HMS Beagle là một tàu khu trục thuộc lớp B được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào năm 1930. Nó đã hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, tham gia chiến dịch Na Uy, trận Đại Tây Dương, chiến dịch Bắc Phi, hộ tống các đoàn tàu vận tải Bắc Cực cũng như tham gia cuộc Đổ bộ Normandy. Beagle được cho ngừng hoạt động và tháo dỡ vào năm 1945.[2]

Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Beagle
Xưởng đóng tàu John Brown & Company, Clydebank
Kinh phí 220.342 Bảng Anh
Đặt lườn 11 tháng 10 năm 1929
Hạ thủy 26 tháng 9 năm 1930
Hoàn thành 9 tháng 4 năm 1931
Xuất biên chế 24 tháng 5 năm 1945
Số phận Bán để tháo dỡ, tháng 12 năm 1945
Đặc điểm khái quátNguồn: Whitley[1]
Lớp tàu Lớp tàu khu trục B
Trọng tải choán nước
  • 1.360 tấn Anh (1.380 t) (tiêu chuẩn)
  • 1.790 tấn Anh (1.820 t) (đầy tải)
Chiều dài 323 ft (98 m) (chung)
Sườn ngang 32,25 ft (9,83 m)
Mớn nước 12,25 ft (3,73 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 3 × nồi hơi ống nước Admiralty
  • 2 × trục
  • công suất 34.000 shp (25.000 kW)
Tốc độ 35,25 hải lý trên giờ (65,28 km/h)
Tầm xa 4.800 nmi (8.890 km; 5.520 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 138
Hệ thống cảm biến và xử lý Sonar ASDIC Kiểu 119
Vũ khí

Chế tạo

sửa

Beagle được đặt hàng vào đầu năm 1929 tại xưởng tàu của hãng John Brown & CompanyClydebank, Glasgow, trong khuôn khổ Chương trình Chế tạo Hải quân 1928, cùng với con tàu chị em Basilisk. Nó được đặt lườn vào ngày 11 tháng 10 năm 1929, hạ thủy vào ngày 26 tháng 9 năm 1930[3] như là chiếc tàu chiến thứ bảy của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này,[4] và hoàn tất vào ngày 9 tháng 4 năm 1931[5] với chi phí 220.342 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như pháo, đạn dược và thiết bị liên lạc.[2][6]

Lịch sử hoạt động

sửa

Beagle từng tham gia chiến dịch Na Uy (1940), trận Đại Tây Dương (1940-1945), chiến dịch Bắc Phi (1942), hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Cực (1942-1944) và eo biển Anh Quốc (1943) cũng như tham gia cuộc Đổ bộ Normandy (1944). Nó nổi bật nhất trong việc giải phóng quần đảo Channel vào tháng 5 năm 1945.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War Two. Cassell Publishing. ISBN 1-85409-521-8.
  2. ^ a b “HMS Beagle, destroyer”. naval-history.net. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
  3. ^ English 1993, tr. 29–30
  4. ^ Colledge 1969, tr. 33
  5. ^ English 1993, tr. 30
  6. ^ March 1966, tr. 260
  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • English, John (1993). Amazon to Ivanhoe: British Standard Destroyers of the 1930s. Kendal, England: World Ship Society. ISBN 0-905617-64-9.
  • Friedman, Norman (2009). British Destroyers From Earliest Days to the Second World War. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-1-59114-081-8.
  • Lenton, H. T. (1998). British & Commonwealth Warships of the Second World War. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-55750-048-7.
  • March, Edgar J. (1966). British Destroyers: A History of Development, 1892-1953; Drawn by Admiralty Permission From Official Records & Returns, Ships' Covers & Building Plans. London: Seeley Service. OCLC 164893555.
  • Rohwer, Jürgen (2005). Chronology of the War at Sea 1939-1945: The Naval History of World War Two . Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-59114-119-2.
  • Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.
  • Winser, John de D. (1999). B.E.F. Ships Before, At and After Dunkirk. Gravesend, Kent: World Ship Society. ISBN 0-905617-91-6.

Liên kết ngoài

sửa