Hòn Hải
Hòn Hải là một đảo đá nhỏ xa bờ thuộc quyền quản lý của huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.[1] Đây là vị trí Điểm A6 của Đường cơ sở trên biển của Việt Nam.[2][3] Hòn Hải là điểm xa nhất của đường viền nội thủy của Việt Nam ở vùng nam Biển Đông.[4][5] Đảo và toàn bộ quần đảo Phú Quý cũng là vị trí chiến lược về mặt quốc phòng của Việt Nam.[6]
Hòn Hải | |
---|---|
Vị trí Hòn Hải là chấm đỏ với khoảng cách thực so với đất liền. Chú ý lỗi bản đồ: Do phần bản đồ quần đảo Trường Sa cắt hẹp lại nên Hòn Hải chồng lên phần bản đồ này | |
Tọa độ | 9°58′25″B 109°05′3″Đ / 9,97361°B 109,08417°Đ |
Mô tả
sửaHòn Hải còn gọi là hòn Khám,[7] hay tên gọi khác là hòn Hài, do hình dáng giống chiếc hài.[8] Trên hải đồ quốc tế là Poulo Sapate (Sapata, Sepate). Đảo cách đảo Phú Quý 60 km về phía đông nam,[4] cách Hòn Đồ Lớn 21 km về phía đông.[7] Hòn Hải dài khoảng 130 m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 60 m, điểm cao nhất là 113 m so với mực nước biển.[4] Đảo hình thành từ dung nham phun trào của núi lửa hàng triệu năm trước,[8] có địa mạo dốc thẳng đứng cả bốn mặt, phần chân đảo phía tây có một vị trí bằng phẳng rộng khoảng 16 m.[9] Trên đảo không cây cối, không nước ngọt,[4] chỉ có một lớp cỏ phủ xanh bề mặt.[10] Đảo là nơi các loài chim biển trú ngụ[4] và sinh sản, như nhạn, hải âu, bồ nông, mòng biển,...chim tập trung nhiều nhất vào tháng 7.[8] Cách chân đảo 15 m, biển đạt độ sâu 40 m và sâu dần khi ra xa.[11]
Lịch sử
sửaNăm 1999, Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh công binh khảo sát và xây dựng hạ tầng trên đảo Hòn Hải. Việc xây dựng được thực thi bởi Đoàn công tác của công binh, Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển thuộc Quân chủng Hải quân.[4]
Tháng 3 năm 2002, các công trình cơ sở hạ tầng trên đảo được bắt đầu xây dựng.[4] Cuối năm 2004,[4] trạm hải đăng Hòn Hải xây xong và được chuyển giao cho Công ty bảo đảm Hàng hải khu vực III, nay là Tổng công ty bảo đảm an toàn Hàng hải Nam Trung Bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý và vận hành.[8] Tháng 5 năm 2005, việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo hoàn tất.[4] Trên đảo có 2 ngôi mộ gió của 2 người lính đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng.[4]
Năm 2012, trạm tiếp sóng của Viettel được xây dựng, các thiết bị chạy bằng dàn pin năng lượng Mặt trời.[12]
Vào tháng 6 năm 2017, bia đánh dấu chủ quyền Cột mốc A6 được xây dựng.[10]
Hải đăng Hòn Hải
sửaHải đăng Hòn Hải cao 10,4 m từ chân tới đỉnh, nằm trên vị trí cao nhất của đảo, 113 m so với mực nước biển. Ngọn hải đăng này có vai trò giúp tàu thuyền trong khu vực biển rộng lớn của Bình Thuận hoạt động. Nó giúp định hướng và xác định vị trí với tầm nhận diện địa lý là 26,5 hải lý vào ban ngày, và tầm chiếu sáng là 24,5 hải lý vào ban đêm.[8]
Tham khảo
sửa- ^ Nguyễn Dược 2001, tr. 120.
- ^ “Đường cơ sở theo Luật Biển Việt Nam”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. ngày 27 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2023. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Thành Đức Vĩnh (ngày 18 tháng 3 năm 2023). “Biển đảo quê hương: Hòn Hải - Điểm cơ sở A6”. báo Tây Ninh. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ a b c d e f g h i j Mai Thanh Hải (ngày 7 tháng 6 năm 2019). “Hòn Hải - hòn đá khổng lồ giữa biển”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ H. N (ngày 11 tháng 6 năm 2019). “[Vietmaster - Đề xuất Kỷ lục - P.17] Hòn Hải (Bình Thuận): Cột mốc lãnh thổ xa nhất của đường viền nội thủy Việt Nam”. kyluc.vn. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ Trường Châu, Thanh Hiệp (ngày 23 tháng 3 năm 2021). “Phú Quý hậu cứ vững chắc của quần đảo Trường Sa”. Trang thông tin điện tử huyện Phú Quý. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ a b Lâm Quang Hiền 2006, tr. 202.
- ^ a b c d e Hải An (ngày 9 tháng 7 năm 2017). “Kỳ thú Hòn Hải”. báo Đại đoàn kết. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ Đông Hà (ngày 16 tháng 12 năm 2022). “Những ngọn đèn biển chủ quyền trên Biển Đông - Kỳ 4: Khảo sát đảo Hòn Hải hiểm trở”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ a b Thanh Trà (ngày 5 tháng 9 năm 2022). “Cột mốc chủ quyền giữa biển khơi”. báo Bình Phước. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ Đông Hà (ngày 17 tháng 12 năm 2022). “Xây hải đăng Hòn Hải - cuộc thử thách đặc biệt”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ Mai Thanh Hải (ngày 4 tháng 1 năm 2016). “Sống trên đảo đá khổng lồ ở Biển Đông”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
Sách
sửa- Lâm Quang Hiền (2006). Địa chí Bình Thuận. Sở văn hóa thông tin Bình Thuận. OCLC 951206923.
- Nguyễn Dược (2001). Sổ tay địa danh Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục. OCLC 50067050.
Đọc thêm
sửaĐịa chất Hòn Hải:
- Nguyễn Thế Tiệp (2011). Đặc điểm địa chất và tiềm năng khoáng sản vùng nước sâu biển Đông. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ. tr. 140-141. OCLC 867768906.
- Viện hải dương học Nha Trang (2001). “Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị khoa học "Biển Đông-2000"”. Nhà xuất bản Nông nghiệp: 346. OCLC 54516760. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)
Liên kết ngoài
sửa- Nguyễn Dũng (ngày 8 tháng 10 năm 2018). “Khám phá đảo Hòn Hải - kỳ quan giữa Biển Đông”. VOV. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- Đông Hà (ngày 9 tháng 3 năm 2019). “Mắt biển ở Hòn Hải”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- Nguyễn Sỹ Đức (ngày 2 tháng 7 năm 2017). “Mùa chim làm tổ trên hòn đảo hình chiếc hài ở Bình Thuận”. Vnexpress. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- Trịnh Văn Dũng (ngày 12 tháng 9 năm 2013). “Những người "khai sơn phá thạch" đảo Hòn Hải”. Tuần báo Sự kiện và nhân chứng, báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.