Hóa Thượng

thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ

Hóa Thượngthị trấn huyện lỵ của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Hóa Thượng
Thị trấn
Thị trấn Hóa Thượng
Một con đường ở thị trấn Hóa Thượng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
HuyệnĐồng Hỷ
Trụ sở UBNDĐường Lê Quý Đôn, xóm Vải
Thành lập10/4/2023[1]
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2021[2]
Địa lý
Tọa độ: 21°38′59″B 105°50′5″Đ / 21,64972°B 105,83472°Đ / 21.64972; 105.83472
MapBản đồ thị trấn Hóa Thượng
Hóa Thượng trên bản đồ Việt Nam
Hóa Thượng
Hóa Thượng
Vị trí thị trấn Hóa Thượng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích13,38 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng13.871 người[1]
Mật độ1.037 người/km²
Khác
Mã hành chính05692[3]
Mã bưu chính24206
Websitehoathuong.donghy.thainguyen.gov.vn

Địa lý

sửa

Thị trấn Hóa Thượng nằm ở phía tây huyện Đồng Hỷ, có vị trí địa lý:

Thị trấn có diện tích 13,38 km², dân số năm 2022 là 13.871 người,[1] mật độ dân số đạt 1.037 người/km².

Trụ sở Quân khu 1 đóng trên địa bàn thị trấn.[4][5][6]

Thị trấn có các tuyến quốc lộ như: quốc lộ 1B cũ và mới, quốc lộ 17 cùng với tuyến tỉnh lộ 273 (nối trung tâm thị trấn Hóa Thượng với xã Hòa Bình) chạy trên địa bàn. Hóa Thượng cũng giáp với sông Cầu ở phần ranh giới tây bắc.

Đất đai trên địa bàn thị trấn gồm có đất phù sa không được bồi, đất phù sa ngòi suối, đất đỏ vàng, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng nhạt trên đá cát. Địa hình nói chung khá bằng phẳng mặc dù cũng có một vài ngọn núi, trong đó lớn nhất là núi nằm ven quốc lộ 1B mới.

Ngoài dòng chính của sông Cầu, một phụ lưu của sông Cầu là sông Linh Nham cũng chảy qua địa bàn thị trấn Hóa Thượng.

Lịch sử

sửa

Sau năm 1945, Hóa Thượng là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ.

Năm 1958, một phần diện tích và dân số của xã Hóa Thượng được tách ra để thành lập thị trấn Núi Voi và tiểu khu Chiến Thắng trực thuộc thị xã Thái Nguyên.

Ngày 18 tháng 8 năm 2017, thị trấn Chùa Hang, huyện lỵ cũ của huyện Đồng Hỷ được sáp nhập vào thành phố Thái Nguyên. Huyện lỵ huyện Đồng Hỷ dời về xã Hóa Thượng như hiện nay.

Đến năm 2019, xã Hóa Thượng được chia thành 17 xóm: Văn Hữu, Luông, Vải, Sơn Thái, Tướng Quân, Việt Cường, Sông Cầu 2, Sông Cầu 3, Sơn Cầu, Đồng Thái, Đồng Thịnh, An Thái, Tam Thái, Tân Thái, Ấp Thái, Hưng Thái, Gò Cao.

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xóm Sông Cầu 2 vào xóm Tướng Quân, sáp nhập xóm Sông Cầu 3 vào xóm Việt Cường, sáp nhập hai xóm Sơn Cầu và Sơn Thái thành xóm Sơn Quang.[7]

Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 729/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023).[1] Theo đó, thành lập thị trấn Hóa Thượng trên cơ sở toàn bộ 13,38 km² diện tích tự nhiên và 13.871 người của xã Hóa Thượng.

Hành chính

sửa

Thị trấn Hóa Thượng được chia thành 14 tổ dân phố: An Thái, Ấp Thái, Đồng Thái, Đồng Thịnh, Gò Cao, Hưng Thái, Luông, Sơn Quang, Tam Thái, Tân Thái, Tướng Quân, Vải, Văn Hữu, Việt Cường.[7]

Kinh tế - xã hội

sửa

Kinh tế

sửa

Thị trấn Hóa Thượng có nền kinh tế phát triển hơn so với các xã/thị trấn khác ở huyện Đồng Hỷ, thị trấn nằm gần mỏ đá Núi Voi. Ngoài ra, Bộ Tư lệnh Quân khu 1 và một số công ty, doanh nghiệp khác đóng trên địa bàn của thị trấn Hóa Thượng, làm đà phát triển cho ngành kinh tế của huyện Đồng Hỷ nói chung và thị trấn Hóa Thượng nói riêng.

Giáo dục

sửa

Thị trấn Hóa Thượng có 6 trường học cùng với các điểm trường khác nhau với gần 3.000 học sinh.

Thị trấn Hóa Thượng có 2 trường Tiểu học với gần 1.500 học sinh. Trường Tiểu học số 1 Hóa Thượng nằm ven đường Lê Quý Đôn (Quốc lộ 1B) thuộc phía đông nam của thị trấn, trường Tiểu học số 2 Hóa Thượng nằm tại phía đông bắc và học sinh chủ yếu là tại các xóm phía bắc của thị trấn.

Thị trấn Hóa Thượng có 1 trường Trung học cơ sở với hơn 700 học sinh. Trường trung học cơ sở Hóa Thượng nằm sát với trường Tiểu học số 1 Hóa Thượng.

Thị trấn Hóa Thượng có 3 trường mầm non và các điểm trường mầm non khác nhau với hơn 500 học sinh. Trường Mầm non số 1 Hóa Thượng nằm tại trung tâm của thị trấn, sát đường Lê Quý Đôn. Trường Mầm non số 2 Hóa Thượng nằm tại phía tây nam của thị trấn và nằm ven đường Đại Đoàn Kết, gần với Bộ Tư lệnh Quân khu 1 và phường Chùa Hang. Trường Mầm non số 3 Hóa Thượng nằm tại phía đông bắc của thị trấn, nằm ven đường tỉnh 273.

Xã hội

sửa

Trên địa bàn xóm Luông có 2,7 ha rừng lim xanh tự nhiên, một diện tích rừng quý hiếm ít ỏi còn lại ở Thái Nguyên.[8]

Đặc sản của thị trấn là miến Việt Cường. Miến được làm từ dong riềng tía mua trên những cánh rừng ở tỉnh Bắc Kạn, sợi miến nơi đây thường đậm dà và dai, nấu lên để lâu cũng không nát.

Hóa Thượng có Núi Voi, nằm trên địa bàn. Núi còn có tên là núi Thạch Tượng hay Tượng Lĩnh có địa thế hiểm trở và trông giống hình con voi. Cuối thế kỉ 16, nhà Mạc từng lấy núi làm căn cứ để chiến đấu với quân nhà Lê - Trịnh.

Giao thông

sửa

Trên địa bàn thị trấn Hóa Thượng có 4 tuyến đường chính chạy qua: tuyến quốc lộ 1B mới, tuyến quốc lộ 1B cũ, tuyến quốc lộ 17 và tuyến đường tỉnh 273 chạy qua địa bàn. Dòng sông Cầusông Linh Nham trên địa bàn ít được khai thác tiềm năng về vận chuyển đường thủy.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d “Nghị quyết số 729/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về việc thành lập thị trấn Hóa Thượng thuộc huyện Đồng Hỷ và nhập xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
  2. ^ “Đề án Thành lập thị trấn Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tính Thái Nguyên (Dự thảo)”. Cổng thông tin điện tử huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 6 tháng 10 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Khai mạc kỳ họp thứ 15, HĐND huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2016-2021”. Cổng Thông tin điện tử huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “Kỳ họp thứ 14 HĐND xã Hóa Thượng khóa XIX, nhiệm kỳ 2016-2021”. Cổng Thông tin điện tử huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ “Hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư vào Đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hóa Thượng - Đô thị loại V”. Cổng thông tin điện tử huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. 30 tháng 5 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập 21 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ “Giữ rừng gỗ quý chẳng được hưởng tiền công”. baothainguyen. ngày 19 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.

Xem thêm

sửa