Hồ Văn Cống (1912–1943) hay Hai Cống, là nhà cách mạng Việt Nam, từng đảm nhiệm vai trò Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hồ Văn Cống
Chức vụ
Nhiệm kỳ1936 – 1941
Tiền nhiệmTrương Văn Nhâm
Kế nhiệmVăn Công Khai
Thông tin cá nhân
Sinh1912
Thủ Dầu Một
Mất1943
Côn Đảo
Nghề nghiệpThợ thủ công
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Đông Dương

Thân thế

sửa

Ông sinh năm 1912 trong một gia đình nông dân ở xã Tân Phước Khánh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một, nay là phường Tân Phước Khánh, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.[1]

Vào thập niên 20, ông đến Sài Gòn để làm ăn sinh sống, cũng tham gia tổ chức Thanh niên Cao vọng của Nguyễn An Ninh. Khi trở về quê hương Lái Thiêu, ông gia nhập cơ sở thanh niên của Tân Việt Đảng do Tô Trọng Mân đứng đầu.[2][3]

Năm 1929, ông cùng với khoảng 10 người khác, trong đó có Nguyễn Văn Tiết, Đinh Văn Sáng,... thành lập Hội kín cộng sản ở Bình Nhâm (thuộc Lái Thiêu, nay thuộc thành phố Thuận An), đồng thời tổ chức tuyên truyền Chủ nghĩa Marx – Lenin, phát triển lực lượng.[2] Đến nửa cuối năm 1929, Chi ủy Tân Việt cùng các hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hoạt động ở Đề-pô xe lửa Dĩ An đã hoạt động tích cực, bám rễ vào bộ phận dân chúng trong vùng.[4][5][6][7][8]

Hoạt động cách mạng

sửa

Tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10 là Đảng Cộng sản Đông Dương) ra đời. Cùng tháng, Tân Việt gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 3, ông cùng các đồng chí đã vận động người dân Bình Nhâm hưởng ứng các cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng và công nhân Đề-pô xe lửa Dĩ An. Từ đó, các cuộc đấu tranh của nông dân, thợ thủ công bùng nổ và lan rộng.[5][9][10]

Tháng 8 năm 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam xã Bình Nhâm được thành lập, gồm 6 thành viên: Bí thư Trương Văn Phèn (Ba Phèn), Hồ Văn Cống (Hai Cống), Nguyễn Văn Tiết (Sáu Tiết), Nguyễn Văn Lộng (Tự Chùa), Nguyễn Văn Nâu (Sáu Nâu), Đinh Văn Sáng (Tám Sáng).[11][12][13][14][15][16][17][18] Cùng với các đồng chí trong chi bộ, ông đã vận động thành lập Hội Nông dân đỏ và Hội Tương tế ở các lò chén, lò đường, trại mộc trên địa bàn. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, phong trào đấu tranh của nông dân, thợ thủ công, công nhân các làng Bình Nhâm, An Sơn, An Thạnh liên tục phát triển, với đỉnh cao là cuộc bãi công của 30 cơ sở lò gốm, kéo dài từ ngày 29 tháng 9 đến 2 tháng 10 năm 1935. Cuộc bãi công đã quy tụ hơn 1 vạn người tham gia, đặt ra yêu sách đồi giới chủ phải trả đủ số tiền lương đã giao khoán cho thợ gốm, công nhân nam, nữ, trẻ em cả người Việt lẫn người Hoa. Thắng lợi của cuộc bãi công khiến tờ báo La Dépêche phải nhận xét: Đây là lần thứ nhất mà cuộc bãi công quan trọng thế này đã xảy ra. Đó là dấu hiệu của thời buổi. E rằng nhiều chức nghiệp khác sẽ noi gương của công nhân lò gốm.[2][3][5]

Cuối năm 1935, Xứ ủy viên Trương Văn Nhâm được Xứ ủy Nam Kỳ điều về Thủ Dầu Một để tổ chức Tỉnh ủy. Tháng 2 năm 1936, Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một được thành lập, gồm 2 ủy viên do Xứ ủy tăng cường (Trương Văn Nhâm, Nguyễn Thị Bảy) và 3 ủy viên địa phương (Hồ Văn Cống,...) do Trương Văn Nhâm làm Bí thư.[2][19][20][21][22][23]

Tháng 7 năm 1936, Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Thủ Dầu Một quyết định chuyển hình thức đấu tranh sang hình thức tổ chức công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. Đến cuối năm, Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một phát triển lớn mạnh, lên tới hơn 30 đảng viên với nhiều hình thức sinh hoạt đảng.[20] Cuối năm 1936, Hồ Văn Cống tìm đến vùng Chánh Nghĩa - Phú Cường, nơi tập trung đông công nhân làm việc trong các lò chén, thành lập và phát triển chi bộ Đảng, Hội Ái hữu ở đây.[24][25] Cũng trong thời gian này, Trương Văn Nhâm được Xứ ủy điều động làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời thay thế.[21] Tháng 1 năm 1937, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một được công nhận chính thức với Hồ Văn Cống làm Bí thư Tỉnh ủy.[8][20]

Tháng 4 năm 1937, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một xuất bản tờ Tranh đấu với Hồ Văn Cống là một trong những cây bút chính.[2] Đến tháng 4 năm 1939, trong hội nghị mở rộng của Tỉnh ủy, ông đã định hướng tăng cường công tác công vận ở các đồn điền phía bắc, cùng với Nguyễn Văn Tiết xây dựng được nhiều cơ sở ở đồn điền Thuận Lợi[a] và Quản Lợi.[2][20][22][27]

Tháng 7 năm 1940, nhận được chủ trương khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ, Ban khởi nghĩa tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập do ông làm Trưởng ban. Ngày 23 tháng 11, Ban khởi nghĩa đã tổ chức quần chúng nổi dậy và chiến đấu trong 8 ngày đêm (đến 30 tháng 11) ở ba quận Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát. Người dân các làng Thuận Giao, An Sơn, An Thạnh, Bình Hòa, Bình Nhâm, Tân Thới,... tổ chức mít tinh ủng hộ khởi nghĩa. Biểu tượng lá cờ đỏ sao vàng tung bay ở Thuận Giao. Truyền đơn, khẩu hiệu cũng được dán ở nhiều nơi.[1][2][3][28][29]

Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông rút về Dầu Tiếng ẩn náu. Sau Tết Nguyên Đán năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 5 năm tù. Ông bị lưu đày ra Côn Đảo và mất ở đây vào năm 1943.[1][2][3][30]

Vinh danh

sửa

Tên của ông được đặt cho một con đường ở phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.[31]

6 thành viên đầu tiên của Chi bộ xã Bình Nhâm, trong đó có ông Hồ Văn Cống, được thờ trong khuôn viên đền Bình Nhâm (xưa thuộc thị trấn Lái Thiêu).[32][33][34]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Đồn điền Phú Riềng cũ, được giới chủ Pháp đổi tên sau sự kiện Phú Riềng Đỏ.[26]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c C.T (4 tháng 12 năm 2018). “Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một giai đoạn 1936-1940”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ a b c d e f g h Hồ Thị Nam (29 tháng 1 năm 2013). “Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một Hồ Văn Cống (1.1937 - cuối 1940): Luôn giữ tròn khí tiết người cộng sản”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ a b c d Tiểu Liên (23 tháng 11 năm 2020). “Quân, dân Thủ Dầu Một hưởng ứng khởi nghĩa Nam kỳ”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Thu Thảo (10 tháng 5 năm 2021). “Bình Dương: Công tác tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở có sự chuyển biến sâu sắc”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ a b c Đàm Thanh (18 tháng 1 năm 2020). “Từ những chi bộ đầu tiên và hành trình 90 mùa xuân tươi thắm”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Thu Thảo (10 tháng 5 năm 2021). “Ngành Tuyên giáo Thủ Dầu Một - Sông Bé - Bình Dương: Xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Đ.Hậu; K.Giang (17 tháng 2 năm 2016). “Nhớ những ngày sục sôi năm ấy - Bài 1”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ a b Trí Dũng (6 tháng 5 năm 2019). “Tự hào truyền thống vẻ vang - Bài 1”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Cẩm Lý (6 tháng 2 năm 2021). “Di tích Nhà máy xe lửa Dĩ An: Nơi ghi dấu sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  10. ^ Thu Thảo (2 tháng 2 năm 2020). “Đầu xuân về thăm "địa chỉ đỏ" Bình Nhâm”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ Ngọc Thanh (8 tháng 1 năm 2020). “90 mùa xuân vững một niềm tin sắt son- Bài 1”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  12. ^ Thùy Trinh; Phúc Hậu (10 tháng 4 năm 2019). “Chi bộ II (Cơ quan Tỉnh đoàn): Tổ chức sinh hoạt chi bộ với chuyên đề kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đồng chí Nguyễn Văn Tiết”. Tỉnh Đoàn Bình Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  13. ^ Thu Thảo (15 tháng 2 năm 2019). “Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đồng chí Nguyễn Văn Tiết (1909-2019): Một lòng vì nước, vì dân - Bài 1”. Thư viện tỉnh Bình Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  14. ^ Hồng Thuận (29 tháng 5 năm 2021). “Đồng chí Nguyễn Văn Tiết: Người con trung hiếu của đất Bình Nhâm”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ K.Vinh (15 tháng 8 năm 2015). “Bình Nhâm vượt khó đi lên”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2021.
  16. ^ Sông Trà (29 tháng 4 năm 2020). “Bình Nhâm thay màu áo mới”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2021.
  17. ^ “Đảng bộ Thành phố Thuận An”. Cổng thông tin Đảng bộ tỉnh Bình Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  18. ^ Quỳnh Như (12 tháng 2 năm 2020). “Sáng mãi một niềm tin”. Thư viện tỉnh Bình Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  19. ^ “[Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Bình Dương] Phần II Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một thành lập và lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)”. Tỉnh Đoàn Bình Dương. 15 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  20. ^ a b c d Thu Thảo (10 tháng 1 năm 2020). “90 mùa xuân vững một niềm tin sắt son- Bài 2”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  21. ^ a b Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. “Đồng chí Trương Văn Nhâm - Người cán bộ hết lòng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc”. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. 2021-06-15. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  22. ^ a b P.V (18 tháng 2 năm 2016). “Nhớ những ngày sục sôi năm ấy - Bài 2”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  23. ^ Tỉnh ủy Bình Dương (20 tháng 11 năm 2019). “Đề cương gợi ý trả lời câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Công sản Việt Nam và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương”. Liên đoàn Lao động thành phố Thủ Dầu Một. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  24. ^ Thu Thảo (22 tháng 8 năm 2020). “Đem sức ta giải phóng cho ta...Bài 4”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  25. ^ Thu Thảo (22 tháng 8 năm 2017). “Những vùng đất nở hoa… - Bài 5”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  26. ^ Vũ Nguyệt. “Phú Riềng Đỏ - Nơi đặt nền móng trong Phong trào công nhân miền Đông Nam Bộ”. Bảo tàng Bình Phước. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  27. ^ Hồ Thị Nam (30 tháng 1 năm 2013). “Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một Văn Công Khai (1943-1945): Mãi mãi tỏa sáng”. Thư viện tỉnh Bình Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  28. ^ C.T (3 tháng 11 năm 2018). “Thời gian diễn ra khởi nghĩa Nam kỳ ở Thủ Dầu Một”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  29. ^ M.An. “Cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng của nhân dân Bình Phước (1939-1945)”. Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  30. ^ C.T (5 tháng 11 năm 2018). “Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một sau khởi nghĩa Nam kỳ”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  31. ^ Khánh Vy (AT) (15 tháng 5 năm 2021). “Tương Bình Hiệp: Phối hợp, tổ chức diễu hành tuyên truyền Bầu cử Đại Biểu Quốc Hội Khóa XV và HDND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”. Tỉnh Đoàn Bình Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2021.
  32. ^ Trần Thanh Đạm (26 tháng 7 năm 2012). “Văn bia cách mạng Bình Nhâm, bản anh hùng ca chiến đấu của nhân dân Thuận An, Bình Dương”. Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2021.
  33. ^ Hồng Thuận (15 tháng 8 năm 2020). “Đền Bình Nhâm: Nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  34. ^ Hồ Văn (1 tháng 2 năm 0201). “Về thăm những "địa chỉ đỏ". Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.