Hội chứng Dravet
Hội chứng Dravet (tiếng Anh: Dravet syndrome), trước đây được gọi là động kinh cơ nghiêm trọng ở trẻ nhỏ (SMEI), là một loại động kinh nặng với các cơn động kinh kéo dài gây ra bởi tăng thân nhiệt hoặc sốt. Hội chứng này rất khó điều trị bằng thuốc chống co giật. Hầu hết trường hợp ghi nhận xảy ra thường bắt đầu ở trẻ dưới 1 tuổi.[1]
Hội chứng Dravet | |
---|---|
Severe myoclonic epilepsy of infancy (bệnh động kinh múa giật nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh), severe polymorphic epilepsy of infancy (bệnh động kinh cơ đa dạng ở trẻ sơ sinh), viết tắt SMEI (SMEB), intractable childhood epilepsy with generalised tonic clonic seizures (ICEGTCS) | |
Phát âm |
|
Chuyên khoa | Thần kinh học |
ICD-10 | G40.3 |
ICD-9-CM | 345.1 |
OMIM | 607208 |
DiseasesDB | 33728 |
GeneReviews | |
Orphanet | 33069 |
Dấu hiệu và triệu chứng
sửaHội chứng Dravet đặc trưng bởi các cơn co giật do sốt hoặc không sốt kéo dài trong năm đầu đời trẻ nhỏ. Hội chứng này tiến triển thành các loại động kinh khác như co giật cơ và động kinh cục bộ, vận động chậm hoặc thất điều,[2] đặc trưng bởi suy giảm nhận thức, rối loạn hành vi và thiếu hụt vận động.[3] Những thiếu sót về hành vi thường bao gồm việc trẻ nhỏ hiếu động và bốc đồng, trong những trường hợp hiếm gặp hơn bao gồm cả những hành vi giống như tự kỷ. Hội chứng Dravet cũng liên quan đến rối loạn giấc ngủ bao gồm buồn ngủ và mất ngủ. Các cơn động kinh của những người mắc hội chứng Dravet trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác, vì căn bệnh này không thể quan sát được khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu. Điều này cùng với phạm vi nghiêm trọng khác nhau giữa từng cá nhân được chẩn đoán và khả năng kháng thuốc của những cơn động kinh này đã khiến cho việc phát triển các phương pháp điều trị trở nên khó khăn.
Hội chứng Dravet xuất hiện trong năm đầu đời, thường bắt đầu khoảng sáu tháng tuổi với các cơn co giật do sốt thường xuyên (co giật liên quan đến sốt). Trẻ mắc hội chứng Dravet thường bị chậm phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và vận động, tăng động và khó ngủ, nhiễm trùng mãn tính, các vấn đề về tăng trưởng cũng như khả năng cân bằng đồng thời gặp phải khó khăn trong việc giao tiếp với người khác. Ảnh hưởng của rối loạn này không giảm dần theo thời gian cho nên trẻ em được chẩn đoán mắc hội chứng Dravet đòi hỏi người chăm sóc phải tận tụy chăm sóc với sự kiên nhẫn, tiên quyết theo dõi chặt chẽ chúng.[4]
Động kinh do sốt được chia thành hai loại: đơn giản và phức tạp. Một cơn động kinh do sốt sẽ được phân loại là phức tạp nếu nó xảy ra trong vòng 24 giờ sau một cơn động kinh khác hoặc nếu nó kéo dài hơn 15 phút. Một cơn co giật do sốt kéo dài dưới 15 phút sẽ được phân loại là đơn giản. Đôi khi các tác nhân gây căng thẳng thông thường như gắng sức hoặc tắm nước nóng cũng có thể gây co giật ở những người mắc hội chứng này.[4]
Nguyên nhân
sửaTrong hầu hết các trường hợp, các đột biến gen gây ra hội chứng Dravet không phải do di truyền.[2] Trong 70% 90% bệnh nhân, hội chứng Dravet gây ra bởi các đột biến vô nghĩa trong gen SCN1A dẫn đến một đoạn mã codon kết thúc sớm và do đó tạo ra một protein không có chức năng. Gen này thường mã hóa cho kênh natri điện thế thần kinh Na (V)1.1.[5] Khi thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã phát hiện những đột biến mất chức năng đã gây ra việc giảm dòng natri và việc suy yếu kích thích của GABAergic interneurons của hồi hải mã. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc mất các kênh NA (V) 1.1 là đủ để gây ra chứng động kinh và tử vong sớm được thấy trong hội chứng Dravet.[6]
Thời điểm khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của hội chứng Dravet xảy ra cùng lúc với việc tiêm vắc-xin thông thường ở trẻ em, khiến một số người tin rằng vắc-xin chính là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, đây có thể là một phản ứng không đặc hiệu với sốt, vì tiêm vắc-xin thường gây sốt,[7] được biết là có liên quan đến động kinh ở những người mắc hội chứng Dravet.[8] Một số bệnh nhân gặp phải thương tích vắc-xin từ bệnh não sau đó đã được xác nhận qua các thử nghiệm chứng minh thực sự có hội chứng Dravet.[9]
Di truyền học
sửaGiải thích về mặt di truyền học của hội chứng này đã được xác định dựa trên các cổng điện áp cụ thể trên kênh natri gọi là SCN1A và SCN2A. Những gen này nằm trên nhánh dài (q) của nhiễm sắc thể 2 ở vị trí 24.3 và mã cho tiểu đơn vị alpha tại kênh natri của các protein xuyên màng. Đột biến ở một trong hai gen này sẽ khiến một cá thể hình thành các kênh natri rối loạn chức năng, là mấu chốt quan trọng trên con đường truyền tín hiệu hóa học trong não, gây ra biểu hiện kiểu hình của bệnh động kinh cơ. Một kênh hoạt động đúng sẽ phản ứng với sự chênh lệch điện áp trên màng và hình thành lỗ rỗng thông qua đó chỉ các ion natri có thể đi qua. Dòng natri tạo ra tác động điện bằng cách thay đổi tạm thời điện tích của tế bào. Khi gen bị đột biến, protein cuối cùng được dịch sẽ xếp đoạn lỗ của nó một cách không đúng trong màng tế bào vì chứa hóa chất amino acid khác nhau, làm cho kênh natri không hoạt động. Cũng có thể có một đột biến làm giảm số lượng kênh natri được tạo ra, dẫn đến hội chứng Dravet.[10]
Hiện tại, gen SCN1A có liên quan đến lâm sàng nhất; chiếm số lượng lớn nhất các đột biến liên quan đến động kinh đặc trưng xảy ra từ trước đến nay trong gen này.[4][11] Thông thường, một đột biến sai nghĩa trong phân đoạn S5 hoặc S6 của lỗ rỗng trên kênh natri khiến kênh bị mất chức năng, tiền đề cho hội chứng Dravet. Chỉ cần một di truyền dị hợp tử của đột biến SCN1A là đã đủ những gì cần thiết để phát triển kênh natri bị lỗi. Đó là lý do tại sao bệnh nhân mắc hội chứng Dravet vẫn sẽ có một bản sao gen bình thường.[10]
Chẩn đoán
sửaTheo Tổ chức Hội chứng Dravet, tiêu chuẩn chẩn đoán cho DS yêu cầu bệnh nhân trình bày một số triệu chứng sau:[12]
- Khởi phát cơn động kinh trong năm đầu đời ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh
- Động kinh ban đầu thường kéo dài, thường xuyên hoặc thỉnh thoảng
- Sự hiện diện của các loại động kinh khác (ví dụ như co giật cơ)
- Động kinh liên quan đến sốt do bệnh hoặc tiêm chủng
- Động kinh gây ra do tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ ấm áp
- Động kinh để đáp ứng với ánh sáng mạnh hoặc các mẫu hình ảnh nhất định
- Điện não đồ ban đầu bình thường nhưng điện não đồ sau đó với đa nang chậm và nặng
- Trẻ phát triển bình thường lúc ban đầu nhưng phát triển chậm trong vài năm đầu đời.
- Hạ huyết áp theo các mức độ khác nhau
- Các vấn đề về dáng đi và thăng bằng không ổn định
- Lệch mắt cá chân, bàn chân phẳng hoặc phát triển dáng đi khom người theo tuổi
Điều trị
sửaĐộng kinh trong hội chứng Dravet có thể khó kiểm soát nhưng có thể giảm bằng thuốc chống co giật như clobazam, Stiripentol, topiramate và valproate.[13] Bởi vì quá trình rối loạn khác nhau theo từng cá nhân, nên các phác đồ điều trị có thể khác nhau. Một chế độ ăn nhiều chất béo và ít carbohydrate cũng có thể có lợi, được gọi là chế độ ăn ketogenic. Mặc dù điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp đỡ phần nào, nhưng không loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng. Cho đến khi một hình thức điều trị hoặc chữa bệnh tốt hơn được phát hiện, những người mắc bệnh này sẽ bị rung giật cơ cho đến hết đời.[4]
Một số loại thuốc chống co giật được phân loại là thuốc chặn kênh natri hiện được biết là làm cho cơn co giật tồi tệ hơn ở hầu hết bệnh nhân Dravet. Những loại thuốc này bao gồm carbamazepine, gabapentin, lamotrigine và phenytoin.[14][15]
Phương pháp điều trị bao gồm phục hồi chức năng nhận thức thông qua liệu pháp tâm lý và lời nói.[3] Ngoài ra, valproate thường được sử dụng để ngăn ngừa tái phát cơn co giật do sốt, kết hợp với thuốc benzodiazepine được sử dụng cho các cơn động kinh kéo dài, nhưng những phương pháp điều trị này thường không đủ.[16]
Stiripentol là loại thuốc giả dược có kiểm soát duy nhất dùng trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy hiệu quả trong các thử nghiệm.[16] Nó hoạt động như một tác nhân GABAergic và như một bộ điều biến allosteric tích cực của thụ thể GABAA. Stiripentol có thể cải thiện chứng động kinh khu trú, cũng như hội chứng Dravet, được dùng kèm với clobazam và valproate đã được phê duyệt ở châu Âu vào năm 2007 như là một liệu pháp điều trị hội chứng Dravet và đã được xác nhận có thể giảm đến 70% tỷ lệ động kinh. Trong trường hợp co giật kháng thuốc nhiều hơn, topiramate và chế độ ăn ketogen được sử dụng như liệu pháp điều trị thay thế.[17]
Cannabidiol (CBD) đã được chấp thuận tại Hoa Kỳ để điều trị hội chứng Dravet năm 2018.[18] Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy tần suất động kinh mỗi tháng giảm từ 12 xuống còn 6 khi sử dụng cannabidiol, so với giảm từ 15 xuống 14 khi điều trị bằng thuốc giả dược.[19]
Dịch tễ học
sửaHội chứng Dravet là một dạng động kinh nghiêm trọng, chiếm khoảng 10% trường hợp ở trẻ em.[20] Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp, tỉ lệ mắc bệnh 1/20.000 đến 1/40.000 ở trẻ sơ sinh.[21][22]
Lịch sử
sửaCharlotte Dravet lần đầu tiên mô tả chứng động kinh cơ nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Saint Paul, Marseille Pháp năm 1978 và tên này sau đó được đổi thành hội chứng Dravet (theo tên bà) vào năm 1989.[23] Mô tả tương tự cũng được đưa ra bởi Bernardo Dalla Bernardina ở Verona.[24]
Charlotte Figi, người được chẩn đoán mắc hội chứng Dravet, là trọng tâm của một tranh cãi rộng rãi trong việc cung cấp phương tiện sử dụng cannabidiol cho những người bị co giật. Bà mất vào tháng 4 năm 2020.[25]
Tham khảo
sửa- ^ Lhatoo (2013). Simon Shorvon; Renzo Guerrini; Mark Cook; Samden D (biên tập). Oxford textbook of epilepsy and epileptic seizures. Oxford: Oxford Univ. Press. tr. 13. ISBN 978-0-19-965904-3.
- ^ a b Selmer, K.K.; Eriksson, A-S; Brandal, K.; Egeland, T.; Tallaksen, C.; Undlien, D.E. (ngày 1 tháng 10 năm 2009). “Parental SCN1A mutation mosaicism in familial Dravet syndrome”. Clinical Genetics. 76 (4): 398–403. doi:10.1111/j.1399-0004.2009.01208.x. PMID 19673951.
- ^ a b Granata, Tiziana (ngày 1 tháng 4 năm 2011). “Comprehensive care of children with Dravet syndrome”. Epilepsia. 52: 90–94. doi:10.1111/j.1528-1167.2011.03011.x. PMID 21463289.
- ^ a b c d Miller, I.O. and Sotero de Menezes. M.A. SCN1A-Related Seizure Disorders. 2007 Nov 29 [Updated 2014 May 15]. GeneReviews® [Internet]. Seattle (WA): University of Washington, Seattle; 1993–2015. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK1318/
- ^ Cheah, C; Catterall, W.A. (2012). “Characterizing the role of sodium channels in mouse models of Dravet Syndrome”. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Couzin-Frankel, Jennifer (ngày 8 tháng 4 năm 2015). “Sudden death in epilepsy: Researchers finger possible cause”. Science. doi:10.1126/science.aab2456.
- ^ Lin YJ, Wen CN, Lin YY, Hsieh WC, Chang CC, Chen YH, Hsu CH, Shih YJ, Chen CH, Fang CT (tháng 1 năm 2020). “Oil-in-water emulsion adjuvants for pediatric influenza vaccines: a systematic review and meta-analysis”. Nat Commun. 11 (1): 315. doi:10.1038/s41467-019-14230-x. PMC 6965081. PMID 31949137.
- ^ admin. “What is Dravet Syndrome?”.
- ^ Ben-Menachem, Elinor (ngày 4 tháng 1 năm 2019). “Vaccination and the Onset of Dravet Syndrome”. Epilepsy Currents. 11 (4): 120–122. doi:10.5698/1535-7511-11.4.120. PMC 3152151. PMID 21852883.
- ^ a b Wallace, Robyn (2005). “A Plethora of SCN1A Mutations: What Can They Tell Us?”. Epilepsy Currents. 5 (1): 17–20. doi:10.1111/j.1535-7597.2005.05105.x. PMC 1176321. PMID 16059449.
- ^ Sugawara T, Tsurubuchi Y, Agarwala KL, Ito M, Fukuma G, Mazaki-Miyazaki E, Nagafuji H, Noda M, Imoto K, Wada K, Mitsudome A, Kaneko S, Montal M, Nagata K, Hirose S, Yamakawa K (2001). “A missense mutation of the Na+ channel alpha II subunit gene Na(v)1.2 in a patient with febrile and afebrile seizures causes channel dysfunction”. Proc Natl Acad Sci U S A. 98 (11): 6384–9. doi:10.1073/pnas.111065098. PMC 33477. PMID 11371648.
- ^ “Diagnostic Criteria”. Dravet Syndrome Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Dravet Syndrome Foundation: Treatment”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
- ^ “NICE: Epilepsies: diagnosis and management”. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
- ^ “SCN1A Patients Advised to Avoid Sodium Channel Blockers”. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
- ^ a b Chiron, C; Dulac, O (ngày 1 tháng 4 năm 2011). “The pharmacologic treatment of Dravet syndrome”. Epilepsia. 52: 72–75. doi:10.1111/j.1528-1167.2011.03007.x. PMID 21463285.
- ^ Brigo, Francesco; Storti, Monica; Igwe, Stanley C (ngày 21 tháng 10 năm 2015). “Stiripentol for focal refractory epilepsy”. Cochrane Database of Systematic Reviews (10): CD009887. doi:10.1002/14651858.CD009887.pub3. PMID 26488459.
- ^ “Press Announcements - FDA approves first drug comprised of an active ingredient derived from marijuana to treat rare, severe forms of epilepsy”. www.fda.gov (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2018.
- ^ Devinsky, Orrin; Cross, J. Helen; Laux, Linda; Marsh, Eric; Miller, Ian; Nabbout, Rima; Scheffer, Ingrid E.; Thiele, Elizabeth A.; Wright, Stephen (ngày 25 tháng 5 năm 2017). “Trial of Cannabidiol for Drug-Resistant Seizures in the Dravet Syndrome” (PDF). New England Journal of Medicine. 376 (21): 2011–2020. doi:10.1056/NEJMoa1611618. PMID 28538134.
- ^ Berkovic, Samuel F. (ngày 21 tháng 12 năm 2019). “Epileptic encephalopathies of infancy: welcome advances”. Lancet. 394 (10216): 2203–2204. doi:10.1016/S0140-6736(19)31239-5.
- ^ Hurst, Daniel L. (tháng 8 năm 1990). “Epidemiology of Severe Myoclonic Epilepsy of Infancy”. Epilepsia. 31 (4): 397–400. doi:10.1111/j.1528-1157.1990.tb05494.x. PMID 1695145.
- ^ Yakoub, M; Dulac, O; Jambaqué, I; Chiron, C; Plouin, P (tháng 9 năm 1992). “Early diagnosis of severe myoclonic epilepsy in infancy”. Brain & Development. 14 (5): 299–303. doi:10.1093/brain/aws151. PMID 1456383.
- ^ Dravet, Charlotte (ngày 1 tháng 4 năm 2011). “The core Dravet syndrome phenotype”. Epilepsia. 52: 3–9. doi:10.1111/j.1528-1167.2011.02994.x. PMID 21463272.
- ^ “Bernardo Dalla Bernardina | University of Verona (UNIVR)”. ResearchGate (bằng tiếng Anh).
- ^ Ingold, John (ngày 8 tháng 4 năm 2020). “Charlotte Fiji”. The Colorado Sun. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2020.
Charlotte Figi, the Colorado Springs girl who, as a gleeful and fragile child, launched a movement that led to sweeping changes in marijuana laws across the globe, has died from complications possibly related to the new coronavirus.