Hồi giáo Sunni

phân nhánh lớn nhất của Hồi giáo
(Đổi hướng từ Hệ phái Sunni)

Hồi giáo Sunni, còn được gọi là Ahl as-Sunnah wa’l-Jamā‘ah (tiếng Ả Rập: أهل السنة والجماعة) hay ngắn hơn là Ahl as-Sunnah (tiếng Ả Rập: أهل السنة), là nhánh lớn nhất của Hồi giáo, với khoảng 85-90% tín đồ Hồi giáo theo phân nhánh này. Tên gọi của phân nhánh này bắt nguồn từ từ Sunnah, nhằm chỉ những chuẩn mực của sứ giả Muhammad mà các tín đồ Hồi giáo cần phải noi theo[1]. Điểm khác biệt của nhánh Sunni này với Hồi giáo Shia (hay Shia) bắt nguồn từ sự bất đồng trong việc thừa nhận truyền nhân kế thừa của Muhammad, và những vấn đề liên quan tới chính trị, thần giáo học và giáo luật[2], vì theo nhánh Sunni, Muhammad không có bất cứ truyền nhân nào và những người đời sau đã chỉ định Abu Bakar trở thành người tiếp theo, đồng thời là khalifa đầu tiên[2][3][4]. Điều này mâu thuẫn với quan điểm của nhánh Shia khi cho rằng Muhammad đã cho con trai của mình và người họ hàng Ali bin Abu Talib kế tục mình[5].

Tác phẩm thư pháp thể hiện các nhân vật quan trọng trong Hồi giáo như Muhammad, Abu Bakar, Umar, Uthman, Ali, Hasan ibn Ali, Hussein ibn Ali cùng với Allah (Chúa)

Hình thành

sửa

Có một nhầm lẫn thường thấy khi cho rằng Hồi giáo Sunni là đại diện cho chuẩn mực của Hồi giáo sau khi Muhammad qua đời vào năm 632, và các nhánh như Shia hay Sufism chỉ là những nhánh con của Sunni[6]. Sự nhầm lẫn này dựa trên sự phụ thuộc vào các tư liệu lịch sử đã đựoc chấp nhận và tin cậy từ lâu, đồng thời cũng do tuơng quan nhánh Sunni có số tín đồ theo là rất lớn. Trên thực tế, cả Sunni và Shia đều là hệ quả của những cuộc chiến tranh trên phuơng diện thần học qua một thời gian dài, và hai nhánh này sử dụng lý tưởng, ý thức của nhau để củng cố thêm cho đặc trưng và học thuyết tôn giáo riêng của họ[7].Bốn khalifah đầu tiên được các tín đồ theo nhánh Sunni gọi là Rāshidun, gồm có (1) Abu Bakar, (2) Umar, (3) Uthman và (4) Ali[8].

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Oxford Islamic Studies Online”. Oxford Reference (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ a b Tayeb El-Hibri, Maysam J. al Faruqi (2004). "Sunni Islam". In Philip Mattar (ed.). The Encyclopedia of the Modern Middle East and North Africa (Second ed.). MacMillan Reference.
  3. ^ Muhammad in history, thought, and culture : an encyclopedia of the Prophet of God. Coeli Fitzpatrick, Adam Hani Walker. Santa Barbara, California. 2014. ISBN 978-1-61069-177-2. OCLC 857754274.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  4. ^ Madelung, Wilferd (1997). The succession to Muḥammad : a study of the early Caliphate. Cambridge. ISBN 0-521-56181-7. OCLC 33443482.
  5. ^ Jafri, Husain M. (2000). The origins and early development of Shiʻa Islam. Karachi: Oxford University Press. ISBN 0-19-579387-0. OCLC 46601259.
  6. ^ Hughes, Aaron W. (2013). Muslim identities : an introduction to Islam. New York. ISBN 978-0-231-53192-4. OCLC 833763900.
  7. ^ Hughes, Aaron W. (2013). Muslim identities : an introduction to Islam. New York. ISBN 978-0-231-53192-4. OCLC 833763900.
  8. ^ “Ali - LookLex Encyclopaedia”. web.archive.org. 5 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa