Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa

công chúa nhà Thanh, con gái Khang Hi

Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa (chữ Hán: 和硕温恪公主, 1687 - 1709), Công chúa nhà Thanh, là Hoàng nữ thứ 13 của Khang Hi Đế, xếp thứ tự là Bát Công chúa.

Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa
和硕温恪公主
Công chúa nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh1687
Mất1709
Phối ngẫuĐỗ Lăng Quận vương Thương Tân
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụThanh Thánh Tổ Khang Hi Đế
Thân mẫuKính Mẫn Hoàng quý phi

Cuộc sống

sửa

Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa sinh vào giờ Sửu ngày 27 tháng 11 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 26 (1687), sinh mẫu là Thứ phi Chương Giai thị - tức Kính Mẫn Hoàng Quý phi. Công chúa là em gái của Di Hiền Thân vương Dận Tường và chị gái của Hòa Thạc Đôn Khác Công chúa.[1]

Năm Khang Hi thứ 38 (1699), ngày 25 tháng 7, Kính Mẫn Hoàng Quý phi mất, Bát Công chúa do Dực Khôn cung Nghi phi Quách Lạc La thị dưỡng dục đến khi xuất giá. Bởi vì Cố Luân Khác Tĩnh Công chúa được Nghi phi nuôi dưỡng thay em gái đã xuất giá gả cho Đa La Quận vương Đôn Đa Bố Đa Nhĩ Tể vài năm trước.

Năm Khang Hi thứ 45 (1706), Bát Công chúa được phong Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa, hạ giá lấy Mông Cổ Ông Ngưu Đặc bộ Đỗ Lăng Quận vương Thương Tân (仓津) thuộc Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị. Vì vậy mà Bát Công chúa cũng được xưng là Ông Ngưu Đặc Công chúa. Thương Tân sơ danh là Ban Đệ (班第), là cháu nội của Quận chúa Ái Tân Giác La thị, con gái thứ tư của Anh Thân vương A Tế Cách.[2]

Tháng 7, Công chúa xuất giá, Khang Hi Đế đích thân tống thân. Ông Ngưu Đặc chư Thai Cát cùng dân chúng Mông Cổ xếp hàng quỳ xuống tấu:

Khang Hi Đế ngày đó quyết định trú lại dịch trạm cùng Ôn Khác Công chúa.

Qua đời

sửa

Năm Khang Hi thứ 48 (1709), ngày 21 tháng 6, Công chúa đã hạ sinh một cặp sinh đôi con gái. Công chúa quá mức hư nhược, thậm chí đã bất tỉnh [3]. Lúc đó, Thái y đã cho cho Công chúa phục dùng canh nhân sâm cùng đồng tiện, nhưng Công chúa không thể nuốt xuống. Công chúa mất lúc mới gần 23 tuổi. Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa là trường hợp Công chúa mất vì khó sinh duy nhất được ghi chép lại của Thanh triều.

Thượng tấu chiết của Dận Chỉ ngày 22 tháng 6 năm Khang Hi thứ 48 (1709):

Thẳng đến ngày 6 tháng 7, Khang Hi Đế nói với Dận Chỉ "Sự tình của Công chúa không cần lại che giấu", tin tức đã được che giấu hơn nửa tháng.

Tế văn

sửa
  • Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa tế văn
  • Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa linh tống vãng khẩu ngoại tế văn
  • Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa bi văn
  • Khoáng chí văn

Ông Ngưu Đặc bộ Đa La Đỗ Lăng Quận vương Thương Tân sở thượng Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa khoáng chí văn:

Mộ địa

sửa

Vì quan hệ "Mãn-Mông một nhà", rất nhiều Công chúa Hoàng nữ đều phải viễn giá Mạc Bắc. Hiện tượng này từ khi mới thành lập nhà Thanh đã xuất hiện rất phổ biến. Nhìn một chút về quy túc của các Công chúa nhà Thanh, có thể thấy được từ triều Khang Hi trở về trước, đại đa số đều kiến lăng ở Mạc Bắc, như là Thục Tuệ Trưởng Công chúa, Ôn Khác Công chúa, Đoan Tĩnh Công chúa, Vinh Hiến Công chúa. Nhưng là, theo Mãn tộc Mông Cổ tộc tông tộc chậm rãi Hán hoá, không chỉ Công chúa nhà Thanh mà ngay cả Ngoại phiên Mông Cổ Vương công quý tộc, phần lớn đều lưu luyến Bắc Kinh náo nhiệt, không hề trở về bắc địa cư trú, mà ở tại Bắc Kinh kiến phủ doanh mộ. Đại khái đến triều Càn Long, có thể thấy rất nhiều viêm tẩm của Ngạch phò, Công chúa ở ngoại ô Kinh Thành. Thẳng đến thời Dân Quốc, một số Mông Cổ Vương công không thể tiếp tục sống ở Kinh thành được nữa, mới trở lại thảo nguyên Mạc Bắc của tổ tiên, trở lại cuộc sống tiêu dao tự tại. Không may, vô luận là ở Mạc Bắc hay Kinh thành, viên tẩm của các đời Công chúa nhà Thanh hầu như đều không còn nguyên vẹn, chỉ có thể tìm được một ít vết tích sót lại.

Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa rất được Khang Hi Đế sủng ái, sau khi mất được đích thân Khang Hi Đế triện khắc bi văn. Mộ của Công chúa nằm ở phía bắc Xích Phong của Ông Ngưu Đặc bộ, ban đầu là Phủ Công chúa, sau khi Công chúa mất thì sửa lại thành viên tẩm. Từ phía nam đến phía bắc, lăng Ôn Khác Công chúa theo thứ tự xây dựng những cây cầu bằng đá cẩm thạch và đá xanh, đình dựng bia, hoa biểu được chạm trỗ hoa văn ý nghĩa tốt lành, cùng với gian giữa và hưởng điện, dưới mặt đất là một cung điện hình vòm. Thạch bi được khắc đồ án Tuyên long hí châu và 4 chữ "Trinh tiết lưu phương", phía dưới dùng Mãn, Mông, Hán ba loại văn tự thuật lại cuộc đời của Công chúa. Tiền điện đường bày biện những vật dụng Công chúa dùng lúc sinh thời như long sàng, bình phong, cũng như các đồ vật trong Nghi trượng như cờ, la, ô, quạt và kiệu. Trong điện treo bức "Thục thận nhĩ nghi", ban đầu chính là tấm biển ở Phủ Công chúa do chính tay Khang Hi Đế ngự đề. Lúc ấy, Phủ Công chúa còn có một cặp câu đối Hán văn:

Ngạch phò

sửa

Cuộc sống

sửa

Tổ mẫu của Đa La Đỗ Lăng Quận vương Thương Tân là con gái thứ tư của Anh Thân vương A Tế Cách. Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị sinh hoạt tại Tùng Sơn thuộc thành phố Xích Phong, Mông Cổ. Thời kỳ Hoàng Thái Cực nhập quan, với tư cách là Mạc Nam Mông Cổ đã đưa đến rất nhiều trợ lực cho quân Thanh, đặc biệt là trên mặt quân sự. Sau vì trấn an biên cương, Thanh triều áp dụng chính sách dụ dỗ, tại trường thành phái Bắc thiết lập hơn 40 nhà Phiên vương kiềm chế lẫn nhau, bảo vệ quốc gia yên ổn.

Trong hơn 40 nhà Phiên Vương, Ông Ngưu Đặc bộ hữu dực kỳ có thực lực tương đối mạnh, có phần nhận ân sủng. Năm Khang Hy thứ 45 (1706), gả Hòa Thạc Ôn Khác Công Chúa cho Mông Cổ Ông Ngưu Đặc bộ Đỗ Lăng Quận vương Thương Tân. Năm thứ 48 (1709), vì khó sinh một cặp song sinh nữ mà Công chúa hoăng thệ khi gần 23 tuổi.

Năm Khang Hi thứ 55 (1716), sau khi Ôn Khác Công Chúa qua đời được 7 năm, tháng 9, Ngạch phò tục huyền với Quận chúa Ái Tân Giác La thị - con gái thứ sáu của Dụ Hiến Thân vương Phúc Toàn.

Năm Ung Chính thứ 5 (1727), Thương Tân bị tước đi tư cách Quận vương, Ngạch phò. Năm thứ 10 (1732), Thương Tân mất.

Trong lịch sử Thanh triều có 2 vị Ngạch phò đã từng đổi tên. Một vị là Thương Tân, một vị khác là Ân Sùng, Ngạch phò của Thọ Tang Hòa Thạc Công chúa. Ân Sùng sơ danh là Tư Thuần (思醇), ông sở dĩ phải cải danh vì kỵ huý tên của Hoàng đế sau khi Đồng Trị Đế Tải Thuần lên lên ngôi. Mà nguyên nhân Thương Tân cải danh có lẽ phần lớn là ân sủng của Khang Hi Đế. Trong các triều đại phong kiến, đặc biệt là nhà Thanh, được Hoàng đế ban tên là một việc vô cùng trọng đại đối với thần tử, đại biểu cho ban ân lớn lao cùng với vinh sủng của Hoàng đế. Lấy một ví dụ mà nói, trong triều Càn Long, Càn Long Đế đã ban tên "Phúc Khang An" cho con trai thứ ba của Phó Hằng, cũng bởi vì Hoàng Đế ban tên cho mà 2 người anh của Phúc Khang An đều đều đổi từ chữ "Phó" sang chữ "Phúc".

Ông Ngưu Đặc bộ

sửa

Ông Ngưu Đặc bộ là một bộ lạc Mông Cổ, cách Kinh sư 760 dặm, thuộc về liên minh Chiêu Ô Đạt. Lúc đó, trong 6 liên minh của Mạc Nam Mông Cổ (liên minh Triết Lý Mộc, Chiêu Ô Đạt, Trát Tát Đồ, Tích Lâm Quách Lặc, Ố Lan Sát Bố, Y Khắc Chiêu), ngoại trừ liên minh Triết Lý Mộc, Chiêu Ô Đạt là liên minh có mối quan hệ thân cận nhất với triều đình nhà Thanh, từ việc hạ giá của Công chúa có thể thấy rõ ràng. Chiêu Ô Đạt các bộ trong thời kì thống trị của nhà Thanh đã cưới tổng cộng 8 vị Công chúa, phân biệt là: Cáp Đạt Công chúa Mãng Cổ Tế, Cố Luân Ngao Hán Công chúa, Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa, Cố Luân Đoan Hiến Trưởng Công chúa, Cố Luân Vinh Hiến Công chúa, Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa, Hòa Thạc Hòa Uyển Công chúa, Cố Luân Thọ An Công chúa.

Trước khi Ôn Khác Công chúa gả đến Ông Ngưu Đặc bộ, trong Chiêu Ô Đạt minh, chủ yếu là ba bộ lạc Ba Lâm, Ngao Hán, Trát Lỗ Đặc trước sau liên hôn với Hoàng gia, có bộ lạc thậm chí cưới 2 vị Công chúa. Có lẽ vì duyên cớ này, Khang Hi Đế cố ý cân bằng quan hệ giữa các bộ trong Chiêu Ô Đạt minh, mới quyết định gả Ôn Khác Công chúa đến Ông Ngưu Đặc bộ.

Chú thích

sửa
  1. ^ 《 清皇室四谱 》 (唐邦治辑) 上海聚珍仿宋印书局, 1923 年: 皇十三女和硕温恪公主, 康熙二十六年丁卯十一月二十七日丑时生, 庶妃章佳氏即敬敏皇贵妃出, 为怡贤亲王允祥同母妹, 四十五年丙戌年二十, 七月封今位号, 下嫁博尔济锦氏翁牛特杜棱郡王仓津, 四十八年己丑六月卒, 年二十三.
  2. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 166, Công chúa biểu”. 【 圣祖第十三女 】 庶妃即敬敏皇贵妃章佳氏生, 和硕温恪公主. 康熙二十六年十一月生, 四十八年六月薨, 年二十三. 康熙四十五年七月, 下嫁仓津. 仓津, 初名班第, 博尔济吉特氏, 袭翁牛特部杜凌郡王. 尚主. 雍正五年, 坐事夺爵.
  3. ^ 宮廷檔案有載:窃本月二十一日夜亥时,八公主产下双胞胎,因甚虚弱,不省人事......大人霍桂芳、戴君选请得八公主产下双胎,六脉全无,牙关紧急,四肢逆冷。随用人参汤及童便,不能下咽,即时暴脱。谨此启闻。