Hịch tướng sĩ
Dụ chư tì tướng hịch văn (chữ Hán: 諭諸裨將檄文) là bài hịch bằng văn ngôn do Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn soạn cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Đại Nguyên–An Nam thứ nhì.[1][2]
Dụ chư tì tướng hịch văn | |
---|---|
Hịch | |
Thông tin tác phẩm | |
Tên gốc | 諭諸裨將檄文 |
Tác giả | Trần Quốc Tuấn |
Thời gian sáng tác | 1284 |
Triều đại sáng tác | Nhà Trần |
Quốc gia | An Nam |
Ngôn ngữ | Hán văn |
Thể loại | Hịch |
Wikisource | Hịch tướng sĩ |
Lịch sử
sửaTháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng: "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?". Hưng Đạo Vương mới tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng tông miếu xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!". Vua nghe vậy liền yên lòng.
Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 30 vạn quân Nam, thảo bài Dụ chư tì tướng hịch văn để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Đại Nguyên–An Nam thứ nhì.[3][4][5]
Phong hóa
sửaĐương thời, tác phẩm được soạn với mục đích giáo huấn bọn gia thuộc trong thái ấp Hưng Đạo vương, không có bất cứ ảnh hưởng gì đối với bình diện xã hội, mãi về sau do được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư mới được hậu thế biết. Tuy nhiên, ở hậu kì hiện đại, tác phẩm được gắn với các trào lưu chủ nghĩa dân tộc để được tôn sùng làm thiên cổ hùng văn.[6] Thậm chí, nhiều dị bản phổ biến hơn cổ bản còn tìm cách dập xóa câu chữ gốc sao cho hợp ý người hiện đại.
Theo cổ sử, địa danh An Nam xuất hiện năm 679 với việc triều Đường Cao Tông đổi Giao Châu tổng quản phủ (từ 622) thành An Nam đô hộ phủ (安南都護府). Về mặt pháp lý, địa danh này tương ứng các cơ quan An Bắc (nay thuộc Bắc Bộ CHND Trung Hoa), An Đông (nay thuộc bán đảo Cao Ly), An Tây (nay thuộc Tây Bộ CHND Trung Hoa). Kể từ đó đến cả sau khi giành tự chủ, An Nam là cách gọi chính thức trong giao thiệp giữa triều đình Việt Nam với triều đình Trung Hoa, trong khi người Cao Ly, Nhật Bản và muộn hơn là người Âu châu thường gọi Giao Chỉ. Trong các văn kiện từ đầu thế kỉ XX về trước, người Việt Nam thường xưng An Nam quốc (安南國) hoặc Nam quốc khi đề cập bản xứ. Ban đầu, triều đình Trung Hoa chấp thuận danh xưng An Nam quốc nhưng vẫn gọi phiếm Nam bang hoặc Giao Chỉ quốc, từ triều Mạc vì viện cớ Mạc Thái Tổ tiếm vị trái lễ nghĩa nên hạ xuống An Nam đô thống sứ ti (安南都統使司). Trong khoảng một ngàn năm tự chủ, mặc dù đa số triều đại đều chọn Đại Việt làm quốc danh chính thức, nhưng lối gọi này không được phần đông hưởng ứng nên thường tồn tại trong các văn kiện pháp lý và có tính nội bộ. Mãi tới khi triều Thanh suy vi, hoàng đế Nguyễn Thánh Tổ mới ban đạo dụ nhất quán gọi Đại Nam quốc, tuy nhiên danh xưng An Nam vẫn không dứt, đây không phải từ ngữ hàm ý miệt thị hay sỉ nhục như mãi sau này nhiều người ngộ nhận vì không biết đọc cổ văn, nó hàm chứa nhiều ý nghĩa tự hào về văn minh cổ điển Á Đông.
Cũng theo các văn bản Hán Nôm hiện tồn, đối với những quốc gia hoặc bộ lạc lân cận, quân chủ Việt lại thường xưng Trung Hoa, Trung Quốc, Trung Châu, Trung Hạ, Hoa Hạ, tự coi Hán nhân, nhằm để ví vùng trực tiếp cai trị là lõi Hán quyển ở phương Nam. Tuy vậy, khi các văn bản này được phiên dịch hoặc ấn hành theo phương thức hiện đại, đa số bị cắt bỏ hoặc xuyên tạc cũng vì lí do kì thị xen lẫn mặc cảm. Điển hình trứ tác Dụ chư tì tướng hịch văn trong cổ bản có câu "Vi trung quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm" (為中國之將侍立夷宿而無忿心), chữ "trung" (中) bị sửa thành "bang" (邦).[7] Về mặt kết cấu, trứ tác tiếp thụ ảnh hưởng ý thức hệ hoa di, coi triều Nguyên là man tộc đã xâm phạm cõi Hoa Hạ thông qua việc tận diệt hai triều đình Đại Kim và Đại Tống, tức những đại diện chính thống của văn minh Hán quyển. Vì thế, An Nam và những phần còn lại của văn hiến Hoa Hạ phải lĩnh trọng trách giữ lấy lẽ chính thống và lề thói tổ tông. Bản thân tác giả phiếm xưng dư (余) là lối nói rất long trọng, vốn chỉ dành cho bậc quyền quý, do đó nêu bật được sức nặng của tác phẩm đối với kẻ nghe.
Tham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ Delgado, James P. (2009). Khubilai Khan's Lost Fleet: In Search of a Legendary Armada. University of California Press. tr. 161–162. ISBN 978-0-520-25976-8.
- ^ Bulliet, Richard; Crossley, Pamela; Headrick, Daniel; Hirsch, Steven; Johnson, Lyman (2014). The Earth and Its Peoples: A Global History. Cengage Learning. ISBN 9781285965703.
- ^ “Liam Kelley”. University of Hawaii at Manoa. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2023.Author: “Liam Kelley”. University of Hawaii at Manoa. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014.
- ^ Philippe Truong (2007). The Elephant and the Lotus: Vietnamese Ceramics in the Museum of Fine Arts, Boston. MFA Pub. tr. 18. ISBN 978-0-87846-717-4.
- ^ Gunn, Geoffrey C. (2011). History Without Borders: The Making of an Asian World Region, 1000–1800. Hong Kong University Press. tr. 112–. ISBN 978-988-8083-34-3.
- ^ “Trần”. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
- ^ 《「後漢書」馬援列伝から》戦死した者を馬の皮に包んで送り返す。転じて、戦場で死ぬこと。
Tài liệu
sửa- Quốc ngữ
- Việt Nam Sử Lược Tập I, Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản Đại Nam, Sài gòn, 1964
- Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần, Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Đại Nam, Sài gòn, 1961
- Trần Quang Đức, Áo xiêm chưa đổi hết, sách vở còn nguyên sao ?, Hà Nội, 2016.
- Trần Quang Đức, Hán - Việt, Hà Nội, 2016.
- Trần Quang Đức, Hán nô ?, Hà Nội, 2016.
- Lê triều Quốc Sử viện, Đại Việt sử ký toàn thư, Đông Kinh, thế kỉ XVIII.
- Nguyễn triều Quốc Sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Huế, thế kỉ XIX.
- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Trung Bắc tân văn, Hà Nội, 1920.
- Phạm Văn Sơn, Việt sử toàn thư : Từ thượng cổ đến hiện đại, Tủ Sách Sử Học, Sài Gòn, 1960.
- Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời : Nghiên cứu địa lý học lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1964.
- Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng, Các triều đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1993.
- Ngoại ngữ
- Li Tana, Towards an environmental history of the eastern Red River Delta, Vietnam, c.900-1400, Journal of Southeast Asian Studies, University of Cambridge, 2014.*Alan Kam-leung Chan; Clancey, Gregory K.; Hui-Chieh Loy (2001), Historical perspectives on East Asian science, technology, and medicine, World Scientific, ISBN 9971-69-259-7
- Chapuis, Oscar (1995), A history of Vietnam: from Hong Bang to Tu Duc, Greenwood Publishing Group, ISBN 0-313-29622-7
- Dương Quảng Hàm (1968), Việt-Nam văn-học, Trung-Tâm-Học-Liệu
- Dutton, George; Werner, Jayne; Whitmore, John K. (2012), Sources of Vietnamese Tradition, Columbia University Press, ISBN 978-0-231-51110-0
- Hall, Kenneth R. biên tập (2008), Secondary Cities and Urban Networking in the Indian Ocean Realm, C. 1400–1800, Comparative Urban Studies, 1, Lexington Books, ISBN 978-0-7391-2835-0, truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2013
- Mai Hồng (1989), Các trạng nguyên nước ta, Hanoi: Education Publishing House
- Miller, Terry E.; Williams, Sean (2008), The Garland handbook of Southeast Asian music, Routledge, ISBN 978-0-415-96075-5
- National Bureau for Historical Record (1998), Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Hanoi: Education Publishing House
- Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư , Hanoi: Social Science Publishing House
- Phạm Văn Sơn (1983), Việt sử toàn thư, Japan: Association of Vietnameses in Japan
- Taylor, K. W. (2013), A History of the Vietnamese, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-87586-8
- Tham Seong Chee (1981), Essays on Literature and Society in Southeast Asia: Political and Sociological Perspectives, Singapore: NUS Press, ISBN 9971-69-036-5
- Tuyet Nhung Tran; Reid, Anthony J. S. (2006), Việt Nam Borderless Histories, Madison, Wisconsin: University of Wisconsin Press, ISBN 978-0-299-21770-9
- Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Saigon: Center for School Materials
- Trương Hữu Quýnh; Đinh Xuân Lâm; Lê Mậu Hãn (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Hanoi: Education Publishing House
- Whitmore, John K. (2022). “The Sông Cái (Red River) Delta, the Chinese Diaspora, and the Trần/Chen Clan of Ðại Việt”. Crossroads: An Interdisciplinary Journal of Asian Interactions. 19 (2): 210–232. doi:10.1163/26662523-12340011. S2CID 247914991.
Tư liệu
sửa- Hịch tướng sĩ tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- Đinh bộ lĩnh - Huyền thoại và lịch sử
- Có phải là loạn 12 sứ quân
- Những mảnh lịch sử của 11 thế kỉ trước
- Lịch sử từ phe chiến thắng
- Nhân dân vẫn yêu quý những người giữ nước giúp dân
- Stuart-Fox, Martin (2003), China and Southeast Asia: Tribute, Trade and Influence, Allen & Unwin, ISBN 1-86448-954-5
- Lockard, Craig (2009), Southeast Asia in World History, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-516075-8
- Tarling, Nicholas (1992), The Cambridge History of Southeast Asia, Volume one: From Early Times to C. 1800, Cambridge University Press, ISBN 0-521-35505-2
- Taylor, Keith Weller (1991), The Birth of Vietnam, University of California Press, ISBN 0-520-07417-3
- Thiện Đỗ (2003), Vietnamese supernaturalism: views from the southern region, Routledge, ISBN 0-415-30799-6
- Wolters, O. W. (2009), Monologue, Dialogue, and Tran Vietnam, Cornell University Library, hdl:1813/13117