Hội chứng phụ nữ da trắng mất tích

Hội chứng phụ nữ da trắng mất tích (Missing white woman syndrome) là một thuật ngữ được các nhà khoa học xã hội[1][2] và các nhà bình luận truyền thông sử dụng để biểu thị việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông[3] đặc biệt là trên truyền hình về các trường hợp mất tích liên quan đến những phụ nữ giới trẻ, da trắng, hấp dẫn, thượng lưu sẽ được tập trung chú ý đưa tin với tần suất dày đặc hơn so với sự thiếu quan tâm đối với những phụ nữ không phải người da trắng và thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn[4][5][6][7]. Đây là một ám chỉ về sự chênh lệch mức độ bao phủ trong việc đưa tin giữa người da trắng và người da màu mất tích. Các hãng tin tức lớn đã làm nổi bật vụ việc để thu hút sự quan tâm chú ý trong khi thường bỏ qua những câu chuyện về phụ nữ da màu mất tích. Sự chú ý của giới truyền thông rộng rãi như vậy về các vụ mất tích liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái da trắng nhận được sự chú ý không tương xứng trên các phương tiện truyền thông so với các vụ liên quan nam giới da trắng hoặc người da màu. Hiện tượng này xuất hiện tập trung ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, New Zealand và các quốc gia chủ yếu là người da trắng khác như Nam Phi[6][8].

Vụ án về cô gái trẻ da trắng Diana Quer ở Madrid đã được truyền thông loan tin dày đặc, sau này Diana Quer đã được dựng tượng đài tưởng nhớ

Mặc dù thuật ngữ này được đặt ra trong bối cảnh tin tức các trường hợp mất tích, đôi khi thuật ngữ này cũng được sử dụng để đề cập đến các tội phạm bạo lực khác. Người dẫn chương trình tin tức người Mỹ Gwen Ifill được nhiều người coi là người sáng tạo ra cụm từ này[5]. Charlton McIlwain đã định nghĩa hội chứng này là "phụ nữ da trắng có vai trò đặc quyền da trắng là nạn nhân của tội phạm bạo lực trong việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông" và cho rằng hội chứng phụ nữ da trắng mất tích hoạt động như một kiểu phân cấp chủng tộc trong hình ảnh văn hóa của Hoa Kỳ[9]. Eduardo Bonilla-Silva đã phân loại thành phần chủng tộc của hội chứng phụ nữ da trắng mất tích như một "dạng ngữ pháp chủng tộc, qua đó quyền lực tối cao của người da trắng được bình thường hóa bằng các tiêu chuẩn ngầm hoặc thậm chí vô hình"[1]. Hiện tượng tâm lý này đã dẫn đến một số biện pháp cứng rắn đối với tội phạm, chủ yếu là về quyền chính trị, được định danh cho những phụ nữ da trắng đã biến mất và sau đó được tìm thấy bị tổn hại[10][11]. Ngoài chủng tộc và tầng lớp, các yếu tố như độ hấp dẫn như ngoại hình cơ thể và sự trẻ trung đã được xác định là tiêu chí không công bằng trong việc xác định mức độ đưa tin về những phụ nữ mất tích[12]. Tin tức về phụ nữ da đen mất tích có nhiều khả năng tập trung vào các vấn đề của nạn nhân hơn, chẳng hạn như bạn trai bạo hành, tiền sử phạm tội hoặc nghiện ma túy, trong khi tin tức về phụ nữ da trắng thường có xu hướng tập trung vào vai trò cao thượng của họ như những người mẹ, con gái, học sinh và những người có liên quan trong cộng đồng đến sự mất tích của họ[13].

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Sommers, Zach (Spring 2016). “Missing White Woman Syndrome: An Empirical Analysis of Race and Gender Disparities in Online News Coverage of Missing Persons”. Journal of Criminal Law & Criminology. 106 (2): 275–314. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ Lundman, R.J. (2003). “The Newsworthiness and Selection Bias in News About Murder: Comparative and Relative Effects of Novelty and Race and Gender Typifications on Newspaper Coverage of Homicide”. Sociological Forum. 18 (3): 357–386. doi:10.1023/A:1025713518156. S2CID 141625288.
  3. ^ Foreman, Tom (14 tháng 3 năm 2006). “Diagnosing 'Missing White Woman Syndrome'. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2023. There is no polite way to say it, and it is a fact of television news. Media and social critics call the wall-to-wall coverage that seems to swirl around these events, 'Missing White Woman Syndrome'. That was the phrase invoked by Sheri Parks, a professor of American studies at the University of Maryland, College Park, during our interview yesterday.
  4. ^ Robinson, Eugene (10 tháng 6 năm 2005). “(White) Women We Love”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2008.
  5. ^ a b Cory L. Armstrong (2013). Media Disparity: A Gender Battleground. Lexington Books. tr. 21. ISBN 978-0-7391-8188-1.
  6. ^ a b “Oscar Pistorius: The Verdict”. SABC. 12 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2014.
  7. ^ Mau, Alison (16 tháng 12 năm 2018). “We've all had the chance to mourn Grace Millane, but the court denies this other slain woman that humanity”. Stuff.co.nz.
  8. ^ Mau, Alison (16 tháng 12 năm 2018). “We've all had the chance to mourn Grace Millane, but the court denies this other slain woman that humanity”. Stuff.co.nz.
  9. ^ “Cleveland abductions: Do white victims get more attention?”. BBC News. 9 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015. Charlton McIlwain, professor New York University: White women occupy a privileged role as violent crime victims in news media reporting.
  10. ^ Stein, Sarah Land (2012). The Cultural Complex of Innocence : an Examination of Media and Social Construction of Missing White Woman Syndrome (PhD thesis). University of Southern Mississippi. ProQuest 1113331344.
  11. ^ Essig, Laurie (2014). “Racial Politics in the US and the Figure of the White Lady. One way to understand the senseless killings of Black men is through the 'lady'. Psychology Today. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2017.
  12. ^ Moody, M.; Dorries, B.; Blackwell, H. (2008). “The Invisible Damsel: Differences in How National Media Outlets Framed the Coverage of Missing Black and White Women in the Mid-2000s”. Conference Papers – International Communication Association. tr. 1–23. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2015.
  13. ^ Cheryl L. Neely (2015). “African American Women as Victims of Violence – How do news stories affect our perception of crimes against women from different racial backgrounds?”. Utne Reader. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2017.

Tham khảo

sửa