Hương Lâm Trừng Viễn

Hương Lâm Trừng Viễn (zh. 香林澄遠 xiānglín chéngyuǎn, ja. kyōrin chōon, năm 908 ౼ ngày 13 tháng 2 năm 987) là Thiền Sư Trung Quốc cuối đời Hậu Đường và đầu đời Tống, thuộc tông Vân Môn. Bên cạnh Thiền Sư Động Sơn Thủ Sơ, Sư được coi là pháp tử nổi danh nhất của Thiền Sư Vân Môn Văn Yển. Pháp hệ của tông Vân Môn phần lớn đều do các thế hệ đệ tử của Sư kế thừa. Đệ tử nối pháp của Sư có Thiền Sư Trí Môn Quang Tộ.[1][2]

Thiền sư
Hương Lâm Trừng Viễn
香林澄遠
Tên khai sinhhọ Thượng Quan
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiVân Môn tông
Sư phụVân Môn Văn Yển
Đệ tửTrí Môn Quang Tộ
Thụ giớiCụ túc
924
ChùaChùa Hương Lâm
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhhọ Thượng Quan
Ngày sinh908
Nơi sinhTuyến Trúc, Hán Châu, Tứ Xuyên
Mất13 tháng 2 năm thứ 4 niên hiệu Ung Hy (987)
Giới tínhnam
Quốc giaTrung Quốc
Quốc tịchnhà Tống
icon Cổng thông tin Phật giáo

Cơ duyên và hành trạng

sửa

Sư họ là Thượng Quan, quê ở Tuyến Trúc, Hán Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Lúc còn nhỏ, Sư xuất gia ở Thành Đô. Đến năm 16 tuổi, Sư thọ giới Cụ túc.[1][3]

Trong bốn năm đầu sau khi thọ đại giới, Sư đi vân du tham học khắp nơi. Cuối cùng Sư đến học nơi pháp hội của Vân Môn và làm thị giả ở đây. Vân Môn mỗi khi tiếp Sư đều gọi: "Thị giả Viễn!" Sư đáp: "Dạ." Vân Môn hỏi: "Ấy là gì?" Đó là pháp duy nhất Sư học tại Vân Môn. Sau 18 năm như vậy, Sư tỉnh ngộ.[1][4]

Sư từ giã Vân Môn định đi nơi khác, Vân Môn bảo: "Sao chẳng nói một câu hướng thượng?" Sư suy nghĩ. Vân Môn bắt ở thêm ba năm.[4]

Sau khi triệt ngộ, Sư đến trụ trì tại chùa Hương Lâm ở núi Thanh Thành (zh. 青城山), Ích Châu, tỉnh Tứ Xuyên và suốt 40 năm liền luôn chuyên tâm truyền bá Vân Môn tông, hướng dẫn học giả tu tập Thiền đạo. Người học đến đây tu tập rất đông.[3]

Có vị tăng hỏi Sư: "Thế nào là ý Tổ Sư từ Tây sang?" Sư đáp: "Ngồi lâu sinh nhọc."[4]

Vào ngày 13 tháng 2 năm thứ 4 (987) niên hiệu Ung Hy (zh. 雍熙) , Sư bảo chúng: "Lão tăng 40 năm mới dồi thành một khối" Nói xong, Sư ngồi kết già thị tịch, thọ 80 tuổi.[3][4]

Nguồn tham khảo và chú thích

sửa
  1. ^ a b c “香林澄远”. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ Chi tiết về pháp hệ của tông Vân Môn: Vân Môn tông#Truyền thừa
  3. ^ a b c “Tự điển - Hương Lâm Trừng Viễn”. phatgiao.org.vn. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.
  4. ^ a b c d “Tự điển - Hương Lâm Trừng Viễn”. phatgiao.org.vn. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.