Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng

Một Giáo Phận Công Giáo Rôma thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội ở Miền Bắc Việt Nam

Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng (tiếng Latin: Dioecesis Langsonensis et Caobangensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận rộng 17.815 km², tương ứng với các tỉnh Lạng Sơn (trừ huyện Hữu Lũng), Cao Bằng và một phần tỉnh Hà Giang bên tả ngạn sông Lô. Tính đến năm 2019, giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng có 6.277 giáo dân (chiếm 0,35% dân số), 18 linh mục và 24 giáo xứ trong tổng số dân trên địa bàn là 1.769.385 người. Đây là giáo phận có số giáo dân ít nhất tại Việt Nam [1].

Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng
Dioecesis Langsonensis et Caobangensis
Vị trí
Địa giớiLạng Sơn, Cao Bằng và một phần Hà Giang
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
Thống kê
Dân số
- Giáo dân

6.420 (2021)
Giáo hạt3
Giáo xứ14 (2021)
Thông tin
Thành lập31 tháng 12 năm 1913
Nhà thờ chính tòaNhà thờ chính tòa Lạng Sơn và Cao Bằng
Linh mục đoàn35 (2021)
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngGiáo hoàng Phanxicô
Trưởng giáo tỉnh Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Giuse Châu Ngọc Tri
Tổng Đại diệnGiuse Trần Đức Hạnh
Nguyên giám mục Giuse Đặng Đức Ngân
Giuse Ngô Quang Kiệt
Bản đồ
Trang mạng
https://giaophanlangson.net/

Từ năm 2016, Giám mục giáo phận là Giuse Châu Ngọc Tri.

Lịch sử

sửa

Cho đến nửa cuối thế kỷ 19, vùng Lạng SơnCao Bằng vẫn còn là những vùng núi hoang sơ biên viễn, là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số hầu như không liên lạc với bên ngoài. Những tín đồ Công giáo đầu tiên của vùng này có lẽ là những người bị đi đày theo các chỉ dụ cấm đạo. Những ghi nhận đầu tiên ghi chép một tín đồ là ông phó Nhậm (phó lý trưởng), con của Thánh tử đạo Antôn Nguyễn Đích bị đày lên Cao Bằng và một đại chủng sinh tên Trần Triêm (về sau được biết với tên gọi cụ sáu Trần Lục, hay linh mục Phêrô Trần Lục, người đã cho xây dựng nhà thờ đá Phát Diệm) bị đày lên Lạng Sơn vào năm 1858 thời Tự Đức. Cho đến năm 1876, tại Cao Bằng có chừng 300 tín đồ, phần lớn là những người bị triều đình Huế phát vãng lên đây.

Ngày 13 tháng 6 năm 1881, một đoàn giáo sĩ gồm 2 linh mục và 3 thầy giảng do linh mục Fuentes (tên Việt: Phê), một thừa sai Đa Minh người Tây Ban Nha dẫn đầu, đã đến vùng này. Đoàn đã để lại một thầy giảng ở Cao Bằng và một linh mục ở Lạng Sơn.

Sau khi chiếm được quyền kiểm soát ở Bắc Kỳ, quân Pháp đã cho thiết lập nhiều đồn bót trên tuyến biên giới Việt-Trung. Để đáp ứng các nhu cầu tôn giáo, tháng 3 năm 1895, tòa Giám mục Bắc Ninh đã cử một linh mục lên Lạng Sơn làm tuyên úy và lập một nhà nguyện tại khu Văn Miếu, Cửa Nam, thị xã Lạng Sơn. Tại đây đã có chừng 50 giáo dân miền xuôi lên lập nghiệp.

Đầu thế kỷ 20, dưới áp lực của chính quyền thực dân Pháp, các giáo sĩ người Tây Ban Nha phải rời khỏi Việt Nam, để lại việc truyền giáo cho các đồng nghiệp người Pháp. Những cơ sở Công giáo đầu tiên được thành lập ở Bản Quấn, dưới chân núi Mẫu Sơn, tại Vườn Cam, thị xã Cao Bằng và Cao Bình, gần sông Bằng Giang.

Ngày 31 tháng 12 năm 1913, Tòa Thánh Roma ra sắc lệnh thành lập Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn, gồm hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và một phần đất tỉnh Hà Giang (phía Đông sông Lô). Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn được đặt dưới quyền coi sóc của Tỉnh Dòng Đa Minh Lyon. Bấy giờ, cả vùng Lạng Sơn–Cao Bằng có 12.000 người Kinh, 6.000 người Hoa, 270.000 người TàyNùng, 15.000 người Mông và người Dao. Tổng số khoảng 300.000 người.

Các Phủ doãn Tông tòa thời kỳ này gồm:

  • Đức ông Bertrand Cothonay Chiểu, O.P. (1913-1939).
  • Đức ông Marie Dominique Maillet Bính, O.P. (1925-1929).
  • Đức ông Félix Maurice Hedde Minh, O.P. (1929-1939).

Ngày 11 tháng 7 năm 1939, Hạt Phũ doãn Tông tòa được nâng lên thành Hạt Đại diện Tông tòa. Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Đức ông Hedde Minh được Khâm Sứ Tòa Thánh Drapier làm lễ tấn phong Giám mục. Ông được bổ nhiệm làm Đại diện Tông tòa Lạng Sơn. Ngày 6 tháng 7 năm 1948, Tòa Khâm sứ Huế thông báo tấn phong linh mục André Réginal Jacques Mỹ làm Giám mục Hiệu tòa Cerasa (Sades) và cử ông làm Phó Đại diện Tông tòa với quyền kế vị.

Do hoàn cảnh chiến tranh, đến năm 1958, hầu hết các giáo sĩ nước ngoài đều phải rời miền Bắc Việt Nam. Vùng Cao Bằng Lạng Sơn chỉ còn lại Giám mục Hedde Minh và 4 linh mục người Việt. Linh mục Vincent Phạm Văn Dụ được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng quản giáo phận sau đó phong ông là Giám mục hiệu tòa Boseta. Sau khi Giám mục Hedde Minh qua đời, ông là giáo sĩ cao cấp nhất coi sóc địa phận. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng chính thức được thành lập và Giám mục Phạm Văn Dụ trở thành Giám mục chính tòa Lạng Sơn.

Danh sách các giáo xứ

sửa

Địa giới giáo phận: phía bắc giáp Tổng giáo phận Nam Ninh (Trung Quốc), phía nam giáp giáo phận Bắc Ninh, phía đông nam giáp giáo phận Hải Phòng, phía tây giáp giáo phận Hưng Hóa, phía tây bắc giáp Tổng giáo phận Côn Minh (Trung Quốc).

Giáo hạt Lạng Sơn

sửa

Giáo hạt Lạng Sơn gồm 13 giáo xứ nằm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Mỹ Sơn - 93 Mỹ Sơn, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
  2. Giáo xứ Bản Lìm - Thôn Bản Lìm, xã Gia Cát, huyện Gia Lộc, tỉnh Lạng Sơn
  3. Giáo xứ Bản Quấn - Thôn Bản Quấn, xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
  4. Giáo xứ Bình Gia - Thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
  5. Giáo xứ Chính Tòa - 1 Tổ Sơn, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
  6. Giáo xứ Đồng Đăng - Thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
  7. Giáo xứ Đồng Mỏ - Thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
  8. Giáo xứ Lộc Bình - Thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
  9. Giáo xứ Lũng Thuông - Thôn Lũng Thuông, xã Trùng Quán, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
  10. Giáo xứ Na Sầm - Thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
  11. Giáo xứ Ngạn Sơn - Phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
  12. Giáo xứ Thất Khê - Thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
  13. Giáo xứ Vũ Lễ - Ngã Hải - Xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Giáo hạt Cao Bằng

sửa

Giáo hạt Cao Bằng gồm 8 giáo xứ nằm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Bó Tờ - Thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
  2. Giáo xứ Cao Bình - Phố Cao Bình, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
  3. Giáo xứ Nà Cáp - Tổ 1, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
  4. Giáo xứ Quảng Uyên - Thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
  5. Giáo xứ Tà Lùng - Thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
  6. Giáo xứ Thanh Sơn - Tổ 13, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
  7. Giáo xứ Thánh Tâm - Tổ 7, phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
  8. Giáo xứ Tĩnh Túc - Thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Các danh địa giáo phận

sửa

Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục

sửa

Nhà thờ Thánh GiuseLạng Sơn đã được chỉ định làm nhà thờ chính tòa của giáo phận[2].

Thánh địa hành hương

sửa

Các nhà thờ và tu viện lớn

sửa

Các đời giám mục quản nhiệm

sửa
STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn và Cao Bằng
1 † Bertrand Cothonay Chiểu   1913–1924
2 † Marie-Dominique Maillet Bính   1925–1930
3 † Félix-Maurice Hedde Minh   1931–1939
Hạt Đại diện Tông tòa Lạng Sơn và Cao Bằng
Félix-Maurice Hedde Minh   1939–1960
4 † Réginald-André-Paulin-Edmond Jacq Mỹ   1948–1960
  th.5–th.11 /1960
phó
 
5 † Vinh Sơn Phaolô Phạm Văn Dụ   từ th.3 /1960 phụ tá
Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng
Vinh Sơn Phaolô Phạm Văn Dụ   1960–1998
6 † Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng   1998–1999 Hồng y, Giám quản tông tòa
7 Giuse Ngô Quang Kiệt   1999–2005
  2005–2007
Giám mục chính tòa
Giám quản Tông Tòa
8 Giuse Đặng Đức Ngân   2007–2016
9 Giuse Châu Ngọc Tri   2016–nay

Ghi chú:

  •  : Giám mục chính tòa
  •  : Giám mục phó, phụ tá hoặc Đại diện tông tòa
  •  : Giám quản tông tòa
  •  : Phủ doãn tông toà, Giám quản (linh mục)

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa

Liên kết ngoài

sửa