Hồ Vostok (tiếng Nga: Озеро Восток, nghĩa "Hồ phương Đông") là hồ lớn nhất trong hơn 140 các hồ ngầm dưới mặt băng ở Nam Cực. Băng nằm phía trên đã tạo nên một kỷ lục cổ khí hậu liên tục 400.000 năm, mặc dù nước hồ có thể đã bị cô lập trong 15[1][2] đến 25 triệu năm[3].

Hồ Vostok
Hình ảnh vệ tinh hồ Vostok (NASA GSFC)
Địa lý
Tọa độ77°30′N 106°00′Đ / 77,5°N 106°Đ / -77.500; 106.000
Kiểu hồsubglacial rift lake
Quốc gia lưu vực- (Nam Cực)
Độ dài tối đa250 km (160 mi)
Độ rộng tối đa50 km (30 mi)
Diện tích bề mặt15.690 km (9.750 mi)
Độ sâu trung bình344 m (1.129 ft)
Độ sâu tối đa~1.000 m (3.300 ft)[cần dẫn nguồn]
Dung tích5.400 km3 (1.300 mi khối) ± 1.600 km3 (400 mi khối)
Thời gian giữ lại nước13,300 yrs
Cao độ bề mặt~ −500 m (−1.600 ft)
Các đảo1
Khu dân cưVostok Station

Hồ Vostok nằm ở cực giá lạnh phía nam, bên dưới trạm Vostok của Nga dưới bề mặt của trung tâm Bảng Đông Nam Cực băng cao 3.488 m (11.444 ft) trên mực nước biển trung bình. Bề mặt của hồ nước ngọt này nằm dưới bề mặt băng khoảng 4.000 m, tức cao hơn mực nước biển khoảng 500m. Hồ dài 250 km và nơi rộng nhất là 50 km, và bao phủ một diện tích 15.690 km², tương đương với diện tích hồ Ontario, nhưng thể tích lớn hơn 3 lần. Độ sâu trung bình là 344 m. Nó có thể tích ước tính khoảng 5.400 km³.[4]. Hồ được chia thành hai lưu vực sâu bởi một sống núi. Nước ở dạng lỏng trên sườn núi là khoảng 200 m, so với khoảng 400 m sâu trong lưu vực phía bắc và 800 m sâu ở phía nam.

Tham khảo

sửa

  Tư liệu liên quan tới Lake Vostok tại Wikimedia Commons

  1. ^ Moskvitch, K (ngày 27 tháng 1 năm 2011). “Lake Vostok drilling in Antarctic 'running out of time'. BBC News. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2011.
  2. ^ Secrets of Antarctica's 15-Million Year-Old Lake -A Galaxy Classic Lưu trữ 2008-03-16 tại Wayback Machine (ngày 5 tháng 12 năm 2007)
  3. ^ Studinger, M (2008). “Subglacial Lake Vostok”. Columbia University. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2011.
  4. ^ Subglacial Lake Facts