Cheshire (F18). Nó cùng Badsworth và Wolverine tách khỏi Đoàn tàu WS25 vào ngày 24 tháng 12 để chuyển hướng đến Gibraltar.[3]
1943
sửaHaydon được bố trí hoạt động từ Gibraltar trong vai trò hộ tống các đoàn tàu vận tải tại khu vực Đại Tây Dương và Đông Địa Trung Hải. Sang tháng 3, 1943, nó được điều sang Chi hạm đội Khu trục 22 đặt căn cứ tại Algiers, và hoạt động tuần tra, hộ tống vận tải ven biển cũng như hỗ trợ các chiến dịch trên bộ tại Bắc Phi. Vào ngày 13 tháng 5, đang khi hộ tống cho Đoàn tàu KMS15/UGS8 đi từ Gibraltar đến Oran, nó bị tàu ngầm đối phương tấn công, nhưng quả ngư lôi đã trượt không trúng đích.[3]
Đến tháng 6, Haydon được điều động sang Đội khu trục 59 đặt căn cứ tại Oran, tiếp tục nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải. Nó sau đó được huy động tham gia Chiến dịch Husky, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên Sicily, Ý, gia nhập Đội hộ tống S trong vai trò hộ tống các tàu đổ bộ, bắn hải pháo hỗ trợ và tuần tra. Nó đi đến Algiers để tham gia Đoàn tàu KMS18, lên đường vào ngày 5 tháng 7, tách ra để tiếp nhiên liệu vào ngày 8 tháng 7 và sáp nhập trở lại, và đi đến ngoài khơi bãi đổ bộ Bark West hai ngày sau đó, nơi nó hỗ trợ cho cuộc đổ bộ.[3][4][5]
Đến tháng 9, Haydon được điều sang Đội hộ tống 50 đặt căn cứ tại Algiers nhầm chuẩn bị để tham gia Chiến dịch Avalanche, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên Salerno, Ý. Nó được bố trí bảo vệ cho các tàu sân bay để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ.[3][4][5]
Sang tháng 10, Haydon được bố trí sang khu vực Đông Địa Trung Hải và hoạt động trong vùng biển Aegean, làm nhiệm vụ tuần tra, hộ tống vận tải và hỗ trợ các hoạt động của quân du kích Nam Tư; nó được điều trở lại Malta vào tháng 12.[3][6]
1944
sửaHaydon gia nhập Chi hạm đội Khu trục 18 tại Malta vào tháng 1, 1944, tiếp tục vai trò hộ tống vận tải và tuần tra chống tàu ngầm. Vào tháng 7, nó chuyển đến Naples và tạm thời đặt dưới quyền chỉ đạo tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Dragoon, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên miền Nam nước Pháp. Khi chiến dịch tiến hành vào tháng 8, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải tiếp liệu theo sau cuộc đổ bộ; và khi chiến dịch kết thúc vào tháng 9, nó quay trở lại dưới quyền chỉ huy của Hải quân Hoàng gia, và tiếp nối nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải tại khu vực Trung tâm Địa Trung Hải.[3][4][5]
Sang tháng 10, Haydon được điều động quay trở về vùng biển nhà, và gia nhập Chi hạm đội khu trục 21 để tăng cường cho việc tuần tra chống tàu ngầm nhằm bảo vệ các đoàn tàu vận tải ven biển tại khu vực eo biển Manche và Bắc Hải. Vào giai đoạn này, đối phương tăng cường đánh phá bằng tàu ngầm trang bị ống hơi; cũng như các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương giờ đây băng qua eo biển Manche để đến thẳng các cảng tại lục địa Châu Âu.[3][4][7]
1945
sửaHaydon tiếp tục hoạt động hộ tống vận tải tại khu vực eo biển Manche và Bắc Hải, đảm nhiệm thêm việc truy lùng tàu phóng lôi E-boat đối phương hoạt động rải thủy lôi vào ban đêm.[3][4][8]
Sang tháng 5, 1945, Haydon được dự định điều sang tăng cường cho Hạm đội Viễn Đông đang hoạt động tại Đông Nam Á. Nó đi đến Malta và được đại tu tại xưởng tàu tại đây; tuy nhiên do Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, kế hoạch điều động sang Viễn Đông bị hủy bỏ, và nó được giữ lại Hạm đội Địa Trung Hải trong thành phần Chi hạm đội Khu trục 3.[3]
Sau chiến tranh
sửaHaydon phục vụ tại Malta cho đến tháng 7, 1947, khi nó bị hư hại nặng do tai nạn hỏa hoạn và được rút khỏi hoạt động. Con tàu được đưa về Chatham vào cuối năm 1947 để sửa chữa, rồi đưa về thành phần dự bị tại Sheerness trước khi chuyển đến Hartlepool vào năm 1948. Con tàu được đưa vào Danh sách loại bỏ vào tháng 3, 1958 và được bán cho hãng BISCO vào ngày 17 tháng 5, và được tháo dỡ tại xưởng tàu của hãng Clayton & Davie ở Dunston-on-Tyne từ ngày 18 tháng 5, 1958.[3][9]
Tham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ Lenton 1970, tr. 87
- ^ Brown 2006, tr. 107
- ^ a b c d e f g h i j k Mason, Geoffrey B. (2004). Gordon Smith (biên tập). “HMS Haydon (L75) - Type III, Hunt-class Escort Destroyer”. naval-history.net. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2018.
- ^ a b c d e Barnett 1991
- ^ a b c Winser 2002
- ^ Smith & Walker 2008
- ^ Hackmann 1984
- ^ Smith 1984
- ^ Critchley 1982, tr. 42
Thư mục
sửa- Barnett, Corelli (1991). Engage the Enemy More Closely – The Royal Navy in the Second World War. W. W. Norton Co. ISBN 978-0393029185.
- Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). Luân Đôn: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
- Critchley, Mike (1982). British Warships Since 1945: Part 3: Destroyers. Liskeard, UK: Maritime Books. ISBN 0-9506323-9-2.
- English, John (1987). The Hunts: A history of the design, development and careers of the 86 destroyers of this class built for the Royal and Allied Navies during World War II. World Ship Society. ISBN 0-905617-44-4.
- Gardiner, Robert (1987). Conway's All the World's Fighting Ships 1922-1946. Luân Đôn: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-146-7.
- Hackmann, Willem (1984). Seek and Strike: Sonar, Anti-submarine Warfare and the Royal Navy,1914-54. Stationery Office Books. ISBN 9780112904236.
- Lenton, H.T. (1970). Navies of the Second World War: British Fleet & Escort Destroyers: Volume Two. Luân Đôn: Macdonald & Co. ISBN 0-356-03122-5.
- Smith, Peter C. (1984). Hold the Narrow Seas: Naval Warfare in the English Channel 1939-1945. Moorland Publishing. ISBN 9780870219382.
- Smith, Peter C.; Walker, Edwin (2008). War in the Aegean: The Campaign for the Eastern Mediterranean in World War II. Stackpole Books. ISBN 9780811735193.
- Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War Two - an international encyclopedia. Luân Đôn: Arms and Armour. ISBN 0-85368-910-5.
- Winser, John de S. (2002). British Invation Fleets: The Miditerranean and Beyond 1942-1945. World Ship Society. ISBN 9780954331009.
Liên kết ngoài
sửa