Họ Thủy đầu hay họ Hắc tam lăng (danh pháp khoa học: Sparganiaceae) là tên gọi để chỉ một họ thực vật hạt kín. Họ này được nhiều nhà phân loại học công nhận.

Họ Thủy đầu
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Poales
Họ (familia)Sparganiaceae
F.Rudolphi, 1830
Chi điển hình
Sparganium
L., 1753
Các chi
Xem văn bản.

Hệ thống APG II năm 2003 (không đổi so với hệ thống APG năm 1998), cũng công nhận họ này và gán nó vào bộ Poales trong nhánh commelinids của nhánh lớn là monocots. Tuy nhiên, hệ thống APG III năm 2009 không công nhận họ này, do thấy chi Sparganium có quan hệ họ hàng khá gần với chi Typha, và do vậy đã đặt chi Sparganium vào trong họ Typhaceae.

Hệ thống Cronquist năm 1981 cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Typhales của phân lớp Commelinidae thuộc lớp Liliopsida trong ngành Magnoliophyta. Hệ thống Wettstein phiên bản cập nhật lần cuối năm 1935 đặt họ này trong bộ Pandanales.

Đặc điểm

sửa

Họ chỉ bao gồm 1 chi Sparganium với khoảng 14-20 loài cây thân thảo đầm lầy hay thủy sinh, sống lâu năm, chủ yếu tại khu vực ôn đới và vùng cận Bắc cực, có vài loài ở Nam bán cầu, nhưng kéo dài tới New Zealand. Các loài có thân rễ, không có nơ lá sát gốc hoặc sát ngọn. Ưa ẩm hay ưa điều kiện đầm lầy. Cắm rễ hoặc trôi nổi tự do. Lá đơn mọc so le, xếp thành hai hàng, không cuống. Phiến lá nguyên mép, thẳng, gân lá song song. Hoa đơn tính cùng gốc với hoa đực trên đỉnh và cụm hoa cái dạng chùm sát gốc. Thụ phấn nhờ gió. Quả hạch hay quả kiên không nứt, chứa 1 hạt. Hạt có nội nhũ chứa dầu.

Việt Nam có 1 loài (Sparganium stenophyllum).

Phát sinh chủng loài

sửa

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.

Poales 
Typhaceae s. l. 

Typhaceae s. s.

Sparganiaceae (Sparganium)

Bromeliaceae

Rapateaceae

Xyridaceae

Eriocaulaceae

Mayacaceae

Thurniaceae

Juncaceae

Cyperaceae

Anarthriaceae

Centrolepidaceae

Restionaceae

Flagellariaceae

Joinvilleaceae

Ecdeiocoleaceae

Poaceae

Lưu ý

sửa

Một vài tài liệu gọi họ này là Hắc tam lang, có lẽ là phiên dịch sai từ tiếng Trung (黑三棱 = hắc tam lăng) hoặc lỗi chính tả.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa