Nhạc (họ)

họ Trung Quốc (樂 / 乐)
(Đổi hướng từ Họ Nhạc)

Nhạc là một họ của người châu Á. Tại Trung Quốc, có hai họ cùng phiên âm trong tiếng Việt là Nhạc: Họ Nhạc (chữ Hán: 樂, Bính âm: Yue) đứng thứ 81 trong danh sách Bách gia tính, còn họ Nhạc (chữ Hán: 岳, Bính âm: Yue) đứng thứ 475. Họ Nhạc (樂) trong chữ Hán giản thể viết là Nhạc (乐).

Nguồn gốc

sửa

Họ Nhạc (樂)

sửa

Có một số giả thiết về nguồn gốc của họ Nhạc (樂):

  1. Bắt nguồn từ chức quan cổ "nhạc chính" (樂正) được cho là thiết lập vào thời Tây Chu, bính âm yuè.
  2. Bắt nguồn từ vương tộc nước Tống, con cháu của nhà Thương mang họ Tử (子). Con trai của Tống Đái Công Công tử Khản (公子衎) tự Nhạc Phù hay Nhạc Phụ (樂父). Con cháu Công tử Khản lấy Nhạc làm họ. (Theo Tính soạnTính thị cấp tựu thiên)
  3. Bắt nguồn từ Nhạc Vương Phụ (乐王鲋), họ Cơ, tự Thúc Ngư, đại phu nước Tấn thời Tấn Bình Công. (theo Tả truyện)
  4. Bắt nguồn từ Nhạc Dương, tướng nước Tấn thời Xuân Thu. Nhạc Dương vốn họ Cơ, con cháu sau này lấy Nhạc làm họ.
  5. Bắt nguồn từ ấp Nhạc Vương thuộc nước cổ Dạ Lang. (theo Sử ký Tư Mã Thiên)
  6. Bắt nguồn từ chức quan Nhạc phủ lệnh (乐府令) thời Tây Hán. (theo Hán thư)

Ngoài ra, vào thời Nguyên, một bộ phận người Mông cổ cũng lấy họ Hán là 樂, nhưng phát âm là lè, tức là âm Lạc (樂), nghĩa là vui vẻ. Tuy nhiên khi dịch sách ít người quan tâm đến điều này.

Họ Nhạc (岳)

sửa

Có một số giả thiết chủ yếu về nguồn gốc họ Nhạc (岳):

  1. Theo các sách Tính thị khảo lược, Nguyên hòa tính soạn, Sử ký Tư Mã Thiên, Tính uyển,... thì họ Nhạc (岳) bắt nguồn từ thời huyền sử thời Chuyên Húc, đặt ra chức quan Tứ Nhạc (四岳). Theo đó, bộ lạc Chuyên Húc vốn dòng dõi Hoàng Đế, coi tại núi cao có thể liên hệ với thiên thần, Chuyên Húc giao cho Bá Di (hay Bá Ích), thuộc bộ lạc Cộng Công (cùng dòng dõi Hoàng Đế) giữ chức Thái Nhạc (太岳), làm chủ việc tế tự trời đất ở Thái Nhạc Hoa Sơn. Về sau, bộ lạc Đông Di của Bá Di đổi làm bộ lạc Thái Nhạc, lấy Thái Nhạc làm trung tâm, từ đó đi ra bốn phương núi cao để tế bái thần linh. Con cháu về sau có bộ phận lấy Nhạc (岳) làm họ, được xem là một trong những họ có nguồn gốc xa xưa nhất Trung Quốc, Bá Di được coi là họ Nhạc (岳) thủy tổ.
  2. Thời kỳ nhà Thanh, một số tộc bộ Mông Cổ như Sa Nhạc Đặc thị (沙岳特氏), Tề Nhạc Cát Mục Đặc thị (齐岳噶穆特氏), Nhạc La Thấm thị (岳罗沁氏), Nhạc Nặc Đặc thị (岳诺特氏), Ba Nhạc Đặc thị (巴岳特氏) đổi sang họ Hán. Trong đó, Sa Nhạc Đặc đổi thành các họ Nhạc, Sa; Tề Nhạc Cát Mục Đặc đổi thành các họ Nhạc, Tề; Nhạc La Thấm đổi thành các họ Nhạc, Mạnh; Nhạc Nặc Đặc đổi thành các họ Nhạc, Y, Diêm, Môn; Ba Nhạc Đặc đổi thành các họ Ba, Bạch, Phong, Trần, Liên, Cao, Nhạc, Bao, La;...
  3. Thời nhà Nguyên, nhiều dòng dõi quý tộc người Hồi Hột tham gia chính quyền Mông Cổ, trong đó có Nhạc Lân Thiếp Mục Nhĩ (岳璘帖穆尔). Con cháu của Nhạc Lân Thiếp Mục Nhĩ là A Lỗ Hồn Tát Lý (阿鲁浑萨理) là đại thần thời Nguyên Thành Tông. Con trai của A Lỗ Hồn Tát Lý là Nhạc Trụ (岳柱). Nhạc Trụ đặt tên các con trai theo họ Hán là Nhạc (岳), dòng họ tồn tại đến ngày nay.
  4. Theo Thanh triều thông chí, một số thị tộc Mãn Châu như Bật Nhĩ Nhã thị (弼尔雅氏) đổi thành họ Nhạc, Lại Bố thị (赖布氏) có con cháu của tướng Lai Bố Nhạc Cán (赖布岳干) lấy Nhạc làm họ. Ngoài ra còn có La Nhạc thị (罗岳氏), Ốc Nhạc thị (沃岳氏), Nhạc Giai thị (岳佳氏), Y Lạp Lý thị (伊拉哩氏) đều có một bộ phận đổi thành họ Nhạc.
  5. Mặt khác còn có một bộ phận người dân tộc thiểu số như người Cảnh Pha hay tại Đài Loan sử dụng họ Nhạc.

Người họ Nhạc (樂) nổi tiếng

sửa

Người họ Nhạc (岳) nổi tiếng

sửa

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa