Thủy điện Thác Mơ

(Đổi hướng từ Hồ Thác Mơ)

Nhà máy thủy điện Thác Mơ là một nhà máy thủy điện trên sông Bé thuộc địa bàn xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Việt Nam.[1][2]

Thủy điện Thác Mơ
Thủy điện Thác Mơ trên bản đồ Việt Nam
Thủy điện Thác Mơ
Vị trí của Thủy điện Thác Mơ ở Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Vị tríĐức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
Tọa độ11°51′28″B 107°01′9″Đ / 11,85778°B 107,01917°Đ / 11.85778; 107.01917
Tình trạngĐang hoạt động
Khởi công
  • Ngày 20/11/1991
  • Ngày 1/7/2014: Mở rộng
Khánh thành
  • Ngày 30/4/1995
  • Ngày 11/7/2017: Mở rộng
Chi phí xây dựngNăm 2014: 1.558,924 tỷ đồng
Chủ sở hữuTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Đập và đập tràn
NgănSông Bé
Trạm năng lượng
Nhà điều hànhTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Tua bin3x75 MW
Công suất lắp đặt225 MW
Phát điện hàng năm915 triệu kWh

Địa lý

sửa

Công trình Thủy điện Thác Mơ được xây dựng trên dòng chính Sông Bé thuộc địa phận thị xã Phước Long, huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, cách Thành phố Hồ Chí Minh 148 km về phía bắc Đông Bắc [3].

Lịch sử

sửa

Thủy điện Thác Mơ ban đầu có công suất lắp máy 150 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 610 triệu kWh, khởi công xây dựng ngày 20 tháng 11 năm 1991 và đi vào hoạt động ngày 30 tháng 4 năm 1995[3].

Thủy điện Thác Mơ mở rộng, tăng thêm công suất lắp máy 75 MW với 1 tổ máy, khởi công ngày 5 tháng 7 năm 2014, hoàn thành ngày 11 tháng 7 năm 2017[3][4], nâng tổng công suất lắp máy là 225 MW, sản lượng điện hàng năm 915 triệu kWh[3].

Thủy điện Thác Mơ không chỉ cung cấp điện năng, mà còn cung cấp nước cho đất đai quanh vùng và kiểm soát lũ ở hạ lưu. Tuy nhiên, nó cũng gây ra xói lở hạ lưu[5].

Thông số kỹ thuật

sửa

Hồ chứa nước cho nhà máy hoạt động có diện tích lưu vực là 2.200 km², mực nước chết là 198 m, mực nước dâng bình thường là 218 m, rộng 109 km², dung tích 1,36 tỷ m³. Đập chính của thủy điện cao 50 m[3], rộng 7 m (đỉnh đập). Đập tràn dài 44 m.

Sông Bé

sửa

Sông Bé bắt nguồn từ hồ thủy điện Thác Mơ, chảy qua các tỉnh Bình Phước, Bình DươngĐồng Nai, đổ vào sông Đồng Nai tại thủy điện Trị An[1].

Ngoài Thác Mơ còn có thủy điện Cần Đơnthủy điện Srok Phu Miêng được xây dựng trên sông Bé.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Bản đồ Hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ, 2004.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-48-11A. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
  3. ^ a b c d e “Công trình Thủy điện Thác Mơ”. Trường Đại học Thủy Lợi. 18 tháng 2 năm 2021. Truy cập 23 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Nhà máy thủy điện Thác Mơ chính thức hòa đồng bộ vào lưới điện quốc gia. QĐND Online, 11/07/2017. Truy cập 11/11/2017.
  5. ^ Nguyễn Khắc Cường, Đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện Thác Mơ sau 9 năm hoạt động.