Hội chứng cai rượu là tập hợp các triệu chứng có thể xảy ra khi giảm sử dụng rượu sau một thời gian tiêu thụ quá mức.[1] Các triệu chứng điển hình bao gồm lo lắng, run rẩy, đổ mồ hôi, nôn mửa, nhịp tim nhanh và sốt nhẹ.[1] Các triệu chứng nghiêm trọng hơn gồm co giật, ảo giác, và mê sảng run (DTs).[1] Các triệu chứng thường bắt đầu sáu giờ sau lần uống cuối cùng, tồi tệ nhất từ 24 đến 72 giờ và cải thiện sau bảy ngày.[2][3]

Cai rượu gặp ở những người nghiện rượu.[1] Điều này xảy ra sau khi giảm uống rượu theo kế hoạch hoặc không theo kế hoạch.[1] Cơ chế cơ bản bao gồm giảm đáp ứng của các thụ thể GABA nằm tại não.[3] Quá trình cai rượu thường được theo sau bằng đánh giá Clinical Institute Withdrawal Assessment of Alcohol Scale, revised (CIWA-Ar).[3]

Điều trị chính cai rượu với các thuốc benzodiazepin như chlordiazepoxide hoặc diazepam.[2] Thông thường liều lượng được đưa ra dựa trên các triệu chứng của một người.[2] Thiamine được khuyến cáo thường xuyên.[2] Các vấn đề về điện giảiđường huyết hạ thấp cũng nên được xem xét. Điều trị sớm giúp cải thiện nhanh.[2]

Ở thế giới phương Tây, khoảng 15% người có vấn đề nghiện rượu tại một thời điểm nào đó.[3] Khoảng một nửa số người nghiện rượu sẽ tiến triển các triệu chứng cai nghiện sau khi giảm sử dụng, với bốn phần trăm có các triệu chứng nghiêm trọng.[3] Trong số những người có triệu chứng nặng, lên đến 15% trường hợp tử vong.[2] Các triệu chứng cai rượu đã được mô tả sớm nhất vào 400 TCN bởi Hippocrates.[4][5] Đây đã không trở thành một vấn đề phổ biến cho đến những năm 1800.[5]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e National Clinical Guideline Centre (2010). “2 Acute Alcohol Withdrawal”. Alcohol Use Disorders: Diagnosis and Clinical Management of Alcohol-Related Physical Complications (bằng tiếng Anh) . London: Royal College of Physicians (UK). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ a b c d e f Simpson, SA; Wilson, MP; Nordstrom, K (tháng 9 năm 2016). “Psychiatric Emergencies for Clinicians: Emergency Department Management of Alcohol Withdrawal”. The Journal of Emergency Medicine. 51 (3): 269–73. doi:10.1016/j.jemermed.2016.03.027. PMID 27319379.
  3. ^ a b c d e Schuckit, MA (ngày 27 tháng 11 năm 2014). “Recognition and management of withdrawal delirium (delirium tremens)”. The New England Journal of Medicine. 371 (22): 2109–13. doi:10.1056/NEJMra1407298. PMID 25427113.
  4. ^ Martin, Scott C. (2014). The SAGE Encyclopedia of Alcohol: Social, Cultural, and Historical Perspectives (bằng tiếng Anh). SAGE Publications. tr. Alcohol Withdrawal Scale. ISBN 9781483374383. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ a b Kissin, Benjamin; Begleiter, Henri (2013). The Biology of Alcoholism: Volume 3: Clinical Pathology (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 192. ISBN 9781468429374. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2016.