Chế độ giờ làm 996
Hệ thống/ chế độ giờ làm việc/ công tác 996, hệ giờ làm 996 dịch từ công tác chế 996 (tiếng Trung: 996工作制; bính âm: Gōngzuò zhì) hay theo cách các báo Việt Nam hay gọi văn hóa/ lịch làm việc 996,[1][2] là một lịch trình làm việc được thực hiện bởi một số công ty ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tên gọi bắt nguồn từ yêu cầu của nó rằng nhân viên làm việc từ 9:00 sáng đến 9:00 tối, 6 ngày mỗi tuần; tức là 72 giờ mỗi tuần.[3][4][5][6][7][8] Một số công ty internet của Trung Quốc đại lục đã áp dụng hệ thống này làm lịch trình làm việc chính thức của họ. Những người chỉ trích cho rằng hệ giờ làm 996 là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp Trung Quốc.[9] Nó đã được gọi là "chế độ nô lệ hiện đại."[10]
Vào tháng 3 năm 2019, một cuộc biểu tình "chống 996" đã được phát động thông qua GitHub.[11][12][13] Năm 2021, lần đầu tiên một nghiên cứu học thuật của các tổ chức Trung Quốc đã công nhận sự tồn tại của "văn hóa làm việc quá mức như "996"".[14]
Ngày 27 tháng 8 năm 2021, Tòa án Nhân dân Tối cao và Bộ Tài nguyên nhân sự và Bảo trợ xã hội Trung Quốc công bố một bài luận trong đó khẳng định rằng chế độ làm việc "996" là bất hợp pháp.[15]
Bối cảnh
sửaVăn hóa làm việc ngoài giờ có lịch sử lâu đời ở các công ty CNTT[16] nơi thường tập trung vào tốc độ và giảm chi phí.[17] Các công ty áp dụng một loạt các biện pháp, chẳng hạn như hoàn trả tiền cước taxi cho những nhân viên vẫn làm việc tại văn phòng đến khuya, để khuyến khích làm thêm giờ.[18]
Vào năm 2020, một nghiên cứu cho thấy "các doanh nghiệp Trung Quốc có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn các doanh nghiệp Mỹ."[19]
Vào năm 2020, một nghiên cứu khác đã ví nền văn hóa 996 như "chế độ nô lệ hiện đại", được hình thành thông qua sự kết hợp của "chủ nghĩa tư bản toàn cầu không hạn chế và một nền văn hóa Nho giáo về thứ bậc và sự tuân theo."[10]
Năm 2021, lần đầu tiên, một nghiên cứu của Trung Quốc đã công nhận sự tồn tại của "nền văn hóa làm việc quá mức như 996" đến mức, nếu không được sửa chữa, nó có thể làm loãng lợi ích thu được từ chính sách tuần hoàn kép.[14]
Luật pháp liên quan
sửaLuật Lao động của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định:
Chương 4 Điều 36 Nhà nước thực hiện chế độ giờ làm việc trong đó người lao động làm việc không quá tám giờ một ngày và bình quân không quá 44 giờ một tuần.
Điều 41 Người sử dụng lao động có thể kéo dài thời giờ làm việc do nhu cầu của sản xuất, kinh doanh sau khi đã tham khảo ý kiến của công đoàn và người lao động. Thời giờ làm việc bị kéo dài nói chung không quá 01 giờ trong ngày hoặc không quá 03 giờ trong ngày nếu việc kéo dài đó vì lý do đặc biệt và điều kiện sức khoẻ của người lao động được bảo đảm. Tuy nhiên, thời gian làm việc được kéo dài không được quá 36 giờ một tháng.
Điều 44 Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động cao hơn mức lương làm công việc bình thường theo tiêu chuẩn sau đây khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Trả lương cho người lao động không thấp hơn 150 phần trăm tiền lương của họ nếu người lao động được yêu cầu làm việc nhiều giờ hơn; (2) Trả lương cho người lao động không thấp hơn 200 phần trăm tiền lương của họ nếu sau đó không bố trí được việc nghỉ ngơi cho người lao động được yêu cầu làm việc vào những ngày chưa nghỉ; (3) Trả lương cho người lao động không thấp hơn 300 phần trăm tiền lương của họ nếu người lao động được yêu cầu làm việc vào những ngày nghỉ hợp pháp.
Chương 12 Điều 90 Nếu người sử dụng lao động kéo dài thời gian làm việc vi phạm quy định của Luật này, sở quản lý lao động có thể cảnh cáo, ra lệnh sửa chữa và có thể phạt tiền.
Điều 91 Người sử dụng lao động có một trong các trường hợp xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thì bị sở quản lý lao động ra lệnh trả tiền công cho người lao động hoặc bù đắp thiệt hại về kinh tế, thậm chí có thể buộc phải bồi thường.:
(2) Từ chối trả tiền công cho người lao động khi làm việc nhiều giờ hơn;
Các công ty liên quan
sửa58.com
sửaVào tháng 9 năm 2016, trang web rao vặt 58.com chính thức tuyên bố áp dụng hệ giờ làm 996,[20] thu hút sự chỉ trích từ nhân viên và các bình luận xã hội. Công ty trả lời rằng hệ giờ làm 996 sẽ là một thực hành được khuyến khích, không bắt buộc.[21][22]
Pinduoduo
sửaVào đầu tháng giêng, năm 2021, nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo bị buộc tội ép buộc nhân viên của mình để làm tăng ca (overtimes) cật lực, được cho là dẫn đến cái chết karoshi (lao lực) của một nhân viên 22 tuổi.[23] Sau đó, tài khoản chính thức của Pinduoduo đã đăng một câu trả lời trên Zhihu nhưng đã bị xóa ngay sau đó, rằng "Những người ở dưới đáy xã hội kiếm được tiền lương có nguy cơ mất mạng."[24]
Chỉ vài ngày sau vụ tai nạn, một nhân viên khác đã tự tử bằng cách nhảy lầu.[25][26] Vào ngày 10 tháng 1, các nguồn tin cho biết Pinduoduo đã sa thải một nhân viên đăng ảnh cho thấy đồng nghiệp của anh ta được đưa vào xe cứu thương.[27][28]
JD.com
sửaSau khi lịch trình 996 của 58.com được công bố rộng rãi, một email nội bộ từ phó chủ tịch Gang He (Hà Cương, tiếng Trung: 何剛) của JD.com đã bị rò rỉ trực tuyến, trong đó có yêu cầu đội ngũ quản lý của JD.com phải thực hiện hệ giờ làm 996 "trên cơ sở linh hoạt."[29]
Vào ngày 15 tháng 3, 2019, một nhân viên của JD.com cáo buộc rằng một số bộ phận đã bắt đầu thực hiện lịch trình 995 (9 giờ sáng - 9 giờ tối, nhưng 5 ngày mỗi tuần), trong khi các bộ phận khác đã hoàn thành việc này. Sau báo cáo, bộ phận quan hệ công chúng của JD.com thông báo rằng việc làm thêm giờ là không bắt buộc.[30]
Richard Liu, người sáng lập công ty, gọi những người phàn nàn về lịch trình làm việc là "kẻ lười biếng".[31]
Youzan
sửaVào tháng 1 năm 2019, một nhân viên của Youzan đã tuyên bố trên nền tảng xã hội Maimai rằng người giám sát của họ đã thực thi lịch trình 996.[32] Bai Ya, Giám đốc điều hành của Youzan, trả lời: "Sẽ là một điều tốt khi nhìn lại một vài năm sau đó."[18] Một số phương tiện truyền thông đã chỉ trích lịch trình này.[33] Cuối tháng đó, Nhóm Giám sát Lao động của quận Tây Hồ, Hàng Châu thông báo rằng công ty đang bị điều tra.[34]
Các công ty khác
sửaÍt nhất 40 công ty, bao gồm Huawei, Pinduoduo, JD.com và Alibaba Group, đã triển khai kế hoạch 996 hoặc một giải pháp thay thế thậm chí chuyên sâu hơn.[35][36][37][38][39]
Các cuộc biểu tình trực tuyến
sửaChiến dịch GitHub 996.ICU
sửaVào ngày 26 tháng 3, 2019, kho lưu trữ 996.ICU và trang web đã được tạo. Kho lưu trữ nói rằng tên "996.icu" đề cập đến cách các nhà phát triển làm việc theo hệ thống 996 (9 giờ sáng - 9 giờ tối, 6 ngày mỗi tuần) sẽ có nguy cơ sức khỏe kém và có thể phải ở trong phòng hồi sức tích cực (ICU). Khẩu hiệu của phong trào là "vấn đề cuộc sống của 'các nhà phát triển'".[40][41][42][43][44][45][46]
Hai ngày sau, vào ngày 28 tháng 3, 2019, kho lưu trữ đã nhận được 50 nghìn sao và 100 nghìn sao vào ngày 30 tháng 3, 2019, khiến nó trở thành kho lưu trữ có xu hướng hàng đầu trên GitHub.[47] Kho lưu trữ đạt 120 nghìn sao vào 31 tháng 3, 2019 và 200 nghìn sao vào ngày 9 tháng 4 năm 2019, trở thành kho lưu trữ có nhiều sao thứ hai trên GitHub. Hoạt động rầm rộ đã khiến trang "issue" của kho chứa ngập trong thư rác và phải đóng cửa, điều này đã được thảo luận sôi nổi trên Zhihu, Sina Weibo và WeChat.[3][48]
Mục đích ban đầu của kho lưu trữ là liệt kê các công ty sử dụng hệ giờ làm 996, nhưng đã sớm phát triển thành một phong trào - Anti 996 Licence - cấm rõ ràng các công ty sử dụng hệ thống 996 sử dụng mã nguồn mở trên GitHub.[49][50] (Giấy phép như vậy sẽ không đáp ứng hầu hết các định nghĩa về phần mềm nguồn mở, chẳng hạn như Định nghĩa Nguồn mở, vì việc loại bỏ 996 được coi là giới hạn về mục đích sử dụng.)
Danh sách đen trình duyệt
sửaVào ngày 2 tháng 4, 2019, có thông tin rộng rãi rằng QQ Browser và WeChat (sản phẩm của Tencent), UC Browser (sản phẩm của Alibaba), 360 Browser (sản phẩm của Qihoo 360) và nhiều trình duyệt Trung Quốc dựa trên Chromium khác đã chặn kho lưu trữ 996.icu trên GitHub, mô tả nó là "một trang web bất hợp pháp và gian lận."[22][51]
Hỗ trợ bởi nhân viên của Microsoft
sửaVào ngày 18 tháng 4, 2019, nhân viên tại Microsoft và GitHub đã tạo một kho lưu trữ GitHub có tên "support.996.ICU" để hỗ trợ chiến dịch 996.ICU, mà họ tin rằng có thể bị đe dọa bởi sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc.[52][53][54][55][56][57]
Các vị trí
sửaỦng hộ
sửa- Jack Ma tuyên bố rằng người lao động nên coi 996 là "một may mắn lớn" vì không có cách nào để "đạt được thành công mà [một] người muốn [những] muốn mà không phải trả thêm công sức và thời gian."[22][58][59][60][61][62][63]
- Richard Liu, người sáng lập JD.com: "Những kẻ lười biếng không phải là anh em của tôi!"[22][31]
- Jason Calacanis, doanh nhân và nhà đầu tư thiên thần, mô tả 996 là "cũng chính là một lẽ/nguyên tắc làm việc đã xây dựng nên nước Mỹ."[64]
Phản đối
sửa- Xin Shi Ping của Tân Hoa Xã: "Hệ giờ làm 996 vi phạm luật lao động. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai. Nó gây hại cho những người lao động chăm chỉ và đó là sự hiểu lầm của tinh thần làm việc chăm chỉ."[65]
- Nhân dân Nhật báo: "Ủng hộ 'làm việc chăm chỉ' không có nghĩa là dùng đến và thực thi hệ thống 996."[66][67][68]
- Dịch vụ Tin tức Trung Quốc: "Đánh đổi mạng sống lấy tiền là không cần thiết." Bài đã được Nhân dân nhật báo in lại.[69]
- Nhật báo Bắc Kinh: "Jack Ma và Richard Liu chỉ đang 'khoe khoang' lịch trình làm việc 996, nhằm ngụy tạo việc giảm lương hoặc sa thải." Bài báo đã được đăng lại trên Nhân dân nhật báo.[70]
- Wang Xinya, viết cho Banyuetan, nói rằng một số doanh nhân coi thường luật pháp và liên kết 996 với công việc khó khăn, gọi đó là súp gà "độc". Ông tuyên bố rằng hệ thống 996 không liên quan gì đến sự siêng năng của nhân viên, mà liên quan đến những thứ ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.[71]
- Guido van Rossum nhận xét rằng lịch trình làm việc của 996 là "vô nhân đạo".[49][72][73][74]
- Vào năm 2021, các học giả Trung Quốc nhấn mạnh với các nhà hoạch định chính sách rằng "cần phải cải cách chính sách làm việc để thực hiện việc giảm thời gian làm việc cho mỗi người lao động ở Trung Quốc và cũng để hạn chế văn hóa làm việc quá mức như 996".[14] Họ lập luận, nếu không có những sáng kiến như vậy chính sách tuần hoàn kép chắc chắn sẽ thất bại.
Những tác động đến xã hội
sửaTrong và sau thời gian áp dụng hệ giờ làm 996, giới trẻ trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc ngày càng hưởng ứng phong trào kỳ lạ tên là tang ping (thảng bình), có nghĩa đen là "nằm thẳng" và giảm tần suất làm việc hoặc sống chậm lại. Cụ thể họ sẽ nhận những công việc ít vất vả, áp lực hơn với mức lương tối thiểu đáp ứng đủ cho những nhu cầu thiết yếu của lối sống tối giản. Họ cũng tự cách ly bản thân khỏi mọi áp lực chi phí cuộc sống để được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “Văn hóa làm việc '996' của người Trung Quốc kém hiệu quả, hại sức khỏe”. Zing News. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Tranh cãi về lịch làm việc 996 trong công ty công nghệ Trung Quốc”. VNExpress. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.
- ^ a b Xue Yujie (28 tháng 3 năm 2019). David Paulk (biên tập). “Chinese Developers Protest Overwork on GitHub”. Sixth Tone (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ Denise Hruby (8 tháng 5 năm 2018). “Young Chinese are sick of working long hours”. BBC (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2019.
- ^ 赵昂 (3 tháng 6 năm 2018). “不接受"996"是不能吃苦?媒体:合法权益应获保障”. 新华网 (bằng tiếng Trung). 工人日报. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2019.
- ^ Sarah Dai; Li Tao (29 tháng 1 năm 2019). “China's work ethic stretches beyond '996' as tech companies feel the impact of slowdown”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ Li Yuan (22 tháng 2 năm 2017). “China's Grueling Formula for Success: 9-9-6”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ Zheping Huang (20 tháng 3 năm 2019). “No sleep, no sex, no life: tech workers in China's Silicon Valley face burnout before they reach 30”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2019.
- ^ Lu, Ying-Ying (13 tháng 4 năm 2019). “Ep. 42: To 996, or Not to 996, That Is the Question”. Pandaily (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
- ^ a b Wang, Jenny Jing (2020). “How managers use culture and controls to impose a '996' work regime in China that constitutes modern slavery”. Accounting & Finance (bằng tiếng Anh). 60 (4): 4331–4359. doi:10.1111/acfi.12682. ISSN 1467-629X.
- ^ Yuan Yang (3 tháng 4 năm 2019). “China tech worker protest against long working hours goes viral”. Financial Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2019.
- ^ Bill Ide (4 tháng 4 năm 2019). “China Tech Workers Protest Long Work Hours in Online Campaign”. VOA News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2019.
- ^ Lin Qiqing; Raymond Zhong (29 tháng 4 năm 2019). “'996' Is China's Version of Hustle Culture. Tech Workers Are Sick of It”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2019.
- ^ a b c Javed, Saad Ahmed; Bo, Yu; Tao, Liangyan; Dong, Wenjie (ngày 7 tháng 6 năm 2021). “The 'Dual Circulation' development model of China: Background and insights”. Rajagiri Management Journal (bằng tiếng Anh). ahead-of-print (ahead-of-print). doi:10.1108/RAMJ-03-2021-0016. ISSN 0972-9968.
- ^ “China Spells Out How Excessive '996' Work Culture is Illegal”. www.bloomberg.com. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.
- ^ 王品芝 (30 tháng 3 năm 2018). “50.7%受访者称所在企业有"加班文化"”. 新华网 (bằng tiếng Trung). 中国青年报. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ Justin Bergman (26 tháng 8 năm 2016). “Inside the high-pressure world of China's start-up workers”. BBC (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ a b 刘佳 biên tập (31 tháng 1 năm 2019). “默认996工作制背后:被撕掉的焦虑遮羞布”. 第一财经 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ Zhang, Jiayun; Chen, Yang; Gong, Qingyuan; Wang, Xin; Ding, Aaron Yi; Xiao, Yu; Hui, Pan (tháng 3 năm 2021). “Understanding the Working Time of Developers in IT Companies in China and the United States”. IEEE Software. 38 (2): 96–106. doi:10.1109/MS.2020.2988022. ISSN 0740-7459.
- ^ “Leak from 58.com: Chinese tech companies' overtime culture”. e27 (bằng tiếng Anh). 5 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
- ^ 赵蕾; 王煜 (3 tháng 9 năm 2016). “58同城员工吐槽"996工作制"”. 凤凰资讯 (bằng tiếng Trung). 新京报. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2019.
- ^ a b c d “Office workers in China organise a rare online labour movement”. The Economist (bằng tiếng Anh). 17 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
- ^ NetEase news. “拼多多22岁员工加班猝死上热搜,其他员工证实:已经不是第一个了”. Netease news. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2021.
- ^ “知乎回应拼多多账号截图:身份真实无误相关回答实为自行删”. Sina news.
- ^ “拼多多一员工穿睡衣跳楼自杀,被指是当代富士康”. Tencent news.
- ^ “拼多多通报跳楼自杀员工事发前已购返沪车票,将全力配合家属善后”. Sohu news.
- ^ “网传拼多多员工因在网上发布同事被抬上救护车的照片,被管理层逼迫主动辞职、赶出公司?事件真实性如何?”. Zhihu.
- ^ “拼多多员工因发帖被逼主动辞职”. Sina news.
- ^ 宋涛 (2 tháng 9 năm 2016). “不学好!曝京东云高管"以身作则"实行996工作制”. 驱动中国 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2019.
- ^ 徐乾昂 (12 tháng 3 năm 2019). “京东回应"955工作制":不强制,但要全情投入”. 观察网 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2019.
- ^ a b Josh Horwitz; Brenda Goh (13 tháng 4 năm 2019). “China's JD.com boss criticizes 'slackers' as company makes cuts”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
- ^ 三言财经 (28 tháng 1 năm 2019). “有赞年会宣布996制度、鼓励员工离婚,为什么越来越多企业炫耀"扭曲"价值观?”. 36氪 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2019.
- ^ 张瑜 (29 tháng 1 năm 2019). 尹淑琼 (biên tập). “强推"996"工作制 有赞做错了什么?”. 南报网 (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2019.
- ^ 尹莉娜 (31 tháng 1 năm 2019). “杭州劳动监察部门回应有赞"996"工作制:已介入调查”. 搜狐 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ 温婧 (5 tháng 4 năm 2019). “40家互联网公司陷"996"工作制风波”. 新华网 (bằng tiếng Trung). 北京青年报. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2019.
- ^ 温婧 (5 tháng 4 năm 2019). “互联网公司加班问题加剧 40家陷"996"工作制风波”. 央视网 (bằng tiếng Trung). 北京青年报. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2019.
- ^ Jung, Chauncey (14 tháng 4 năm 2019). “Is 996 Truly a Blessing? Let's Hear What Richard Liu and Jack Ma Have to Say”. Pandaily (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
- ^ “China tech world's dark side in spotlight after worker deaths at Pinduoduo”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
- ^ Qiqing, Lin; Zhong, Raymond (ngày 29 tháng 4 năm 2019). “'996' Is China's Version of Hustle Culture. Tech Workers Are Sick of It”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
- ^ “996.ICU/README.md”. GitHub. 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ Yingzhi Yang (29 tháng 3 năm 2019). “'Developers' lives matter' – Chinese software engineers use Github to protest against the country's 996 work schedule”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ “China's tech workers protest brutal work culture with communist jingles”. Inkstone (bằng tiếng Anh). 29 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ 局长 (29 tháng 3 năm 2019). “No sleep, no sex, no life,程序员这次忍不了了”. 开源中国 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ Xinmei Shen (28 tháng 3 năm 2019). “Follow China's "996" work hours and you'll end up in an ICU, says Chinese developer”. Abacus (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ RADII China (28 tháng 3 năm 2019). “GitHub Protest Over Chinese Tech Companies' "996" Culture Goes Viral”. RADII (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ Liao, Shannon (2 tháng 4 năm 2019). “Chinese developers use GitHub to protest long work hours”. The Verge (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2019.
- ^ 橙皮书 (28 tháng 3 năm 2019). “用代码抗议996加班:集结在github上的程序员,正在进行一场社会实验”. 36氪 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2019.
- ^ Alfred数据室 (29 tháng 3 năm 2019). “数据解读|都是哪些程序员在GitHub上反对996?”. 澎湃新闻 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ a b 唐云路; 罗骢 (4 tháng 4 năm 2019). “996 惹怒程序员之后,他们的抗议引发了全球关注”. Qdaily (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2019.
- ^ “火爆的996.ICU项目正在酝酿开源许可证 禁止996公司使用”. cnBeta.COM (bằng tiếng Trung). 蓝点网. 29 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ Xinmei Shen (3 tháng 4 năm 2019). “Chinese browsers block protest against China's 996 overtime work culture”. Abacus (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2019.
- ^ Shannon Liao (22 tháng 4 năm 2019). “Microsoft workers pressure company to stand by embattled Chinese GitHub repo”. The Verge (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2019.
- ^ David Reid (23 tháng 4 năm 2019). “Microsoft employees add support to Chinese tech workers protesting 'grueling' overtime culture”. CNBC (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Microsoft workers join China's debate over grueling workweek”. ABC News (bằng tiếng Anh). Associated Press. 22 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2019.
- ^ Rosalie Chan (23 tháng 4 năm 2019). “A group of Microsoft and GitHub employees have come out in support of Chinese tech workers protesting the infamous '996' work hours”. Business Insider (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2019.
- ^ Sarah Emerson (23 tháng 4 năm 2019). “Microsoft Employees Support Chinese Developers Fighting for Fair Labor Practices”. Motherboard (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2019.
- ^ Caroline O'Donovan (22 tháng 4 năm 2019). “A Post About China's "996" Workweek Went Viral On GitHub. Now Microsoft Employees Want To Protect It From Censorship”. BuzzFeed News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2019.
- ^ Serenitie Wang; Daniel Shane (16 tháng 4 năm 2019). “Jack Ma endorses China's controversial 12 hours a day, 6 days a week work culture”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Jack Ma defends the 'blessing' of a 12-hour working day”. BBC News (bằng tiếng Anh). 15 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ Lulu Yilun Chen; Bloomberg (15 tháng 4 năm 2019). “Alibaba's Jack Ma Again Endorses China's '996' Overtime Culture as Testament to Professional Passion”. Fortune (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ Nicole Lyn Pesce (15 tháng 4 năm 2019). “Alibaba's Jack Ma calls the '996' — China's 72-hour workweek — a 'huge blessing'”. MarketWatch (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ Lily Kuo (15 tháng 4 năm 2019). “Working 9 to 9: Chinese tech workers push back against long hours”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2019.
- ^ Bryce Covert (21 tháng 4 năm 2019). “The Richest Man in China Is Wrong. 12-Hour Days Are No 'Blessing.'”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2019.
- ^ https://twitter.com/jason/status/1117871180990439425
- ^ 辛识平 (15 tháng 4 năm 2019). “辛识平:奋斗应提倡,996当退场”. 新华网 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ “【#你好,明天#】”. 人民微博--人民日报 (bằng tiếng Trung). 14 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ “人民日报微评:崇尚奋斗 绝不等于强制"996"”. 新浪财经. 14 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ “人民日报发声:崇尚奋斗,不等于强制996”. 搜狐. 中国财经报. 14 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ “逃离996:我宁可不婚不育不买房,也不要拼命”. 人民网 (bằng tiếng Trung). 中国新闻网. 16 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ 董禹含 (15 tháng 4 năm 2019). “马云强东争相鼓吹"996"背后是变相降薪或裁员”. 人民网 (bằng tiếng Trung). 北京日报. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ 王新亚 (15 tháng 4 năm 2019). 孔德明 (biên tập). “半月谈评论:996与奋斗无关,与利益有关”. 半月谈 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Python 语言之父认为 996 是不人道的”. Solidot (bằng tiếng Trung). 31 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019.
- ^ “Alibaba's Founder Jack Ma Says 996 Work Schedule Is a Blessing for Employees”. PingWest (bằng tiếng Anh). 12 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2019.
- ^ Rita Liao (12 tháng 4 năm 2019). “China's startup ecosystem is hitting back at demanding working hours”. TechCrunch (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2019.