Hưng Tuyên đại viện quân

(Đổi hướng từ Hưng Tuyên Đại Viện Quân)

Hưng Tuyên đại viện quân (tiếng Trung: 興宣大院君; tiếng Hàn Quốc: 흥선대원군, sinh ngày 24 tháng 1 năm 1821 - mất ngày 22 tháng 2 năm 1898) là chính khách và nhiếp chính vương của nhà Triều Tiên.

Hưng Tuyên đại viện quân
Vương phụ Triều Tiên
Nhiếp chính vương nhà Triều Tiên
Giai đoạn16 tháng 1 năm 1864 – 31 tháng 10 năm 1873 (9 năm, 288 ngày
cùng với Thần Trinh Vương hậu)
Tiền nhiệmTriều Tiên Triết Tông
Kế nhiệmMinh Thành hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh(1821-01-24)24 tháng 1 năm 1821
Mất22 tháng 2 năm 1898(1898-02-22) (76 tuổi)
Thê thiếpThuần Mục đại viện phi Mẫn thị
Tên đầy đủ
Lý Thị Ứng (李昰應)
Thụy hiệu
Hưng Tuyên Hiến Ý đại viện vương
興宣獻懿大院王
Triều đạiNhà Triều Tiên
Thân phụNam Diên quân Lý Cầu
Thân mẫuLy Hưng quận phu nhân Mẫn thị
Hưng Tuyên đại viện quân
Hangul
흥선대원군
Hanja
興宣大院君
Romaja quốc ngữHeungseon Daewongun
McCune–ReischauerHŭngsŏn Taewŏn'gun
Hán-ViệtHưng-tuyên đại-viện-quân
Bút danh
Hangul
석파
Hanja
石坡
Romaja quốc ngữSeokpa
McCune–ReischauerSŏkp'a
Hán-ViệtThạch-ba
Tên khai sinh
Hangul
이하응
Hanja
李昰應
Romaja quốc ngữYi Ha-eung
McCune–ReischauerYi Ha-ŭng
Hán-ViệtLý Hạ-ưng
Biểu tự
Hangul
시백
Hanja
時伯
Romaja quốc ngữSibaek
McCune–ReischauerSibaek

Xuất thân

sửa

Hưng Tuyên Đại Viện Quân nguyên danh Lý Hạ Ưng (李昰應), tự Thì Bá (時伯), hiệu Thạch Ba (石坡), bút hiệu Hải Đông cư sĩ (海東居士), sinh vào ngày 24 tháng 1 năm 1821 tại Hán Thành, là con trai thứ tư của Nam Diên quân Lý Cầu (李球), hậu duệ đời thứ 7 của Lân Bình Đại Quân (麟坪大君) - con trai thứ ba của Triều Tiên Nhân Tổ. Gia tộc họ Lý của ông được gọi theo nhánh là Toàn Châu Lý thị (全州李氏; 전주이씨), rất có thế lực ở Toàn Châu.

Thân mẫu của ông là Ly Hưng Quận Phu nhân Mẫn thị (驪興郡夫人閔氏), xuất thân từ gia tộc danh giá Ly Hưng Mẫn thị (驪興閔氏), nguyên quán ở Ly Châu, một gia tộc được tương truyền là hậu duệ của Mẫn Tổn (闵损), đệ tử của Khổng Tử.

Sự nghiệp

sửa

Ông là quan nhiếp chính của nhà Triều Tiên trong giai đoạn (1863 - 1874) với thân phận là cha của Triều Tiên Cao Tông. Đương thời ông ở trong Vân Hiện Cung (雲峴宮).

Danh hiệu Đại Viện Quân (대원군) là danh vị dành cho thân phụ của các Triều Tiên quốc vương mà chưa từng làm Quốc vương, trong lịch sử Hàn Quốc đã có 3 vị Đại viện quân, nhưng vì sự ảnh hưởng quá lớn của Hưng Tuyên đại viện quân mà cụm từ này thường ám chỉ đến ông.

Trong suốt thời kỳ lịch sử cuối cùng của chế độ quân chủ Triều Tiên, Hưng Tuyên đại viện quân được biết đến vì sự ảnh hưởng mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của mình, đàn áp tàn bạo Thiên Chúa giáo cũng như với người phương Tây muốn xâm nhập vào lãnh thổ Triều Tiên.[1]

Gia quyến

sửa

Ảnh hưởng

sửa

Năm 2000, trong quá trình khai thác tư liệu quốc tế để tiến tới sản xuất phim Minh Thành Hoàng hậu, ban chế tác điện ảnh đài KBS đã dựa vào một bức ảnh trắng đen màu hóa trên Internet của Pháp để thiết kế y phục nhân vật Hưng Tuyên Đại Viện Quân thời kỳ nhiếp chính (vai đại viện quân do Yoo Dong-geun đảm nhận), năm 2012 đài MBC cũng phỏng bức ảnh này để sản xuất phim Dr. Jin (vai đại viện quân do Lee Beom-soo đảm nhận). Tuy nhiên, đến năm 2015, Facebooker Sơn Nam Tử đã phát hiện bức ảnh kì thực là chân dung quan đại thần Nguyễn Tuyên của nhà Nguyễn (Việt Nam), dựa theo quy chế phục sức được tường bày trong ấn phẩm Ngàn năm áo mũ của tác giả Trần Quang Đức.[2]

Sự nhầm lẫn này khởi thủy từ năm 1979, khi đức cha Jeong Soon-jae giám mục giáo phận Daegu mua lại bản sao bức ảnh từ linh mục Louis Delande (Pháp).[3] Trong thời gian khá lâu, bản sao này lại được chép thành nhiều bản đem trưng bày tại các triển lãm lịch sử Hàn Quốc, dẫn tới sự cố dây chuyền trên màn ảnh nhỏ.[4]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Conroy, Hilary. The Japanese Seizure of Korea, 1868-1910: A Study of Realism and Idealism in International Relations. Philadelphia: University of Pennsylvania Press, 1960.
  2. ^ Hưng Tuyên Đại Viện Quân hay quan đại thần Nguyễn Tuyên ?
  3. ^ “Phải chăng "ảnh màu Đại Viện Quân" xuất xứ Việt Nam ?”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ Đại Hàn đế quốc quan phục
  • Lee, Moon-Su. Korea Donghak Academy Journal Vol.11 No.-(2002). Heungseundaewongun's Political reformation and its Limitation during Late Chosen Dynasty. p. 1–29. Republic of Korea: Hanguk Donghak Academy, 2002.