Hội chứng cướp máu động mạch dưới đòn

Hội chứng cướp máu động mạch dưới đòn, hay hội chứng cắp máu động mạch dưới đòn (Subclavian steal syndrome, viết tắt SSS) hay còn gọi là bệnh hẹp-tắc nghẽn cắp máu động mạch dưới đòn (subclavian steal steno-occlusive disease) là một tập hợp các triệu chứng phát sinh từ hiện tượng máu chảy ngược trong động mạch đốt sống hoặc động mạch ngực trong, do hẹp đoạn gần và/hoặc tắc động mạch dưới đòn. Sự đảo ngược dòng chảy này được gọi là hiện tượng cắp máu động mạch dưới đòn (subclavian steal phenomenon).[1] Cánh tay có thể được nhận máu từ dòng chảy ngược xuống dưới của động mạch đốt sống, nên lấy cắp 1 phần máu từ hệ thống tuần hoàn đốt sống-nền phía sau. Nó nặng hơn so với thể điển hình của thiểu năng tuần hoàn sống nền (vertebrobasilar insufficiency)

Hội chứng cướp máu động mạch dưới đòn
Tên khácHội chứng cắp máu động mạch dưới đòn hoặc Bệnh hẹp-tắc nghẽn cắp máu động mạch dưới đòn
Phần gần của động mạch dưới đòn trái bị tắc (động mạch được tô đậm), ngăn dòng chảy đến động mạch cánh tay trái và động mạch đốt sống trái. Kết quả là dòng chảy ở động mạch đốt sống bên trái đổ ngược về phía động mạch cánh tay trái. Dòng máu đến não và đa giác Willis đến từ động mạch cảnh phải và trái và động mạch đốt sống phải.
Khoa/NgànhThần kinh học Sửa đổi tại Wikidata

Triệu chứng

sửa

Hẹp động mạch dưới đòn không có triệu chứng ở hầu hết bệnh nhân. Bệnh cảnh đôi khi được phát hiện tình cờ khi có sự chênh lệch huyết áp giữa 2 cánh tay hoặc khi siêu âm bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành hoặc động mạch cảnh.[2] Do mảng xơ vữa làm tắc/hẹp đoạn gần động mạch dưới đòn nên sẽ gây thiếu máu nuôi chi trên, mặt khác nó ăn cắp máu từ động mạch đốt sống nên sẽ gây ra các triệu chứng của tuần hoàn não sau:[3]

1. Triệu chứng thần kinh do thiểu năng tuần hoàn hệ sống- nền thoáng qua

2. Triệu chứng ở chi trên

Nguyên nhân

sửa

Có nhiều quá trình có thể gây tắc nghẽn động mạch dưới đòn trước động mạch đốt sống, có thể gây hội chứng cướp máu động mạch dưới đòn.

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất của SSS;[4] tất cả các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch đều là yếu tố nguy cơ đối với SSS.

Hội chứng hẹp lối ra lồng ngực (thoracic outlet depression syndrome, TOS) làm tăng nguy cơ mắc SSS.[4] TOS không trực tiếp gây ra SSS, bởi vì vị trí chèn ép động mạch dưới đòn nằm trên xương sườn đầu tiên, nằm xa động mạch đốt sống. TOS gây ra đột quỵ được cho là do cục máu đông di chuyển về phía động mạch đốt sống.[5]

Viêm động mạch Takayasu là bệnh gây viêm các động mạch trong đó có động mạch dưới đòn. Viêm để lại mô sẹo dày đặc, mạch máu trở nên hẹp và hạn chế lưu lượng máu.[6]

SSS có thể do biến chứng của điều trị y khoa. Một ví dụ là xơ hóa tắc nghẽn hoặc huyết khối do điều trị hẹp eo động mạch chủ (Coarctation of the aorta, COA).[7] Một ví dụ khác là tạo shunt Blalock–Taussig để điều trị tứ chứng Fallot.[8]

Các dị tật mạch máu bẩm sinh khác nhau cũng gây ra SSS như hẹp eo động mạch chủ và gián đoạn cung động mạch chủ (interrupted aortic arch).[9]

Sinh lý bệnh

sửa

Chẩn đoán

sửa

Nguồn:[10]

Siêu âm

sửa
  • dòng chảy ngược trong động mạch đốt sống cùng bên
  • các thay đổi sớm trước khi đảo ngược dòng chảy: giảm vận tốc, dòng chảy hai pha (trong động mạch đốt sống), bao gồm phổ hình con thỏ (bunny waveform).
  • đoạn gần động mạch dưới đòn thường không thể nhìn thấy đủ rõ để đánh giá
  • động mạch dưới đòn đoạn xa có dạng sóng Parvus-Tardus và dạng sóng đơn pha

Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)

sửa
  • Hẹp động mạch dưới đòn hoặc tắc nghẽn dễ dàng thấy.
  • Không thể xác định hướng dòng chảy trong động mạch đốt sống
  • Có thể có các tổn thương mạch máu não nội sọ hoặc ngoài sọ khác

Chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA)

sửa
  • Thực hiện tại thời điểm can thiệp nội mạch
  • Thấy hẹp/tắc nghẽn động mạch dưới đòn hoặc
  • Chậm làm đầy động mạch đốt sống cùng bên.
  • Có thể thấy các tổn thương mạch máu não nội sọ hoặc ngoài sọ khác
 
Siêu âm Doppler cho thấy hiện tượng cướp máu động mạch dưới đòn

Chẩn đoán phân biệt

sửa

Điều trị

sửa

Ngay cả khi hẹp động mạch dưới đòn không có triệu chứng thì nó vẫn kết hợp với tăng nguy cơ mắc và tử vong liên quan đến bệnh lý xơ vữa ở giường mạch máu.[11][12][13] Sự hiện diện của hẹp động mạch dưới đòn sẽ làm tăng nguy cơ tử vong toàn bộ (hazard ratio 1,4) và tử vong do bệnh tim mạch (hazard ratio 1,57) và tăng nguy cơ thiếu máu não liên quan đến hẹp động mạch cảnh tiến triển và suy giảm tuần hoàn bàng hệ. Do đó, hẹp động mạch dưới đòn là chỉ điểm của nguy cơ tim mạch và sẽ có ích trong phòng ngừa thứ phát. Điều trị nội bao gồm aspirin, thuốc chẹn beta, ức chế men chuyểnstatin để làm giảm tử vong lâu dài.[14] Khi hẹp động mạch dưới đòn không triệu chứng, hiếm khi cần phải tái tạo mạch máu, ngay cả khi có dòng chảy ngược. Ở bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, điều trị nội và bảo tồn sẽ thích hợp, vì triệu chứng sẽ cải thiện mà không cần phải can thiệp.[15]

Bệnh nhân có triệu chứng nặng và tắc đoạn gần động mạch dưới đòn có thể điều trị thành công bằng phẫu thuật hoặc can thiệp qua da.[16] Tạo hình mạch bằng bóng (hay nong mạch bằng bóng, balloon angioplasty) và đặt stent có thể thực hiện khi stent không có khả năng làm suy giảm tuần hoàn đốt sống. Mức độ thành công khi can thiệp qua da có thể trên 90%, tỉ lệ còn thông trong 5 năm là 85%.[17] Dòng chảy ngược liên tục xuất hiện trở lại là một dấu hiệu cho thấy nguy cơ cao hơn tái hẹp lại khi so sánh với dòng chảy ngược ngắt quãng.[18] Đến 10% bệnh nhân có triệu chứng tái hẹp trở lại, 95% có thể xử trí bằng can thiệp nội mạch.[19]

Tắc 1 đoạn dài tốt hơn nên phẫu thuật. Phẫu thuật bắc cầu tái tạo mạch máu bao gồm cầu nối cảnh-dưới đòn, chuyển vị động mạch cảnh, cầu nối nách-nách, có tỉ lệ thông mạch trên 70% trong 5 năm. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công trên 80% nếu động mạch cảnh chung được dùng làm cầu nối.[15]

Một vài hình ảnh

sửa
 
Chụp mạch máu vùng dưới đòn trước và sau đặt stent
 
CT mạch máu cho thấy hiện tượng cướp máu động mạch dưới đòn

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Labropoulos, N; Nandivada, P; Bekelis, K (tháng 7 năm 2010). “Prevalence and impact of the subclavian steal syndrome”. Annals of Surgery. 252 (1): 166–70. doi:10.1097/SLA.0b013e3181e3375a. PMID 20531004.
  2. ^ Shankar Kikkeri, Nidhi; Nagalli, Shivaraj (2023), “Subclavian Steal Syndrome”, StatPearls, Treasure Island (FL): StatPearls Publishing, PMID 32119486, truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023
  3. ^ Psillas, G; Kekes, G; Constantinidis, J; Triaridis, S; Vital, V (1 tháng 2 năm 2007). “Subclavian steal syndrome: neurotological manifestations”. Acta Otorhinolaryngologica Italica. 27 (1): 33–37. ISSN 0392-100X. PMC 2640015. PMID 17601209.
  4. ^ a b Potter, BJ; Pinto, DS (3 tháng 6 năm 2014). “Subclavian steal syndrome”. Circulation. 129 (22): 2320–3. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.113.006653. PMID 24891625.
  5. ^ Meumann, EM; Chuen, J; Fitt, G; Perchyonok, Y; Pond, F; Dewey, HM (tháng 5 năm 2014). “Thromboembolic stroke associated with thoracic outlet syndrome”. Journal of Clinical Neuroscience. 21 (5): 886–9. doi:10.1016/j.jocn.2013.07.030. PMID 24321459.
  6. ^ Roldán-Valadéz, E; Hernández-Martínez, P; Osorio-Peralta, S; Elizalde-Acosta, I; Espinoza-Cruz, V; Casián-Castellanos, G (tháng 9 năm 2003). “Imaging diagnosis of subclavian steal syndrome secondary to Takayasu arteritis affecting a left-side subclavian artery”. Archives of Medical Research. 34 (5): 433–8. doi:10.1016/j.arcmed.2003.06.002. PMID 14602512.
  7. ^ Saalouke, MG; Perry, LW; Breckbill, DL; Shapiro, SR; Scott LP, 3rd (tháng 7 năm 1978). “Cerebrovascular abnormalities in postoperative coarctation of aorta. Four cases demonstrating left subclavian steal on aortography”. The American Journal of Cardiology. 42 (1): 97–101. doi:10.1016/0002-9149(78)90991-8. PMID 677042.
  8. ^ Kurlan, R; Krall, RL; Deweese, JA (tháng 3 năm 1984). “Vertebrobasilar ischemia after total repair of tetralogy of Fallot: significance of subclavian steal created by Blalock-Taussig anastomosis. Vertebrobasilar ischemia after correction of tetralogy of Fallot”. Stroke. 15 (2): 359–62. doi:10.1161/01.str.15.2.359. PMID 6701943.
  9. ^ Deeg, KH; Hofbeck, M; Singer, H (tháng 12 năm 1993). “Diagnosis of subclavian steal in infants with coarctation of the aorta and interruption of the aortic arch by color-coded Doppler sonography”. Journal of Ultrasound in Medicine. 12 (12): 713–8. doi:10.7863/jum.1993.12.12.713. PMID 8301709.
  10. ^ D'Souza, Donna. “Subclavian steal syndrome | Radiology Reference Article | Radiopaedia.org”. Radiopaedia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ Aboyans, Victor; Kamineni, Aruna; Allison, Matthew A.; McDermott, Mary McGrae; Crouse, John R.; Ni, Hanyu; Szklo, Moyses; Criqui, Michael H. (tháng 7 năm 2010). “The epidemiology of subclavian stenosis and its association with markers of subclinical atherosclerosis: The Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis (MESA)”. Atherosclerosis. 211 (1): 266–270. doi:10.1016/j.atherosclerosis.2010.01.013. ISSN 0021-9150. PMC 2925848. PMID 20138280.
  12. ^ Clark, Christopher E; Taylor, Rod S; Shore, Angela C; Ukoumunne, Obioha C; Campbell, John L (tháng 3 năm 2012). “Association of a difference in systolic blood pressure between arms with vascular disease and mortality: a systematic review and meta-analysis”. The Lancet. 379 (9819): 905–914. doi:10.1016/s0140-6736(11)61710-8. ISSN 0140-6736.
  13. ^ Labropoulos, Nicos; Nandivada, Prathima; Bekelis, Kimon (tháng 7 năm 2010). “Prevalence and Impact of the Subclavian Steal Syndrome”. Annals of Surgery (bằng tiếng Anh). 252 (1): 166. doi:10.1097/SLA.0b013e3181e3375a. ISSN 0003-4932.
  14. ^ Kumbhani, Dharam J.; Steg, Ph. Gabriel; Cannon, Christopher P.; Eagle, Kim A.; Smith, Sidney C.; Hoffman, Elaine; Goto, Shinya; Ohman, E. Magnus; Bhatt, Deepak L. (tháng 8 năm 2013). “Adherence to Secondary Prevention Medications and Four-year Outcomes in Outpatients with Atherosclerosis”. The American Journal of Medicine. 126 (8): 693–700.e1. doi:10.1016/j.amjmed.2013.01.033. ISSN 0002-9343.
  15. ^ a b Potter, Brian J.; Pinto, Duane S. (3 tháng 6 năm 2014). “Subclavian Steal Syndrome”. Circulation (bằng tiếng Anh). 129 (22): 2320–2323. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.113.006653. ISSN 0009-7322.
  16. ^ Rogers, Jason H.; Calhoun, Royce F. (tháng 1 năm 2007). “Diagnosis and Management of Subclavian Artery Stenosis Prior to Coronary Artery Bypass Grafting in the Current Era”. Journal of Cardiac Surgery (bằng tiếng Anh). 22 (1): 20–25. doi:10.1111/j.1540-8191.2007.00332.x. ISSN 0886-0440.
  17. ^ Wang, Ke-qin; Wang, Zhong-gao; Yang, Bao-zhong; Yuan, Chao; Zhang, Wang-de; Yuan, Biao; Xing, Tong; Song, Sheng-han; Li, Tan (5 tháng 1 năm 2010). “Long-term results of endovascular therapy for proximal subclavian arterial obstructive lesions”. Chinese Medical Journal. 123 (1): 45–50. ISSN 2542-5641. PMID 20137574.
  18. ^ Filippo, Ferrara; Francesco, Meli; Francesco, Raimondi; Corrado, Amato; Chiara, Mina’; Valentina, Cospite; Giuseppina, Novo; Salvatore, Novo (1 tháng 6 năm 2006). “Percutaneous Angioplasty and Stenting of left Subclavian Artery Lesions for the Treatment of Patients with Concomitant Vertebral and Coronary Subclavian Steal Syndrome”. CardioVascular and Interventional Radiology (bằng tiếng Anh). 29 (3): 348–353. doi:10.1007/s00270-004-0265-4. ISSN 1432-086X.
  19. ^ de Vries, Jean-Paul P.M.; Jager, L. Cara; van den Berg, Jos C.; Overtoom, Tim Th.C.; Ackerstaff, Rob G.A.; van de Pavoordt, Eric D.W.M.; Moll, Frans L. (tháng 1 năm 2005). “Durability of percutaneous transluminal angioplasty for obstructive lesions of proximal subclavian artery: Long-term results”. Journal of Vascular Surgery. 41 (1): 19–23. doi:10.1016/j.jvs.2004.09.030. ISSN 0741-5214.

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Cerebrovascular diseases