Chu (họ)

họ của người Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên 周
(Đổi hướng từ Họ Châu)

Châu/Chu (chữ Hán: 周), và Chu (朱), là hai họ của người Trung Quốc, Việt NamTriều Tiên.

Chu / Châu
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữChu / Châu
Chữ Hán朱 / 周
Chữ Nôm朱 / 周
Tiếng Trung
Chữ Hán朱 / 周
Trung Quốc đại lụcbính âmzhū
Đài LoanWade–Gileschu
Tiếng Triều Tiên
Hangul
Romaja quốc ngữJu
Hanja朱/周
McCune–ReischauerChu

Phân biệt họ Châu 周 và Chu 朱

sửa

Theo nghĩa đen của mặt chữ, 周 có nghĩa là "quay vòng, tuần hoàn" (như trong từ chu vi, chu trình, chu kỳ); 朱 có nghĩa là "màu đỏ son" (như trong từ vết chu sa)

Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, cả 周 và 朱 đều chỉ có một cách đọc là Chu. Âm đọc Hán Việt Châu được giải thích bắt nguồn từ việc kị húy chúa Nguyễn Phúc Chu nên Chu được đổi thành Châu.

Theo phiên thiết trong các vận thư soạn thời Đường, Tống của Trung Quốc (thời điểm được cho là hình thành nên âm Hán Việt tiêu chuẩn) và âm đọc trong tiếng Trung Quốc đương thời thì chữ "周" đọc là "châu" [1], chữ "朱" đọc là "chu" [2]. Trong tiếng Việt có hiện tượng vần "âu" và "u" hỗ hoán, một số chữ Hán có âm Hán Việt mang vần "âu" có âm đọc theo phiên thiết mang vần "u" và ngược lại. Tỉ dụ như "chu" 週 có âm đọc theo phiên thiết là "châu", "châu" 珠 có âm đọc theo phiên thiết là "chu", "thu" 秋 có âm đọc theo phiên thiết là "thâu", "thâu" 輸 có âm đọc theo phiên thiết là "thu".

Trong tiếng Trung Quốc hai họ Châu/Chu 周 và Chu/Châu 朱 có âm đọc khác nhau. Dưới đây âm đọc của họ Châu/Chu 周 và Chu/Châu 朱 trong tiếng phổ thông Trung Quốc và một số phương ngôn của tiếng Hán:

  • Họ Châu 周:
    • Tiếng phổ thông Trung Quốc: zhōu
    • Tiếng Quảng Đông: zau1
    • Tiếng Triều Châu: ziu1
    • Tiếng Khách Gia: ziu1
    • Tiếng Mân Nam: ziu1
  • Họ Chu 朱:
    • Tiếng phổ thông Trung Quốc: zhū
    • Tiếng Quảng Đông: zyu1
    • Tiếng Triều Châu: zu1
    • Tiếng Khách Gia: zu1
    • Tiếng Mân Nam: zu1

Theo bảng xếp hạng "Bách gia tính" ("百家姓"排行榜) năm 2013 của Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gốc Tính thị Hoa Hạ Hội Nghiên cứu Văn hoá Phục Hi Trung Hoa (中華伏羲文化研究會華夏姓氏源流研究中心) họ Châu/Chu 周 đứng thứ 10, họ Chu 朱 đứng thứ 14 về số lượng người mang họ [3].

Trong tiếng Triều Tiên hai họ 周 và 朱 là đồng âm, đọc theo âm chữ Hán Triều Tiên đều là "주" (chuyển tả Latin: Ju). Tổng số người theo hai họ này ở Hàn Quốc là 215.010 theo thống kê năm 2000, xếp thứ 32 theo độ phổ biến ở Hàn Quốc [4].

Nguồn gốc

sửa

1. Theo Hà đồ vận lục pháp, thời hoàng đế Hiên Viên có vị đại tướng là Chu Xương, đời Nhà Thương lại có viên Thái sử tên Chu Nhậm. Con cháu 2 người trên đều lấy Chu (周) làm họ.

2. Thời Tam Đại có nhà Chu (周). Sau khi nhà Chu bị Tần diệt, con cháu lấy Chu làm họ để tưởng nhớ nước cũ.

3. Theo Nguỵ thư, thiên Quan thị chí, thời Nam Bắc triều, Bắc Nguỵ Hiến Văn Đế (thế kỉ V) chia Thác Bạt thị làm 7 phần cho mỗi huynh đệ 1 phần. Người anh trai thứ nhận họ Hán là Phổ (普), sau được Hiến Đế đổi lại thành Chu (周).

4. Năm Thượng Nguyên nhà Đường, có dân tộc thiểu số mang họ Kị Tá Thì (暨佐时) đã đổi sang họ Chu (周).

5. Thành Du – tiết độ sứ Kinh Nam cuối thời Đường – được Lương Thái Tổ Chu Ôn ban họ Chu (周) sau khi ông mất.

6. Cũng theo Nguyên Hoà tính toản, chút của Chuyên HúcLục Chung có người con trai thứ 5 tên Yến An được vua Đại Vũ ban họ Tào (曹). Chu Vũ Vương phong cho cháu chắt Yến An là Tào Hiệp đất Chu (邾) để cai trị. Con cháu đã lấy tên nước làm tên họ. Thời Chiến quốc, Chu bị nước Sở diệt. Người họ Chu (邾) đã lấy họ, bỏ ngữ căn Ấp (阝) để thành chữ Chu (朱) làm tên họ.

7. Con cháu Đan Chu (con cả Đế Nghiêu) đã nhận chữ Chu (朱) làm tên họ.

8. Theo Nguyên Hoà tính toản, con cháu Chu Hổ (một phụ tá của Bá Ích thời Ngu Thuấn) đã nhận chữ Chu (朱) làm tên họ.

9. Con của Đế ẤtTử Khải được Chu Thành Vương ban đất Tống để cai trị. Năm 286 TCN, Tống bị nước Tề diệt. Hậu duệ Tử Khải là công tử Chu sống ở Đãng Sơn (Giang Tô). Con cháu nhân đó lấy Chu (朱) làm họ.

10. Theo Nguỵ thư, thiên Quan thị chí và Nguyên Hoà tính toản, thị tộc Khát Chúc HồnKhắc Chu Hồn người Tiên Ti ở Lạc Dương đã hợp nhất thành thị tộc Chu, tức họ Chu (朱).

11. Thời Nhà Minh, nhiều người được hoàng đế Chu Nguyên Chương ban cho họ vua (họ 朱).

12. Theo Tính thị khảo lược, họ Chu (舟) bắt nguồn từ tên địa danh Chu Đạo ở nước Sở và Tề cũng như từ tên chức quan Án chu (một chức quan chủ quản về thuyền).

13. Theo Danh mãi thị tộc ngôn hành loại cảo, họ Chu (舟) có nguồn gốc là hậu duệ của Tấn đại phu Chu Chi Kiều.

14. Theo tác giả Hoàng Lê (trong Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, 1996), sau khi chúa Trịnh diệt nhà Mạc, con cháu họ Mạc đã phải thay tên đổi họ. Trong đó, chi họ Mạc ở Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội đã đổi sang họ bố nuôi là 朱 rồi thêm bộ 艹 của họ Mạc (莫) làm dấu hiệu nhận biết thành ra họ 茱. Như vậy, có thể xem họ Chu (茱) cũng tồn tại ở Việt Nam.

Các triều đại họ Chu

sửa

Trung Quốc

sửa

Số lượng và phân bố

sửa

Phân bố

sửa
  • 周: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mĩ, Canada, Anh…
  • 朱: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Myanmar, Mĩ, Canada…
  • 茱: Trung Quốc, Việt Nam
  • 舟, 邾: Trung Quốc

Số lượng

sửa

Những người mang họ Chu sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc, trong đó 周 (thứ 10) và 朱 (thứ 14) là 2 họ phổ biến. Ở Hàn Quốc, Chu đứng thứ 43 (họ 朱) và 71 (họ 周) về độ phổ biến theo số liệu của Văn phòng thống kê quốc gia Đại Hàn Dân Quốc năm 2000. Ở Đài Loan, họ 周 đứng thứ 21 và 朱 đứng thứ 33 theo thống kê của bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc năm 2012. Ở Việt Nam, Chu/Châu cũng là họ tương đối phổ biến.

Tổng cộng, họ 周 có dân số khoảng hơn 29 triệu và họ 朱 là khoảng hơn 20 triệu người. Các họ 舟, 邾 và 茱 có số lượng không đáng kể.

Người Trung Quốc

sửa

Cổ đại

sửa

Hoàng tộc nhà Hậu Lương

sửa

Hoàng tộc nhà Minh

sửa

Nhà Thanh

sửa
  • Châu Doanh, nữ thương nhân cuối thời nhà Thanh

Hiện đại

sửa

Chu Chí Hâm (朱志鑫), thực tập sinh của Thời Đại Phong Tuấn

Người Việt Nam nổi tiếng

sửa

Chính trị

sửa


Thể thao

sửa


Nghệ thuật

sửa
  • Chu Thị Ánh, Á hậu 2 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022

Người Triều Tiên

sửa
  • Ju Se Hyeok (tiếng Triều Tiên: 주세혁; chữ Hán: 朱世赫; Hán Việt: Chu Thế Hách), vận động viên bóng bàn Hàn Quốc

Nhân vật hư cấu

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “周”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ “朱”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ "最新版百家姓排行榜出炉:王姓成中国第一大姓", 新华网, ngày 15 tháng 4 năm 2013, truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2013
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010.