Họ Thằn lằn vảy cục

Xenosauridae là một họ thằn lằn dạng thằn lằn rắn (Anguimorpha) với các loài còn sinh tồn chỉ thuộc chi Xenosaurus, bản địa của khu vực Trung Mỹ (Mexico, Guatemala). Xenosauridae cũng bao gồm các chi đã tuyệt chủng ExostinusRestes[1]. Được biết đến trong tiếng Anh như là knob-scaled lizards (thằn lằn vảy bướu), chúng có các vẩy tròn, mấp mô và các da xương. Phần lớn các loài ưa thích môi trường sống ẩm ướt hay bán thủy sinh, mặc dù chúng là phổ biến rộng trong khu vực bản địa, với một số loài thậm chí còn sinh sống trong các môi trường cây bụi bán khô cằn. Chúng là động vật ăn thịt hoặc ăn côn trùng, và đẻ ra con non[2].

Họ Thằn lằn vảy cục
Thời điểm hóa thạch: Creta muộn – gần đây
67–0 triệu năm trước đây
(Xenosaurus platyceps)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân thứ bộ (infraordo)Anguimorpha
Họ (familia)Xenosauridae
Cope, 1886
Các chi

Hồ sơ hóa thạch của Xenosauridae kéo dài tới cuối Creta muộn với hóa thạch của loài Exostinus lancensis. Xenosauridae là một phần của nhánh (hay nhóm tiến hóa) gọi là Carusioidea, mà trong đó ngoài họ Xenosauridae ra còn có chi tuyệt chủng là Carusia[3].

Chuyển đi

sửa
 
Thằn lằn cá sấu Trung Quốc (Shinisaurus crocodilurus) một thời từng được coi là thuộc họ Xenosauridae.

Shinisaurus, chi với loài duy nhất là Shinisaurus crocodilurus (thằn lằn cá sấu), một thời từng được coi là thuộc họ Xenosauridae, nhưng phần lớn các nghiên cứu gần đây về quan hệ tiến hóa trong phạm vi Anguimorpha đều cho thấy Shinisaurus có quan hệ họ hàng gần với kỳ đà hơn là với Xenosaurus[1][4].

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Bhullar B. A. S. (2011). The Power and Utility of Morphological Characters in Systematics: A Fully Resolved Phylogeny of Xenosaurus and Its Fossil Relatives (Squamata: Anguimorpha). Bulletin of the Museum of Comparative Zoology 160 (3): 65–181, doi:10.3099/0027-4100-160.3.65
  2. ^ Bauer Aaron M. (1998). Cogger H.G. & Zweifel R.G. (biên tập). Encyclopedia of Reptiles and Amphibians. San Diego: Academic Press. tr. 159–160. ISBN 0-12-178560-2.
  3. ^ Conrad J. L.; Ast J. C.; Montanari S.; Norell M. A., 2011. A combined evidence phylogenetic analysis of Anguimorpha (Reptilia: Squamata). Cladistics 27 (3): 230, doi:10.1111/j.1096-0031.2010.00330.x
  4. ^ Nicolas Vidal, Julie Marin, Julia Sassi, Fabia U. Battistuzzi, Steve Donnellan, Alison J. Fitch, Bryan G. Fry, Freek J. Vonk, Ricardo C. Rodriguez de la Vega, Arnaud Couloux và S. Blair Hedges, 2012. Molecular evidence for an Asian origin of monitor lizards followed by Tertiary dispersals to Africa and Australasia Biol. Lett. 8(5): 853-855, doi:10.1098/rsbl.2012.0460

Liên kết ngoài

sửa