Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế
Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là toàn bộ hệ thống văn tự chữ Hán được sáng tác dưới dạng các bài văn thơ được chạm cẩn chủ yếu trên các liên ba đố bản hoặc vách ván ở các di tích kiến trúc Huế được xây dựng trong giai đoạn triều Nguyễn (1802-1945).[1]
Hệ thống
sửaTheo thống kê, hiện nay, trên các di tích kiến trúc cung đình có tổng số hơn 2.000 ô thơ văn với chất liệu đa dạng: khảm xà cừ, khắc chìm, chạm nổi trên các liên, sơn son, thếp vàng; viết trên nền pháp lam; đắp ngõa sành sứ...
Các công trình kiến trúc cung điện, lăng tẩm từ Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, Triệu Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu… phần lớn đều sử dụng văn thơ để trang trí trên liên ba, đố bản, cổ diềm ở cả nội và ngoại thất công trình. Cách trang trí một ô thơ hoặc một đại tự đi liền với một bức họa tạo nên kiểu thức “nhất thi nhất họa” hoặc “nhất tự nhất họa”[2]: khắc xen kẽ một bài thơ với một bức tranh.
Ý nghĩa
sửaHệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế thể hiện tư tưởng của các vị vua triều Nguyễn về lịch sử, độc lập dân tộc, văn hóa, quan niệm trị quốc, dân sinh; một loại hình nghệ thuật trang trí đặc biệt và tư liệu độc đáo và riêng có tại cố đô Huế [1].
Ngày 19/5/2016, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [3]
Tham khảo
sửa- ^ a b m.baophapluat.vn (10 tháng 11 năm 2016). “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế - sự huyền diệu khó lý giải”. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
- ^ Minh Hiền (27 tháng 6 năm 2021). “Gìn giữ thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”. Báo Thừa Thiên Huế. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thúy, Nguyễn Thị (5 tháng 1 năm 2019). “Hệ thống Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế - Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương”. thuathienhue.gov.vn/vi-vn. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.