Hội chứng HELLP

(Đổi hướng từ HELLP)

Hội chứng HELLP là một tai biến sản khoa bao gồm của tan máu, tăng men gansố lượng tiểu cầu giảm.[1] Hội chứng thường khởi phát trong 3 tháng cuối hoặc ngay sau khi sinh.[1] Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, phù, đau đầu, buồn nôn, đau bụng hạ sườn phải, giảm thị lực, chảy máu mũi, và co giật.[1] Biến chứng bao gồm đông máu nội mạch rải rác (DIC), bong nhau thaisuy thận.[1]

Hội chứng HELLP
Ruy băng đỏ là biểu tượng cho hội chứng HELPP
Khoa/NgànhSản khoa
Biến chứngĐông máu nội mạc rải rác (DIC), rau bong non, suy thận, phù phổi cấp[1]
Nguyên nhânChưa rõ[1]
Yếu tố nguy cơTiền sản giật, sản giật, tiền sử hội chứng HELLP, sản phụ hơn 25 tuổi, Người da trắng[1]
Chẩn đoán phân biệtviêm gan virus, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, viêm túi mật, hội chứng huyết tán tăng ure máu[2]
Dịch tễ~0.7% thai phụ[2]

Nguyên nhân của hội chứng này vẫn chưa rõ.[1] Thường thì nó liên quan với tiền sản giật hoặc sản giật.[1] Các yếu tố nguy cơ bao gồm đã tiền sử mắc hội chứng này, sản phụ lớn hơn 25 tuổi, và da trắng.[1] Chẩn đoán là thường dựa trên xét nghiệm máu thấy các dấu hiệu của phá hủy tế bào hồng cầu (LDH lớn hơn 600 U/L), AST lớn hơn 70 U L, và tiểu cầu nhỏ hơn 100x109/L.[2]

Điều trị cần đình chỉ thai càng sớm càng tốt.[1] Đặc biệt đúng nếu mang thai ngoài 34 tuần.[2] Có thể dùng thuốc để hạ huyết áp và truyền máu nếu cần.[1] Corticosteroid có thể được sử dụng tăng tốc độ phát triển phổi của em bé, nếu vẫn trong thời kỳ đầu mang thai.[2]

Hội chứng HELLP xảy ra ở khoảng 0,7% phụ nữ mang thai và ảnh hưởng đến khoảng 15% phụ nữ sản giật hoặc tiền sản giật nặng.[2][3] Tử vong ở mẹ không phổ biến.[1] Tình trạng của trẻ thường liên quan đến trẻ được sinh sớm đến mức nào.[1] Hội chứng được đặt tên lần đầu tiên vào năm 1982.[2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q “HELLP syndrome”. Genetic and Rare Diseases Information Center (GARD) – an NCATS Program (bằng tiếng Anh). 2018. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ a b c d e f g h i j Haram K, Svendsen E, and Abildgaard U (tháng 2 năm 2009). “The HELLP syndrome: clinical issues and management. A Review”. BMC Pregnancy Childbirth. 9: 8. doi:10.1186/1471-2393-9-8. PMC 2654858. PMID 19245695.
  3. ^ “Preeclampsia and Eclampsia”. Merck Manuals Consumer Version. tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2018.