Hồng Nam, thành phố Hưng Yên

thành phố Hưng Yên

Hồng Nam là một thuộc thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Hồng Nam
Xã Hồng Nam
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
Thành phốHưng Yên
Trụ sở UBNDThôn Lê Như Hổ
Địa lý
Tọa độ: 20°38′3″B 106°4′38″Đ / 20,63417°B 106,07722°Đ / 20.63417; 106.07722
Hồng Nam trên bản đồ Việt Nam
Hồng Nam
Hồng Nam
Vị trí xã Hồng Nam trên bản đồ Việt Nam
Diện tích3,67 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng4.362 người[1]
Mật độ1.189 người/km²
Khác
Mã hành chính11980[2]
Mã bưu chính161110

Địa lý

sửa

Xã Hồng Nam nằm ở phía đông nam thành phố Hưng Yên, có vị trí địa lý:

Xã Hồng Nam có diện tích 3,67 km², dân số năm 2019 là 4.362 người[1], mật độ dân số đạt 1.189 người/km².

Khí hậu

sửa

Xã Hồng Nam nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.

Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C.

Hành chính

sửa

Xã Hồng Nam được chia thành 3 thôn: Điện Biên, Lê Như Hổ, Nễ Châu.

Lịch sử

sửa

Ngày 4 tháng 1 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 02-HĐBT[3] về việc điều sáp nhập thôn Phương Độ của xã Hồng Nam thuộc huyện Phù Tiên vào thị xã Hưng Yên quản lý.

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 108/2003/NĐ-CP[4] về việc chuyển toàn bộ 362 ha diện tích tự nhiên và 4.034 nhân khẩu của xã Hồng Nam thuộc huyện Tiên Lữ về thị xã Hưng Yên quản lý.

Ngày 19 tháng 1 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 04/NĐ-CP[5] về việc thành lập thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên. Xã Hồng Nam thuộc thành phố Hưng Yên.

Kinh tế

sửa

Hồng Nam có hơn 170 ha trồng nhãn, cho sản lượng trung bình khoảng trên 2.000 tấn mỗi năm. Nhiều loại nhãn như nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn hương chi, nhãn cùi được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa dưới dạng quả tươi, một phần được chế biến thành long nhãn để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ngoài ra xã còn phát triển nghề nuôi ong lấy mật hoa nhãn đem về lợi nhuận khá cao cho người dân.

Đặc sản

sửa

Xã Hồng Nam có một số đặc sản tiêu biểu phải kể đến nhãn lồng, mật ong, hạt sen, long nhãn,...

Văn hóa

sửa

Xã Hồng Nam có một số Di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng như: Miếu thờ Lê Như Hổ (Thời Nhà Mạc, phòng Hàm Lưỡng quốc thượng thư) thuộc làng Vông, chùa Nễ Châu. Hiện tại quần thể di tích Lê Như Hổ còn gồm: Lăng Lê Như Hổ, miếu thờ, hậu cung và đình làng đã được nhân dân trong làng tôn tạo lại.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định 02-HĐBT năm 1982 về việc mở rộng thị xã Hưng Yên thuộc tỉnh Hải Hưng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”. Thư viện pháp luật. 4 tháng 1 năm 1982.
  4. ^ “Nghị định 108/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã, thành lập phường và điều chỉnh địa giới hành chính các phường thuộc thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 23 tháng 9 năm 2003.
  5. ^ “Nghị định số 04/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 19 tháng 1 năm 2009.

Tham khảo

sửa