Họ Cheo cheo

(Đổi hướng từ Hươu chuột)

Cheo cheo (tiếng Anh: Chevrotain) là các loài động vật có vú móng guốc chẵn nhỏ tạo nên Họ Cheo cheo (tên khoa học Tragulidae), và là các thành viên duy nhất còn sinh tồn của thứ bộ Tragulina. Mười loài còn sinh tồn được đặt trong ba chi,[1] nhưng một số loài chỉ được biết đến qua hóa thạch.[2] Các loài còn tồn tại được tìm thấy trong các khu rừng ở Nam ÁĐông Nam Á, với chỉ một loài duy nhất trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung PhiTây Phi. Chúng sống đơn độc hoặc sống theo cặp, và hầu như chỉ ăn thực vật. Cheo cheo là động vật có vú có móng guốc nhỏ nhất trên thế giới. Các loài cheo cheo châu Á nặng từ 0,7 đến 8,0 kg, trong khi cheo cheo châu Phi lớn đáng kể hơn ở 7 đến 16 kg.[3] Sự sinh tồn của các loài cheo cheo phụ thuộc vào việc duy trì môi trường sinh sống ngày càng bị thu hẹp của chúng, cũng như vào việc ngăn cấm săn bắn và tiêu thụ thịt của chúng.

Họ Cheo cheo
Khoảng thời gian tồn tại: late Eocene–nay
Lỗi biểu thức: Dư toán tử <

Lỗi biểu thức: Dư toán tử <

Tragulus kanchil
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Artiodactyla
Phân bộ: Ruminantia
Phân thứ bộ: Tragulina
Họ: Tragulidae
H. Milne-Edwards, 1864
Chi điển hình
Tragulus
Brisson, 1762
Các chi

Vào tháng 11 năm 2019, các nhà khoa học bảo tồn tuyên bố rằng họ đã chụp được ảnh của những con cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) trong một khu rừng ở Việt Nam lần đầu tiên, kể từ lần nhìn thấy cuối cùng được xác nhận vào năm 1990.[4][5][6]

Sinh học

sửa

Họ này từng phổ biến và thành công từ thế Oligocen (khoảng 34 triệu năm trước) tới thế Miocen (khoảng 5 triệu năm trước), nhưng đã gần như không thay đổi theo thời gian và là một ví dụ về dạng động vật nhai lại nguyên thủy. Cheo cheo có dạ dày bốn ngăn để lên men các thức ăn từ thực vật khó tiêu hóa, nhưng dạ lá sách (túi thứ ba) kém phát triển. Giống như các động vật nhai lại khác, chúng không có các răng cửa trên và chỉ đẻ một con chứ không đẻ con thành bầy như lợn. Công thức bộ răng của cheo cheo là như của một số loài hươu nai nhỏ.

Tuy nhiên, ở các khía cạnh khác thì cheo cheo có các đặc trưng nguyên thủy, gần với động vật không nhai lại trong bộ guốc chẵn là các loài lợn. Chúng không có sừng hay gạc, mà cả hai giới đều có các răng nanh trên và to[7]. Các răng nanh của con đực dễ thấy và sắc nhọn, chĩa thẳng về cả hai bên của hàm dưới. Cheo cheo có các chân ngắn, mảnh dẻ làm cho chúng thiếu sự nhanh nhẹn nhưng hỗ trợ để duy trì một cơ thể nhỏ giúp chúng chạy tốt trong các tán lá rậm rạp tại môi trường sống của chúng. Các đặc trưng giống như lợn khác còn bao gồm sự hiện diện của 4 ngón trên mỗi chân, không có các tuyến xạ tại mặt, các răng tiền hàm với chỏm sắc cũng như hình thức trong hành vi tình dục và giao phối của chúng[8].

Thành viên lớn nhất của họ này là cheo cheo nước ở châu Phi, dài khoảng 80 cm và cân nặng khoảng 10 kg. Nó cũng được coi là giống như lợn nhất và nguyên thủy nhất trong số các loài cheo cheo. Các loài còn lại đều ưa thích các môi trường rừng núi đá. Cheo cheo Nam Dương ở Đông Nam Á là nhỏ nhất trong số các loài móng guốc, với con thuần thục chỉ dài khoảng 45 cm (18 inch) và cân nặng 2 kg (4,4 pao).

Phân loại

sửa

Theo truyền thống, chỉ 4 loài còn sinh tồn được công nhận thuộc họ Tragulidae[9]. Năm 2004, T. nigricansT. versicolor được tách ra khỏi T. napu, còn T. kanchilT. williamsoni cũng tách khỏi T. javanicus[10]. Năm 2005, M. indicaM. kathygre được tách khỏi M. meminna[11]. Với các thay đổi này thì hiện nay họ này được công nhận là chứa 10 loài còn sinh tồn:

Cheo cheo cổ đại

sửa
 
Tranh vẽ về Dorcatherium.

Có 6 chi cheo cheo đã tuyệt chủng[12] gồm:


và có thể bao gồm[16][17]

Họ Hypertragulidae có quan hệ họ hàng rất gần với họ Tragulidae.

Phân loại

sửa

Cheo cheo có tên gọi trong tiếng Anhchevrotain, nguồn gốc từ tiếng Pháp, nghĩa là "con dê nhỏ" hay mouse deer- tức hươu chuột, không nên nhầm với deer mouse tức chuột hươu, Peromyscus. Trong tiếng Telegu nó được gọi là jarini pandi, có nghĩa là con vật vừa là hươu vừa là chuột.

Loại ô tô Kancil do hãng xe Perodua, Malaysia sản xuất từ năm 1993 lấy theo tên gọi loài động vật này trong tiếng Mã Lai, do nó là loại xe ô tô rất nhỏ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ “Lower dentition of Dorcatherium majus (Tragulidae, Mammalia) in the Lower and Middle Siwaliks (Miocene) of Pakistan” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011.
  3. ^ Hyemoschus aquaticus.
  4. ^ “Silver-Backed Chevrotain, with Fangs and Hooves, Photographed In Wild for First Time”.
  5. ^ “Camera-trap evidence that the silver-backed chevrotain Tragulus versicolor remains in the wild in Vietnam”.
  6. ^ “Tiny deer-like animal spotted after 25 years”.
  7. ^ Hyemoschus aquaticus
  8. ^ Dubost G. (1984). Macdonald D. (biên tập). The Encyclopedia of Mammals. New York: Facts on File. tr. 516–517. ISBN 0-87196-871-1.
  9. ^ Nowak R. M. (chủ biên) (1999). Walker's Mammals of the World. Ấn bản lần 6. Nhà in Đại học Johns Hopkins.
  10. ^ Meijaard I., C. P. Groves (2004). A taxonomic revision of the Tragulus mouse-deer. Zoological Journal of the Linnean Society 140: 63-102.
  11. ^ Groves C., và E. Meijaard (2005). Intraspecific variation in Moschiola, the Indian Chevrotain. The Raffles Bulletin of Zoology. Supplement 12: 413-421
  12. ^ Farooq, U., Khan, M.A., Akhtar, M. and Khan, A.M. 2008. Lower dentition of Dorcatherium majus (Tragulidae, Mammalia) in the Lower and Middle Siwaliks (Miocene) of Pakistan. Tur. J. Zool., 32: 91-98. http://journals.tubitak.gov.tr/zoology/issues/zoo-08-32-1/zoo-32-1-14-0612-5.pdf Lưu trữ 2011-09-28 tại Wayback Machine
  13. ^ E. Thenius 1950. Über die Sichtung und Bearbeitung der jungtertiären Säugetierreste aus dem Hausruck und Kobernaußerwald (O.Ö.) in Verh. Geol. B.-A. 51/2, pp 56
  14. ^ Israel M. Sánchez; Victoria Quiralte; Jorge Morales; Martin Pickford (2010). “A new genus of tragulid ruminant from the early Miocene of Kenya” (PDF). Acta Palaeontologica Polonica. 55 (2): 177–187.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ Métais, G., Chaimanee, Y., Jaeger, J.-J. & Ducrocq S. 2001. New remains of primitive ruminants from Thailand: evidence of the early evolution of the Ruminantia in Asia. Zoologica Scripta. 30, 231-248. http://www.thaiscience.info/Article%20for%20ThaiScience/Article/5/Ts-5%20new%20remains%20of%20primitive%20ruminants%20from%20thailand%20evidence%20of%20the%20early%20evolution%20of%20the%20ruminantia%20in%20asia.pdf Lưu trữ 2011-07-22 tại Wayback Machine
  16. ^ Terry A. Vaughan,James M. Ryan,Nicholas J. Czaplewski. Mammalogy (ấn bản thứ 5). Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2012. Đã bỏ qua văn bản “isbn” (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ An Error Occurred Setting Your User Cookie
  18. ^ Paleobiology Database: Krabitherium[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

sửa