Họ Ếch phi tiêu độc

Ếch phi tiêu độc (danh pháp khoa học: Dendrobatidae) là tên gọi chung của một nhóm các loài ếch trong họ Dendrobatidae có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Không giống như hầu hết các loài ếch, các loài này hoạt động ban ngày và thường có thân màu rực rỡ. Mặc dù tất cả các loài trong họ Dendrobatidae hoang dã ít nhất phần nào có độc, mức độ độc tính thay đổi đáng kể từ loài này sang loài khác và từ nhóm này sang nhóm khác. Nhiều loài đang cực kỳ nguy cấp. Những động vật lưỡng cư này thường được gọi là "ếch phi tiêu" do dân bản xứ da đỏ sử dụng các chất tiết độc của da các loài ếch này để tẩm độc đầu mũi phi tiêu thổi[1]. Trên thực tế, trong số 179 loài, chỉ có ba loài đã được ghi nhận như đang được sử dụng cho mục đích này (chất nhựa cura ở các cây độc như Strychnos toxifera, Chondrodendron tomentosum thường được sử dụng nhiều hơn), và loài được sử dụng để tẩm độc mũi tên không thuộc về chi Dendrobates, là chi với các đặc trưng như màu sắc rực rỡ và các hoa văn phức tạp khác nhau trong các loài thuộc chi này[2][3].

Ếch phi tiêu độc (Dendrobatidae)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Lớp (class)Amphibia
Phân lớp (subclass)Lissamphibia
Bộ (ordo)Anura
Phân bộ (subordo)Neobatrachia
Liên họ (superfamilia)Dendrobatoidea
Họ (familia)Dendrobatidae
Cope, 1865
Phân bố của Dendrobatidae (màu đen)
Phân bố của Dendrobatidae (màu đen)
Các phân họ và chi

Phân loại

sửa

Họ Dendrobatidae này được phân chia thành các phân họ và chi như sau:

Tham khảo

sửa
  1. ^ Myers C. W., J. W. Daly, B. Malkin (1978). “A dangerously toxic new frog (Phyllobates) used by Embera Indians of miền tây Colombia, with discussion of blowgun fabrication and dart poisoning”. Bull. Amer. Mus. Nat. Hist. 161 (2): 307–366.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ “AmphibiaWeb - Dendrobatidae”. AmphibiaWeb. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ Heying H. (2003). “Dendrobatidae”. Animal Diversity Web. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa